Top xu hướng giá sắt thép trong thời gian tới năm 2022

Giá sắt thép xây dựng là điều mà các đại lý, đơn vị thi công các công trình,... đặc biệt quan tâm. Việc theo dõi sát sao giá sắt theo từng thời kỳ là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với từng nhà thầu, và chủ xây dựng.

Bài viết hôm nay của của piron sẽ tổng hợp đưa ra nhận định về dự báo giá thép năm 2021 và xu hướng giá sắt thép trong thời gian sắp tới. Mời các bạn cùng chú ý theo dõi!

Giá sắt thép xây dựng trong nước hiện nay

Sau khoảng thời gian  dài vị dịch covid những tháng đầu năm 2021, khi mà giá sắt thép xây dựng trong nước và thế giới liên tục tăng khiến không ít đơn vị xây dựng, doanh nghiệp,... lao đao. Vào thời điểm tháng 4 và tháng 5 giá sắt thép có một chút biến đổi, đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ tổng khoảng 3500 /KG chỉ trong đúng tròn 2 tháng.

Top xu hướng giá sắt thép trong thời gian tới năm 2022

Nguyên nhân chính mà khiến giá thép tăng mạnh, đó chính là lý do ở phía người bạn láng giềng của chúng ta chính là Trung Quốc. Trung Quốc giảm nguồn cung, thiếu hụt phôi thép khiến giá thép bị đẩy lên.

Tuy nhiên từ tháng 6 và tháng 7 giá sắt thép xây dựng đã giảm mạnh, cụ thể là giảm tổng khoảng 1300/Kg. Và kể từ đó tới nay thì giá sắt thép xây dựng đã luôn giữ được ở mức ổn định. Tuy nói là giá sắt thép xây dựng đang ổn định giá bán thời gian gần đây nhưng quý khách hàng cũng cần liên tục cập nhật giá để đưa ra cho mình những quyết định, đối sách phù hợp.

  • Giá thép xây dựng hôm nay

Nhận định giá sắt thép trong thời gian tới - Dự báo giá thép năm 2022

Sự đảo ngược của xu hướng giá thép hiện tại có thể dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường", nhận định được công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra trong báo cáo về triển vọng ngành thép năm 2021 vừa công bố.

Theo đánh giá của chúng tôi trong năm 2022 thì rất có khả năng giá sắt thép tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2021.

Nhu cầu từ xuất khẩu vẫn khá là lạc quan, nhưng khả năng cao theo nhận định sẽ có  kiến cạnh tranh gay gắt hơn. Bởi theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu toàn cầu  theo đánh giá sẽ tăng khoảng 4,1% trong cuối năm 2022 sau khi giảm 2,4% vào năm 2021 - được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. 

Giá thép tăng giảm sẽ ảnh hưởng như thế nào

Thời gian qua, không chỉ giá thép tăng mà rất nhiều nguyên vật liệu khác như xi-măng, cát, đá,… cũng tăng chóng mặt, thậm chí còn xảy ra tình trạng khan hiếm bất thường. 

Ðiều này gây khó khăn trong quá trình triển khai thi công dự án bảo đảm đúng tiến độ cam kết với chủ đầu tư. Nếu tình trạng biến động giá vật liệu quá lớn như hiện nay tiếp tục kéo dài, sẽ gây ra hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. 

Việc giá thép tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhà thầu khi ký hợp đồng làm ăn việc chênh lệnh ở giá nguyên liệu là một khoản tiền vô cùng lớn rất dễ vỡ trận cho nhà thầu và phải bù lỗ.

  • https://nhamaysatthep.vn/

Hiện nay đại dịch Covid-19 vẫn đang làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc của mọi người, việc giá thép tăng như một đòn "nốc ao" khiến các DN ngành xây dựng càng thêm bi đát. 

Các nhà thầu xây dựng rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan", làm cũng dở, bỏ không xong. Thông thường, đối với công trình đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, hợp đồng giữa nhà thầu ký với chủ đầu tư thường là hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng đơn giá cố định thanh toán dựa theo khối lượng thực tế khi kiểm tra đơn giá thép, xi-măng. 

Giá vật liệu trong những hợp đồng này thường để mức dự phòng dao động từ 3 đến 5%, do vậy trường hợp giá thép có tăng ở mức độ vừa phải, chấp nhận được thì giữa nhà thầu và chủ đầu tư có thể ngồi lại với nhau để thỏa thuận trên cơ sở chia sẻ khó khăn. 

Nhưng trường hợp giá thép tăng đến 45% như hiện nay thì cả hai bên đành "bó tay", không có lời giải nào khả dĩ do mức tăng giá quá lớn.

