Tính chất hóa học nào sau đây là của phi kim

Câu trả lời đúng nhất: Phi kimlà nhữngnguyên tố hóa họcdễ nhậnelectron; ngoại trừhydro, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn. Hầu hết các phi kim không dẫn điện; một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ nhưcarbon:graphitcó thể dẫn điện,kim cươngthì không. Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử. Phi kim có những tính chất hóa học như: Tác dụng với kim loại, tác dụng với hidro, tác dụng với oxi.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn các tính chất hóa học của phi kim trong bài viết dưới đây!

1. Phi kim trong hóa học là gì?

Phi kim được hiểu là những nguyên tố hóa học nhận e. Chúng sẽ nằm ở phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học. Khi tham gia vào phản ứng hóa học, phim kim sẽ có xu hướng nhận electron nên thường mang điện tích âm. Ngược lại kim loại sẽ bị mất electron nên mang điện tích dương.

Phi kim bao gồm:

Cácloạikhí hiếm: He, Ne, Ar, Rn,…

Cáchalogen: Cl, F, Br, I, At

Các phi kim còn lại:O, S, N, P, Se…

Một số á kim như:Si, Bo…

>>> Xem thêm: Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? Nêu sự biến đổi

2. Tính chất vật lý của phi kim

Trạng thái tồn tại:Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: Rắn (photpho, cacbon, lưu huỳnh…), lỏng (brom) và khí (hidro, oxi, nito…).

Khả năng dẫn điện:Phần lớn các nguyên tố của phi kim không dẫn điện.

Khả năng dẫn nhiệt:Hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn nhiệt.

Nhiệt độ nóng chảy:Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Tính độc:Một số phi kim như như brom, clo… là chất độc hại.

Dạng tồn tại của phi kim lưu huỳnh

>>> Xem thêm: Cacbon là phi kim hay kim loại?

3. Phi kim có những tính chất hóa học nào

Phi kim có 3 tính chất hóa học:

- Tác dụng với kim loại

- Tác dụng với hidro

- Tác dụng với oxi

a. Tác dụng với kim loại

Nhiều phi kim có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối.

Phi kim + Kim loại → Muối

Phương trình hóa học:

2Na + Cl2 → 2NaCl

Fe + S → FeS

2Al + 3Br2→2AlBr3

6Li + N2→ 2Li3N

Riêng oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ.

O2+ Kim loại → Oxit bazơ

4Na + O2 2Na2O

2Pb + O2 2PbO

b. Tác dụng với hidro

Oxi tác dụng với hiđro

+ Khí oxi tác dụng với hiđro tạo thành hơi nước:

- Clo tác dụng với hiđro

+ Hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của khí clo biến mất. Giấy quỳ tím hóa đỏ.

+ Khí clo đã phản ứng mạnh với hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.

- Ngoài ra, nhiều phi kim khác như C, S, Br2,... tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí.

=>Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.

c. Tác dụng với oxi

Một số phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

S + O2 → SO2

C + O2→ CO2

4P+ 5O2→ 2P2O5

4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim

Mức độ hoạt động hóa học của phi kim thường được xét dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất vì có độ âm điện cao nhất: 3,98).

Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn

5. Một số bài tập về phi kim

Bài 1:Đốt C trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A1. Cho A1tác dụng với CuO nung nóng thu được khí A2và hỗn hợp A3. Cho A2tác dụng với dung dịch Ca(OH)2thì thu được kết tủa A4và dung dịch A5. Cho A5tác dụng với Ca(OH)2lại thu được A4. Nung A4ta lại thu được A2. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5là chất gì?

A.A1là CO, CO2; A2là CO2; A3là Cu, CuO dư; A4là CaCO3; A5là Ca(HCO3)2.

B.A1là CO, CO2; A2là CO; A3là Cu, CuO dư; A4là CaCO3; A5là Ca(HCO3)2.

C.A1là CO, CO2; A2là CO2; A3là Cu, CuO dư; A4là Ca(HCO3)2; A5là CaCO3.

D.Đáp án khác

Lời giải:

A1là CO, CO2; A2là CO2; A3là Cu, CuO dư; A4là CaCO3; A5là Ca(HCO3)2.

PTPU chứng minh:

C + O2→ CO2

CO + CuO → Cu + CO2

CO2+ Ca(OH)2→ CaCO3+ H2O

CO2+ Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2

⇒ Đáp án đúng là: A

Bài 2:Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất E, F, G.

