Tính đồng nhất của thị trường

Việc lựa chọn chiến lược đáp ứng thị trường cụ thể đòi hỏi phải dựa trên việc phân tích các yếu tố chủ yếu sau:

Khả năng tài chính của công ty:

Các công ty lớn, có khả năng tài chính mạnh thường áp dụng chiến lược marketing toàn bộ hoặc có phân biệt. Ngược lại, các công ty nhỏ và các công ty khả năng tài chính có hạn thì chọn chiến lược tập trung để tránh sự phân tán năng lực vốn đã nhỏ bé.

Mức độ đồng nhất của sản phẩm:

Chiến lược không phân biệt rất phù hợp với những sản phẩm có tính đồng nhất lớn: việc đánh giá sản phẩm dựa vào những đặc tính thường được tiêu chuẩn hoá (ví dụ: nông sản, các vật liệu cơ bản: sắt thép); khi mua và sử dụng hàng hoá, khách hàng thay đổi nguồn cung ứng và nhãn hiệu. Ngược lại, ở những loại hàng hoá người mua dễ dàng nhận thấy sự khác biệt (ví dụ: xe máy, quần áo, khách sạn) công ty áp dụng chiến lược phân biệt hoặc tập trung sẽ phù hợp hơn.

Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm:

Việc dùng chiến lược marketing nào còn phụ thuộc vào sản phẩm công ty kinh doanh tương ứng với giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm. Ví dụ: ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm, để chào bán sản phẩm mới có hiệu quả người ta thường sử dụng chiến lược marketing không phân biệt hay marketing tập trung. Còn khi sản phẩm ở giai đoạn bão hoà, chiến lược marketing có phân biệt sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

Mức độ đồng nhất của thị trường:

Ở thị trường đơn đoạn, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, các thức tiêu dùng sản phẩm là tương đối đồng nhất. Họ thường mua những số lượng hàng như nhau trong cùng một khoảng thời gian và thường có những phản ứng

giống nhau trước cùng một kích thích marketing. Công ty nên áp dụng chiến lược marketing không phân biệt ở thị trường đơn đoạn. Ngược lại ở những thị trường đa đoạn nhu cầu của khách hàng không đồng nhất. Người làm marketing có thể chia thị trường tổng thể thành nhiều nhóm có những đặc tính khác nhau, ảnh hưởng tới cách thức lựa chọn, mua sắm và tiêu dùng hàng hoá của họ (ví dụ: thị trường quần áo, mỹ phẩm, xe máy). Trong trường hợp này công ty nên áp dụng chiến lược marketing có phân biệt.

Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh:

Một chiến lược marketing cụ thể hoá cho phép công ty xác lập được một thế mạnh thị trường. Nhưng không có chiến lược nào bao quát được mọi cơ hội thị trường. Khi lựa chọn cho mình một chiến lược cụ thể, công ty phải xem xét các chiến lược mà đối thủ cạnh tranh sử dụng. Nếu nhận thấy ở thị trường, đối thủ cạnh tranh đã áp dụng chiến lược của họ rất có hiệu quả thì công ty có thể áp dụng theo cách đó, không nên áp dụng các phương thức bị chiến lược của đối thủ cạnh tranh làm triệt tiêu hiệu quả của nó. Chẳng hạn, nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược phân biệt tích cực, thì marketing không phân biệt sẽ không có hiệu quả. Ngược lại, đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược không phân biệt thì lợi thế cạnh tranh mà công ty có thể vươn tới được nếu áp dụng chiến lược phân biệt


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các cách đáp ứng thị trường mà công ty có thể vận dụng
  • ,