Hi vọng qua 


Ngành thép vừa có một năm hứng khởi khi giá tăng hơn 40% so với hồi đầu năm, dù lượng tiêu thụ nội địa bị chững lại vì đại dịch Covid-19. Đến tháng 12/2021, giá thép xây dựng tuy có giảm nhẹ 200-300 đồng/kg nhưng vẫn đứng ở mức 15.900-16.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp trong ngành như: Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đã có một năm bứt tốc nhờ giá bán tăng và đẩy mạnh kênh xuất khẩu. Câu hỏi đặt ra là năm 2022, giá thép sẽ diễn biến như thế nào?

Top xu hướng giá sắt thép trong thời gian tới năm 2022

Một số chuyên gia cho rằng, mặt bằng giá thép sẽ tiếp tục neo ở mức cao, ít nhất trong nửa đầu năm 2022. Lý do, nhiều dự án bất động sản đang trong quá trình triển khai đã bị hoãn lại do ảnh hưởng giãn cách xã hội, nhưng từ đầu năm sau, các dự án này sẽ nhanh chóng được triển khai để đáp ứng yêu cầu về tiến độ đã cam kết với khách hàng. Năm 2022 sẽ chứng kiến nhiều dự án đầu tư công có quy mô lớn khởi công, đáng kể, nhất là các tuyến cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành và các tuyến vành đai... sẽ giúp lượng thép tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ thích ứng với đại dịch Covid-19. Nhìn chung, những tín hiệu tích cực từ động lực đầu tư công và sự phục hồi ngành bất động sản trên toàn quốc sẽ giúp ngành thép tiếp tục sôi động.

Trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc đang chứng kiến xu thế tiêu thụ thép chậm lại vì định hướng giảm thiểu khí thải carbon của chính phủ nước này, các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật... đang quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép, đặc biệt trong lĩnh vực chủ chốt là xây dựng và lắp ráp ô tô. Giá nguyên liệu đầu vào của các nhà máy luyện thép tăng (cùng xu thế tăng giá dầu) khiến cho phí sản xuất thép thành phẩm khó lòng giảm nhiệt. Đơn cử, giá than cốc từ đầu năm 2021 liên tục tăng do nhu cầu năng lượng tăng mạnh từ các quốc gia. Trong tương lai dài hạn, các chuyên gia cho rằng giá than sẽ dần hạ nhiệt, nhưng vẫn sẽ ở mức cao so với trước.

Theo ông Narendran, Giám đốc điều hành của Tập đoàn thép Tata Steel, cho biết cuối năm 2021, giá trung bình của thép cuộn cán nóng (HRC) khoảng 400 - 450 USD/tấn nhưng trong dài hạn, giá thép HRC này có thể đạt mức cao hơn vì nguồn cung từ Trung Quốc chững lại. "Tôi kỳ vọng giá thép trong dài hạn sẽ tăng lên ngưỡng 600 USD/tấn, tất nhiên giá có thể biến động và biến động mạnh hơn so với những gì chúng ta từng thấy trong quá khứ", ông Narendran nhấn mạnh.

Thực tế, thị trường thép đang trải qua một số thay đổi mang tính cấu trúc, trong đó có chi phí sản xuất gia tăng và vai trò ngày càng mới của Trung Quốc. Ở thời kỳ đỉnh cao, Trung Quốc xuất khẩu nhiều thép hơn cả sản lượng của Ấn Độ. Nhưng về sau, xuất khẩu thép của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm một nửa, xuống còn 60 triệu tấn/năm và có thể giảm sâu hơn nếu Bắc Kinh theo đuổi chiến lược giảm phát thải khí nhà kính. Hơn nữa, lần đầu tiên, sau nhiều năm, nhu cầu thép toàn cầu sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc. Mặc dù, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhu cầu thép có thể tăng cao hơn. Các doanh nghiệp thép Việt đang cố gắng tận dụng cơ hội từ kênh xuất khẩu. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép tăng ngay từ những tháng đầu năm 2021, do các hiệp định thương mại như CP-TPP, FTA Vietnam-EU sẽ giúp cho thép Việt có lợi thế cạnh tranh. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng. Sắt thép các loại của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ…

Dự báo trong nửa cuối 2022, mặt bằng giá thép có thể sẽ ổn định hơn khi tình trạng đứt gãy nguồn cung dần được giải quyết giúp chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm thép thấp hơn. Đồng thời, các nhà máy thép sẽ gia tăng sản lượng để giải quyết bài toán thiếu hụt sản phẩm. Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo giá thép xây dựng của Việt Nam có khả năng giảm xuống mức 14,3 - 13,6 triệu đồng/tấn vào năm 2022-2023, giảm lần lượt 8-5% so với 2021. Bên cạnh đó, Công ty Chứng khoán BVSC dự báo giá thép xây dựng giảm xuống 14,5 triệu đồng/trong năm 2022, còn giá HRC dự báo giảm xuống 17 triệu đồng/tấn giảm 11,5% so với cùng kỳ trong năm 2022.

Diễn biến giá thép 2022 và xu hướng giá thép xây dựng – Đánh giá ngành thép năm 2022, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công trên thế giới (năm 2021, giá thép có thời điểm tăng tới 45-50% so với năm 2020). 

Dự báo quý I/2022 nhu cầu thép tiếp tục ở mức cao

Hiện tại, diễn biến giá thép xây dựng trên thị trường được bán phổ biến ở mức 16.540-17.050 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và 16.410-17.000 đồng/kg với thép thanh D10 CB300, tăng 100-610 đồng/kg so với cuối tháng 12-2021.

Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (thuộc Tập đoàn Hòa Phát) đã gửi thông báo đến các đại lý về việc điều chỉnh giá bán với thép cuộn xây dựng từ ngày 12-2, giá bán thép cuộn Hòa Phát tăng thêm 300.000 đồng/tấn so với trước.

Tương tự, Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli Việt Nam, Công ty Liên doanh Sản xuất Thép Vinausteel, Công ty CP Sản xuất Thép Việt Đức cũng thông báo điều chỉnh giá thép cuộn, thép cây các chủng loại tăng 300.000 đồng/tấn từ ngày 12-2. 

Từ ngày 12/2, Công ty Liên doanh Sản xuất Thép Vinausteel cũng tăng 300.000 đồng/tấn so với giá hiện tại đối với sản phẩm thép cây, thép cuộn (giá chưa bao gồm VAT). Tại khu vực miền Bắc và miền Trung, Công ty CP Sản xuất Thép Việt Đức thông báo tăng 300.000 đồng/tấnđối với sản phẩm thép cây, thép cuộn các chủng loại VGS (giá chưa bao gồm VAT) bắt đầu từ ngày 12/2. 

Top xu hướng giá sắt thép trong thời gian tới năm 2022

***Lo sợ chiến sự bùng nổ, giới nhà giàu Ukraine nhanh chân tháo chạy khỏi đất nước!***

Các chuyên gia dự báo diễn biến giá thép sẽ còn tiếp tục tăng, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022 khi nhiều dự án bất động sản tái khởi động. Ngoài ra, năm 2022 có nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn triển khai như các tuyến cao tốc Bắc – Nam, các tuyến đường vành đai, sân bay quốc tế Long Thành… cũng sẽ đưa lượng tiêu thụ thép tăng mạnh. 

Đánh giá ngành thép năm 2022, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công trên thế giới (năm 2021, diễn biến giá thép có thời điểm tăng tới 45-50% so với năm 2020). 

Do đó, trong quý I/2022 nhu cầu thép tiếp tục ở mức cao do các nền kinh tế lớn thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là Mỹ. Dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỉ USD ở Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu thép khoảng 5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022-2025. 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong cả năm 2021 tiêu thụ sắt thép trong nước có chiều hướng ảm đạm, nhưng xuất khẩu lại duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong trong khu vực cũng như thế giới. 

Với các biến động về chuỗi cung ứng trên toàn cầu, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt khoảng 14 triệu tấn với giá trị đạt hơn 12,7 tỷ USD, tăng 43% về sản lượng và tăng gần 2,5 lần về giá trị so với năm 2020.

Top xu hướng giá sắt thép trong thời gian tới năm 2022

Mặc dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng có thể dự báo một cách khách quan khi chính phủ đang có những biện pháp rất tích cực và dần làm chủ tình hình, cũng như đưa ra nhiều gói kích thích kinh tế mới và đẩy mạnh đầu tư công. Vì vậy có thể nhận định giá thép xây dựng 2022 vẫn giữ ở mức cao sau đợt tăng cuối năm 2021. Và vẫn duy trì cho đến giữa năm thì tình hình mới có khả năng hạ nhiệt. Dự báo giá thép xây dựng 2022 có thể tăng nhẹ hoặc giữ mức cao.

Tiếp theo không thể phủ nhận tác động của giá quặng sắt Trung Quốc. Dù Covid 19 có hay không thì nó vẫn ảnh hưởng nhiều tới giá thép thế giới. Trong đó bao gồm giá thép Việt Nam.

Dịp đầu năm luôn luôn là bước đà mạnh của việc tăng giá thành. Do đó không thể tránh khỏi những dao động giá cả khó lường. Cho nên hãy chuẩn bị tinh thần để có những phán đoán thị trường hợp lý.

Về thị trường xuất khẩu trong 11 tháng qua, sắt thép các loại được các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN đạt 3,49 triệu tấn, giảm 8%; sang Trung Quốc đạt 2,6 triệu tấn, giảm 20,1%; sang EU đạt 1,71 triệu tấn, tăng gấp 7 lần; sang Hoa Kỳ đạt 916 nghìn tấn, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá, giá thép trong nước cũng bị tác động bởi giá thép thế giới. Giá thép thế giới có xu hướng tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng như Trung Quốc tăng cao và giá thép tại các nước Mỹ hay tại châu Âu tăng khá cao do sự thiếu hụt nguồn cung và do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid. Điều này khiến giá thép dự báo sẽ có xu hướng tăng trong năm tới.