A.FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3

B.FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3

C.FeCl2, Fe2O3, Fe(OH)3

D.FeCl3, Fe(OH)3, FeO

Lời giải

Rắn C là: Fe, FeO dư.

Rắn C tác dụng với HCl thu được muối FeCl2(dd E)

Cho E tác dụng với NaOH thu được kết tủa Fe(OH)2(F)

Nung F trong không khí được Fe2O3(G).

⇒ đáp án đúng là: A

Bài 3:Xác định A, B, C:

HCl + MnO2→ A↑ + B + C (lỏng)

A + C −a/s→ D + E↑

D + Ca(OH)2→ G + C

F + E −to→ C

F + A → D

A.Cl2, HCl, H2

B.Cl2, MnCl2, H2O

C.Cl2, O2, H2

D.Cl2, MnCl2, H2

Lời giải

HCl + MnO2→ Cl2↑ + MnCl2+ H2O (lỏng)

A B C

Cl2+ H2O −a/s→ + E↑

D + Ca(OH)2→ G + C

F + E −to→ C

F + A → D

Đáp án đúng là: B

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã giáp đáp câu hỏi Phi kim có những tính chất hóa học nào? Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi bổ sung về tính chất hóa học của phi kim giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

07:57:4801/01/2019

Vậy phi kim có những tính chất hoá học đặc trưng nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tính chất hoá học của phi kim, vận dụng các tính chính chất hoá học này để giải một số bài tập điển hình về phi kim qua bài viết này.

* Tính chất hóa học của phi kim:

  • Tác dụng với kim loại
  • Tác dụng với Hyđro
  • Tác dụng với Oxi

Dưới đây là chi tiết về tính chất hóa học của Phi kim, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Tính chất hóa học nào sau đây là của phi kim

I. Tính chất hóa học của Phi kim:

1. Tác dụng với kim loại

a) Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối:

 PTPƯ: Phi kim + Kim loại → Muối

 Ví dụ: 2Na  +  Cl2  →  2NaCl

 Fe  +  S FeS

b) Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:

 PTPƯ: Oxi + Kim loại → Oxit

 Ví dụ: 2Cu  +   O2  →  2CuO

 2Mg +  O2 →  2MgO

2. Tác dụng với hyđro

a) Oxi tác dụng khí hyđro tạo thành hơi nước

 PTPƯ: Oxi + H2 → H2O

Ví dụ:  2H2  +  O2   2H2O

b) Clo tác dụng khí hyđro tạo thanh khí hiđro clorua

 Ví dụ:  H2  +  Cl2  → 2HCl

 H2 + Br2 → 2HBr

- Nhiều phi kim khác (C, S, Br2,...) phản ứng với khí hyđro tạo thành hợp chất khí.

3. Tác dụng với oxi

- Nhiều phi kim tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit

 Ví dụ:  S   +   O2  →  SO2

 4P  +  5O2  →  2P2O5

4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim

- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hyđro.

- Flo, Oxi, Clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất). Lưu huỳnh, Photpho, Cacbon, Silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

>> có thể bạn muốn xem:

  • Tính chất hóa học của Kim loại, ví dụ và bài tập

II. Bài tập về tính chất hóa học của Phi kim

Bài tập 5 trang 76 sgk hóa 9: Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:

 Phi kim → oxit axit → oxit axit → axit → muối sunfat tan → muối sunfat không tan.

a) Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.

b) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.

* Lời giải bài tập 5 trang 76 sgk hóa 9:

a) Chất thích hợp là S, ta có sơ đồ sau:

 S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4.

b) Phương trình phản ứng:

 S + O2 

Tính chất hóa học nào sau đây là của phi kim
 SO2

 2SO2 + O2 

Tính chất hóa học nào sau đây là của phi kim
 2SO3

 SO3 + H2O → H2SO4

 H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

 Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Bài tập 6 trang 76 sgk hóa 9: Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

* Lời giải bài tập 6 trang 76 sgk hóa 9:

- Theo bài ra ta có: nFe = 5,6/56 = 0,1 (mol); nS = 1,6/32 = 0,05 (mol);

a) Phương trình phản ứng:

Fe + S → FeS  (1)

- Theo PTPƯ: nFe pư = nS = 0,05 mol ⇒ nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05mol

nFeS = nS = 0,05 mol

- Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑  (2)

  FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑  (3)

b) Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:

⇒ nHCl = 2.nFe + 2.nFeS = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol

⇒ VHCl = n/CM = 0,2/1 = 0,2 lít.

