Tranh chấp thương mại quốc tế là gì

Hiện nay, trong các hoạt động thương mại, nhất là những hoạt động thương mại quốc tế ngày càng xuất hiện nhiều tranh chấp. Vậy làm thế nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế? Có bao nhiêu cách để giải quyết tranh chấp trên? Bài viết dưới đây sẽ trình bày khái niệm các phương thức để giải quyết tranh chấp, đồng thời, đi vào cụ thể một số cách thức giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật hiện hành.

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là gì?

Hiện nay có bốn phương thức giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng thương mại quốc tế, đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án.

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết thường được áp dụng trong giải quyết tranh chấp quốc tế, đó là việc các bên đương sự cùng trao đổi, thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kết quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể giải quyết hoặc không. Thương lượng được tiến hành bằng hai cách: Hai bên trực tiếp gặp nhau đề bàn bạc, thỏa thuận hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.

Hòa giải

Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua vai trò của người thứ ba. Hòa giải có thể tiến thành bằng hai cách: Một là các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng chỉ định hòa giải viên và tiến hành hòa giải mà không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào hết. Hai là các bên thỏa thuận hòa giải theo một quy tắc tố tụng của một tổ chức nghề nghiệp hay một tổ chức trọng tài nào đó, chẳng hạn như quy tắc hòa giải của Phòng thương mại quốc tế (ICC).

Trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng. Hiện nay có các loại trọng tài sau: Trọng tài ad hoc và trọng tài thương trực.

Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng toàn án là giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Do đó, các đương sự trong tranh chấp thường coi việc giải quyết tranh chấp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đặc biệt, khi có xung đột xảy ra, các bên thương lựa chọn hình thức thương lượng hay hòa giải chứ ít bên muốn lựa chọn trọng tài hay tòa án.

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài

Nếu các bên thỏa thuận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế được xác định như sau:

Theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Trường hợp Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thì theo Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:

  • Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
  • Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

>>Xem thêm: Điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Quy định về giải quyết tranh chấp bằng tòa án như thế nào?

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Trường hợp các bên chọ Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thì theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015:

Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.

Theo đó, mức án phí xác định theo Danh mục mức án phí, lệ án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Trên đây là nội dụng tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Trường hợp Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp, tư vấn luật hợp đồng kịp thời và đầy đủ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

#Lsvomongthu – Thạc sĩ luật sư đang cộng tác tại Chuyên Tư Vấn Luật, có 10 năm kinh nghiêm tư vấn pháp luật lao động; trực tiếp tham gia xây dựng nội quy, biểu mẫu hành chính nhân sự đúng luật, kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp; tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động.

Tranh chấp thương mại là một sự tất yếu trong hoạt động thương mại. Vậy tranh chấp thương mại là gì? Đội ngũ Luật sư Luật Hồng Bàng xin cung cấp một số thông tin cho quý bạn đọc như sau:

        Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

      Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn ( bất đồng hoặc xung đột ) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Tranh chấp thương mại là một loại tranh chấp pháp lý có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác  (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại).

Thứ hai, về chủ thể tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại cụ thể. Có mối quan hệ thương mại phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ thương mại có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân, tổ chức không phải là thương nhân. Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về một loại tranh chấp  không diễn ra giữa các thương nhân với nhau. Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

  1. Phân loại tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấp thương mại có thể là:

* Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.

* Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên

* Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên

– Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định của hợp đồng.

– Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định hợp đồng.

* Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai. Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đã xảy ra đang cần được giải quyết. Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thể xảy ra và việc giải quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng.

* Theo nghiệp vụ giao dịch

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá

– Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá

– Tranh chấp liên quan đến viêc thanh toán

* Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng)

– Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng

Vi phạm nguyên tắc ký kết

Căn cứ ký kết không hợp pháp

Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ

– Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng

– Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng

* Theo tiến trình thực hiện hợp đồng

– Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng

– Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

  1. Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại:

Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm:

+ Thương lượng giữa các bên.

+ Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

+ Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Tư vấn Việt Luật đã có những bài viết riêng về các hình thức hòa giải, trọng tại thương mại và tòa án. Bạn đọc có thể tham khảo!

  1. Văn bản pháp luật áp dụng:

Luật thương mại 2005

Bộ luật tố tụng dân sự 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009

Luật trọng tài thương mại 2010

       Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: .

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!