Bài 10 trang 81 sgk hóa 9: Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

* Lời giải bài 10 trang 81 sgk hóa 9:

Theo bài ra, ta có: nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol.

Phương trình phản ứng:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Theo PTPƯ: nNaOH = 2.nCl2 = 2. 0,05 = 0,1 (mol)

 VNaOH = n/CM = 0,1/1 = 0,1 lít

 nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,05 mol.

 CM (NaCl) = CM (NaClO) = 0,05 / 0,1 = 0,5 M.

Bài 11 trang 81 sgk hóa 9: Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

* Lời giải bài 11 trang 81 sgk hóa 9:

Gọi M là khối lượng mol của kim loại (do kim loại hóa trị III nên khi phản ứng với Clo thì tạo thành muối MCl3), ta có PTPƯ sau:

2M    +    3Cl2    →   2MCl3

10,8 g                     53,4 g

Theo PTPƯ: nM = nMCl3 ⇒ 10,8/M = 53,4/(M + 35,5.3)

⇒ M = 27 (g). Vậy M là nhôm (Al)

Bài tập 5 trang 87 sgk hóa 9: Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:

– Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.

– Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

* Lời giải bài tập 5 trang 87 sgk hóa 9:

- Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO, trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì tỉ lệ thể tích cũng bằng tỉ lệ về số mol.

- Phương trình phản ứng đốt cháy khí A:

  2CO  +  O2  →  2CO2.

- Từ PTPƯ ta có: nCO = 2.nO2

⇒ VCO = 2.VO2 = 2.2 = 4 (l). (tỉ lệ mol cũng chính là tỉ lệ thể tích)

- Từ phương trình trên ta nhận thấy: VCO = 4 (l).

⇒ Vậy VCO2 = 16 – 4 = 12 (l).

⇒ % VCO2 = (12/16).100% = 75%;

⇒ %VCO = 100% – 75% = 25%.

Bài tập 5 trang 91 sgk hóa 9: Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

* Lời giải bài tập 5 trang 91 sgk hóa 9:

- Theo bài ra, ta có: nH2SO4 = 980/98 = 10 (mol).

- PTPƯ: 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

- Theo PTPƯ: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10.2 = 20 (mol).

⇒ VCO2 = n.22,4 = 20.22,4 = 448 lít.

Bài 5 trang 103 sgk hoá 9:  a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32g oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4g chất rắn.

b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.

* Lời giải bài 5 trang 103 sgk hoá 9:

a) Gọi công thức của oxit sắt là: FexOy

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 FexOy   +  yCO  →  xFe    +   yCO2     (1)

 1 mol      y mol     x mol      y mol

 0,4/x                   0,4 mol

- Theo bài ra thì: nFe = 22,4/56 = 0,4 (mol).

- Theo PTPƯ: nFexOy = 0,4/x (mol)

⇒ mFexOy = (56x + 16y). 0,4/x = 32 ⇒ x : y = 2 : 3

⇒ CT của oxit sắt có dạng (Fe2O3)n

⇒  Chỉ có n = 1 phù hợp, vậy ta có CTHH oxit sắt là: Fe2O3.

b) Khí sinh ra CO2

- PTPƯ (1) được viết lại như sau:

 Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

 CO2  +  Ca(OH)2  →  CaCO3↓  +  H2O   (2)

 1 mol    1 mol          1 mol         1 mol

- Theo PTPƯ (1): nCO2 = (3/2).nFe = (0,4.3)/2 = 0,6 (mol).

- Theo PTPƯ (2) ⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol).

⇒ mCaCO3 = 0,6.100 = 60 (g).

Bài 6 trang 103 sgk hoá 9: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

* Lời giải bài 6 trang 103 sgk hoá 9: 

- Ta có: nMnO2 = 69,6/87 = 0,8 (mol).

 VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5.4 = 2 (mol).

- Phương trình phản ứng:

 MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.

- Theo PTPƯ: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.

 Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

- Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2 ⇒ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2

- Theo PTPƯ: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 (mol).

⇒ CM(NaCl)= CM(NaClO) = 0,8/0,5 = 1,6 (mol/l).

- Theo PTPƯ: nNaOH pư = 2.nCl2 = 2. 0,8 = 1,6 (mol).

⇒ CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 (mol/l).

Hy vọng với phần hệ thống lại kiến thức về Tính chất hóa học của phi kim, ví dụ và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ, các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để hayhochoi.vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập