Trị vảy nến da đầu tại nhà

Nếu bạn đang tìm cách trị vảy nến da đầu, cùng Qik “bỏ túi” ngay 17 phương pháp trị vảy nến da đầu tại nhà, giúp giảm ngứa, sạch thoáng da đầu ngay sau đây nhé!

  1. Vảy nến da đầu có chữa được không
  2. Hướng dẫn 17 cách trị vảy nến da đầu tại nhà 
    1. Bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị
    2. 1. Trị vảy nến da đầu bằng liệu pháp massage
    3. 2. Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng giấm táo
    4. 3. Dầu dừa giúp “loại bỏ” các mảng vảy nến   
    5. 4. Cách chữa vảy nến da đầu từ muối (Muối biển hoặc muối Epsom)
    6. 5. Giảm ngứa da đầu do vảy nến bằng sữa chua
    7. 6. Mách bạn cách gội đầu bằng trà xanh
    8. 7. Học cách điều trị vảy nến da đầu tại nhà bằng nha đam
    9. 8. Trứng gà trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả
    10. 9. Quả bồ kết - thảo dược trị vảy nến
    11. 10. “Đánh tan” vảy nến từ bột baking soda
    12. 11. Sử dụng capsaicin 
    13. 12. Dùng bột yến mạch để làm sạch vảy nến
    14. 13. Dầu cây trà - “tân binh” trị vảy nến da đầu
    15. 14. Cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà bằng nghệ
    16. 15. Dùng tỏi xay để chữa vảy nến 
    17. 16. Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không
    18. 17. Tắm nắng - cung cấp vitamin D cũng là cách trị bệnh vẩy nến da đầu
  3. Những lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
  4. Cách phòng ngừa vảy nến da đầu 

  1. Vảy nến da đầu có chữa được không
  2. Hướng dẫn 17 cách trị vảy nến da đầu tại nhà 
    1. Bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị
    2. 1. Trị vảy nến da đầu bằng liệu pháp massage
    3. 2. Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng giấm táo
    4. 3. Dầu dừa giúp “loại bỏ” các mảng vảy nến   
    5. 4. Cách chữa vảy nến da đầu từ muối (Muối biển hoặc muối Epsom)
    6. 5. Giảm ngứa da đầu do vảy nến bằng sữa chua
    7. 6. Mách bạn cách gội đầu bằng trà xanh
    8. 7. Học cách điều trị vảy nến da đầu tại nhà bằng nha đam
    9. 8. Trứng gà trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả
    10. 9. Quả bồ kết - thảo dược trị vảy nến
    11. 10. “Đánh tan” vảy nến từ bột baking soda
    12. 11. Sử dụng capsaicin 
    13. 12. Dùng bột yến mạch để làm sạch vảy nến
    14. 13. Dầu cây trà - “tân binh” trị vảy nến da đầu
    15. 14. Cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà bằng nghệ
    16. 15. Dùng tỏi xay để chữa vảy nến 
    17. 16. Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không
    18. 17. Tắm nắng - cung cấp vitamin D cũng là cách trị bệnh vẩy nến da đầu
  3. Những lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
  4. Cách phòng ngừa vảy nến da đầu 

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Theo thống kê, có 2-3% dân số thế giới đang mắc bệnh vảy nến. Đây là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi những mảng da đỏ, có vảy, gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách trị vảy nến da đầu và kết hợp các liệu pháp thiên nhiên, các triệu chứng có thể được khắc phục đáng kể. (1)(2)

Vảy nến da đầu có chữa được không

Vảy nến da đầu là một bệnh viêm da mạn tính, biểu hiện bằng các nốt sần, mảng đỏ và bong vảy trắng trên da đầu. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và nhiều lứa tuổi khác nhau (trẻ em từ 7-10 tuổi cho đến những người lớn tuổi đều có khả năng mắc bệnh vảy nến như nhau). Tuy bệnh vảy nến da đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu bạn đang cần một cách trị vảy da đầu thì có thể kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và cải thiện chế độ ăn uống mỗi ngày.

Theo thống kê, có 2-3% dân số thế giới đang mắc bệnh vảy nến. Đây là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi những mảng da đỏ, có vảy, gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách và kết hợp các liệu pháp thiên nhiên, các triệu chứng có thể được khắc phục đáng kể.

Muốn tìm được phương pháp trị vảy nến da đầu hiệu quả thì bạn nên tìm hiểu thêm về bệnh vảy nến da đầu nhé.

Hướng dẫn 17 cách trị vảy nến da đầu tại nhà 

Điều quan trọng bạn cần biết, những cách chữa vảy nến da đầu bằng các phương pháp dân gian tại nhà có thể góp phần giảm bớt các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, tuy nhiên, mức độ cải thiện nhiều hay ít còn tùy vào tình trạng của bệnh. Bạn cần kiên trì và thực hiện đúng quy trình hướng dẫn.(3)

Bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị

 “Bỏ túi” ngay 17 cách trị vảy nến da đầu, giúp giảm ngứa, sạch thoáng da đầu ngay sau đây nhé! (4)

1. Trị vảy nến da đầu bằng liệu pháp massage

Massage da đầu giúp tăng cường lưu thông máu, săn chắc da đầu, mang lại cảm giác dễ chịu thư giãn tinh thần… Đặc biệt, massage da đầu đúng cách còn giúp giảm kích hoạt thần kinh, nhờ đó góp phần giảm hình thành vảy nến, là một  cách trị vảy da đầu hiệu quả.

Hướng dẫn massage Thụy Điển (loại massage có nguồn gốc phổ biến từ phương Tây).

  • Trước khi thực hiện massage, chuyên viên massage cần vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Thoa một ít tinh dầu khắp các vùng cơ thể và massage nhẹ nhàng để giúp cơ thể giải tỏa sự căng cơ và kích thích máu lưu thông. 
  • Các động tác khởi đầu cho bài massage là vuốt miết đều trên các vùng da cơ thể.
  • Chuyên viên quan sát thấy cơ thể bệnh nhân bắt đầu thư giãn, thì sẽ tăng dần lực miết tại vùng da nhất định. 
  • Massage Thụy Điển có sử dụng tinh dầu nên không gây ra sự chà xát quá mức cho da và có thể giúp tăng độ ẩm cho da. 

Lưu ý khi áp dụng massage để điều trị vảy nến da đầu:

  • Trước khi thực hiện massage, người bệnh nên vệ sinh da đầu, giữ da đầu được khô thoáng.
  • Để phương pháp massage đạt hiệu quả tốt hơn, nên kết hợp với tinh dầu hoặc sản phẩm dưỡng ẩm cho da.
  • Các động tác massage nên được hướng dẫn hoặc được thực hiện bởi các chuyên viên massage chuyên nghiệp.
  • Quá trình massage da đầu không nên quá lâu, khoảng 20-30 phút là vừa đủ.

2. Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng giấm táo

Tận dụng đặc tính làm dịu của giấm táo, nhiều người đã thử thoa giấm táo trực tiếp lên vùng da đầu có vảy nến “xâm nhập” và nhận thấy rằng: giấm táo có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa hoặc kích ứng do bệnh vẩy nến gây ra. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố bởi Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia, vì vậy bạn có thể tin tưởng sử dụng và xem giấm táo là một cách trị da đầu bị vảy nến an toàn cho da đầu.

Giấm táo giàu acid acetic, một số vitamin tốt cho da như vitamin E, C, B1 và là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn sống trên da đầu, bảo vệ da đầu sạch khỏe hơn. 

Tuy nhiên, giấm táo không phù hợp với tình trạng da đầu có vết xước, chảy máu, vết thương hở. Nếu bôi giấm táo lên những vùng da đó, sẽ gây kích ứng và đau đớn. Giấm táo nguyên chất có nồng độ cao, vì thế khi sử dụng trực tiếp trên da đầu cần phải pha loãng với nước để tránh cảm giác bỏng rát.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 3-5 thìa giấm táo nguyên chất, một ít nước sạch.

Các bước tiến hành: 

  • Pha loãng giấm táo với nước
  • Lấy tăm bông hoặc bông gòn thấm nước giấm táo chấm nhẹ lên vùng da đầu cần giảm ngứa. Có thể đợi giấm táo khô đi rồi thoa thêm một lớp mới.
  • Massage nhẹ cho mảng vảy nến được bong ra nhanh hơn.
  • Xả sạch tóc với nước mát.
  • Thực hiện cách này khoảng 2 lần mỗi tuần.

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Hãy thử sử dụng cách trị vảy da đầu bằng nước giấm táo lên vùng da bị vảy nến 

3. Dầu dừa giúp “loại bỏ” các mảng vảy nến   

Ngoài chứa axit béo tự nhiên, dầu dừa còn dồi dào thành phần dưỡng ẩm, làm mềm và giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Trong dầu dừa còn có axit lauric, khi thoa dầu trực tiếp lên da đầu sẽ có thể hỗ trợ tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn - nguyên nhân khiến bệnh vảy nến thêm nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, khi bôi tinh dầu dừa lên da đầu, sẽ giúp da đầu hấp thụ một số vitamin thiết yếu giúp tái tạo màng lipid, từ đó phục hồi vùng da bị vẩy nến “ăn mòn”. Trong trường hợp bị vảy nến làm tóc rụng nhiều, sợi tóc khô xơ, bôi dầu dừa thường xuyên có thể giúp mái tóc trở nên bóng mượt.

Hướng dẫn cách sử dụng dầu dừa tại nhà chữa vảy nến da đầu :

Nguyên liệu: 5 thìa tinh dầu dừa nguyên chất

Các bước tiến hành:

  • Làm ấm dầu dừa trong lò vi sóng khoảng 5 giây.
  • Làm sạch da đầu và lau khô trước khi thoa dầu dừa.
  • Thoa dầu dừa từ từ lên và massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất thấm sâu.
  • Trùm tóc bằng mũ và giữ yên trong 15 phút.
  • Gội đầu bằng dầu gội, rồi xả cho thật sạch.
  • Hỗ trợ làm sạch vảy nến cũng như là một  cách trị da đầu bị vảy nến tốt hơn nếu bạn chăm chỉ ủ tóc với dầu dừa mỗi tuần 3 lần.

4. Cách chữa vảy nến da đầu từ muối (Muối biển hoặc muối Epsom)

Thêm muối biển vào nước ấm dùng để gội đầu có thể giúp giảm ngứa và ức chế quá trình sản xuất “bông tuyết” của bệnh vảy nến. Muối biển có khả năng hút ẩm, vì vậy chúng có thể hút đi lượng chất nhờn dư thừa trên da đầu, giúp nang tóc thông thoáng, hạn chế tóc rụng tốt hơn. 

Không chỉ vậy, đặc tính sát khuẩn của muối biển cũng được phát huy khi bạn dùng chúng để loại bỏ các mảng vảy. Mẹo chữa trị vảy nến da đầu bằng muối biển còn hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm da do nấm và vi khuẩn.

Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 3-5 thìa muối biển, 1 lít nước sạch

Các bước tiến hành:

  • Đun sôi 1 lít nước, đổ ra chậu.
  • Đợi nước ấm, rồi cho muối vào hòa tan.
  • Dùng nước muối đã pha để gội đầu, chú ý massage thật kỹ ở những vùng da bị vảy nến “xâm lấn”.
  • Sau đó, xả tóc với nước lạnh, lau khô để giảm cảm giác rít.
  • Kiên trì thực hiện cách này 2-3 lần/ tuần.

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Muối biển cũng là một cách trị vảy da đầu hữu dụng được sử dụng nhiều.

5. Giảm ngứa da đầu do vảy nến bằng sữa chua

“Siêu thực phẩm” sữa chua mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, đây là những lợi khuẩn đặc trưng, vừa cải thiện hệ tiêu hóa vừa giúp dưỡng da mềm mịn.

Probiotics có trong sữa chua có khả năng tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp giảm viêm, kháng khuẩn - một trong những nguyên nhân tác động đến quá trình điều trị bệnh vảy nến. Sử dụng sữa chua như một loại mặt nạ cho da đầu còn có thể giúp cân bằng độ ẩm da đầu, một trong những cách trị da đầu bị vảy nến có hiệu quả cao và an toàn cho da đầu của bạn.

Cách đắp mặt nạ sữa chua:

Nguyên liệu: Sữa chua không đường: 1 hộp

Các bước tiến hành:

  • Gội đầu để làm sạch và làm mềm da đầu.
  • Khi tóc còn ẩm, thoa sữa chua lên da đầu. Kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu hơn.
  • Trùm mũ và ủ tóc thêm 20 phút.
  • Sau cùng là xả sạch tóc với nước mát.
  • Cảm nhận hiệu quả của cách đắp mặt nạ sữa chua sau vài tuần áp dụng.

6. Mách bạn cách gội đầu bằng trà xanh

Trà xanh thường được hãm lấy nước uống, chế biến thành bột trà xanh dùng trong chế biến thực phẩm. Trà xanh “nổi tiếng” nhờ dồi dào chất chống oxy hóa, đặc biệt là EGCG (EpiGalloCatechin Gallate) giúp điều chỉnh hoạt động quá trình tái tạo và tăng sinh tế bào da. Ngoài ra, chất chống oxy hóa này còn chống lại các gốc tự do, chống viêm hữu hiệu.

Người ta còn cho rằng trà xanh có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu, đặc biệt là điều trị vảy nến da đầu. Bên cạnh đó, chất tanin trong trà xanh còn giúp tẩy tế bào chết cho da và loại bỏ lớp vảy nến xù xì do bệnh vảy nến gây ra.

Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 1 nắm lá trà xanh tươi, 2 thìa muối và 1 lít nước

Các bước tiến hành:

  • Trà xanh đem rửa sạch rồi cho vào nồi đã có sẵn 1 lít nước, đun sôi trong vòng 15 phút.
  • Tiếp đó, cho muối vào hòa tan, chờ nguội bớt rồi đổ ra chậu. 
  • Sử dụng chậu nước còn ấm để gội đầu, lưu ý khi gội đầu nên kết hợp với động tác massage.
  • Kết thúc phương pháp này bằng cách xả tóc với nước mát.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần.

(*)Lưu ý: Nên gội đầu bằng nước trà xanh khi còn ấm, hương thơm từ trà giúp thư giãn tinh thần, nước trà giúp làm bong tróc tế bào sừng già, trả lại da đầu thông thoáng.

7. Học cách điều trị vảy nến da đầu tại nhà bằng nha đam

Trong mẹo làm bếp, người ta thường dùng nha đam để chữa các vết bỏng và giảm mẩn đỏ. Tận dụng công dụng này, người ta còn dùng nha đam để làm dịu kích ứng trên vùng da bị vảy nến. Một số hoạt chất có trong nha đam có thể giúp chống viêm, diệt khuẩn, vì vậy nha đam cũng được “ghi danh” vào danh sách các nguyên liệu giúp cải thiện bệnh vảy nến da đầu, một cách trị vảy da đầu được chị em phái đẹp áp dụng.

Mặc dù nha đam không thể ngăn chặn sự tích tụ tế bào chết dư thừa, nhưng nha đam có thể hữu ích trong điều trị triệu chứng của bệnh vẩy nến. Phần thịt trong suốt của nha đam có thể giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và dưỡng ẩm cho da đầu khô hiệu quả.

Để cảm nhận được hiệu quả từ nha đam, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

Nguyên liệu: Cần có 1-2 bẹ nha đam tươi hoặc gel nha đam biến sẵn

Các bước tiến hành:

  • Bẹ nha đam gọt vỏ, rửa sạch nhớt. Xay nhuyễn nha đam.
  • Thoa nha đam lên vùng da bị tổn thương do vảy nến.
  • Massage nhẹ nhàng trong 5 phút để loại bỏ vảy trắng, đồng thời giúp dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu sâu hơn.
  • Ủ nha đam trên đầu thêm 15 phút, rồi xả sạch với nước mát.
  • Gel cây nha đam có thể dùng để thoa lên da đầu tối đa 3 lần một ngày.

Những vùng da bị viêm, da khô, các vết nứt do vảy nến gây ra sẽ trở nên mềm mại hơn sau vài lần thoa nha đam. Bạn hãy kiên trì thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả khả quan hơn nhé!

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Ủ nha đam trên tóc đều đặn còn giúp sợi tóc thêm ẩm mượt và là cách trị da đầu bị vảy nến hữu hiệu.

8. Trứng gà trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả

Trứng gà chứa axit béo omega-3, lipid, vitamin A và protein mang lại một số tác dụng trên da đầu bị vảy nến như: hạn chế viêm nhiễm, làm mềm lớp biểu bì trên da (đặc biệt là các lớp vảy nến), hỗ trợ làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn trên da đầu. Do đó, sử dụng trứng gà để đắp mặt nạ cho da đầu có thể làm bong tróc lớp da chết ra ngoài, giảm ngứa ngáy, đồng thời phòng ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.

Bên cạnh đó, đắp mặt nạ lòng đỏ trứng còn bổ sung dưỡng chất cho da đầu từ bên ngoài, từ đó hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương trên da đầu, bảo vệ nang tóc và làm mềm tóc.

Cách sử dụng:

Nguyên liệu: 3 trứng gà.

Các bước tiến hành:

  • Tách lòng đỏ và khỏi lòng trắng.
  • Đun nóng cách thủy lòng đỏ trứng gà cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Chờ nguội, sau đó thoa đều lòng đỏ lên da đầu, xoa đều tay để lòng đỏ thấm kỹ hơn.
  • Lấy mũ trùm kín đầu thêm 30 phút. Gội sạch với nước và lau khô tóc.
  • Thoa lòng trắng trứng còn lại lên đầu và ủ qua đêm.
  • Sáng hôm sau, gội đầu lại với dầu gội dịu nhẹ, xả với nước mát. 

(*)Lưu ý: Phương pháp ủ tóc với trứng gà phù hợp với trường hợp mắc bệnh vảy nến mạn tính, các mảng vảy nến bong tróc nhiều và dày. 

9. Quả bồ kết - thảo dược trị vảy nến

Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bạn không nên bỏ qua đó chính là quả bồ kết. Bồ kết được biết là thảo dược giúp chăm sóc mái tóc đen mượt, bồng bềnh từ xa xưa đến nay. Không chỉ vậy, dân gian còn truyền tai nhau cách sử dụng bồ kết để giảm mảng vảy xù xì do bệnh vảy nến gây ra. 

Y học hiện đại tìm thấy trong quả bồ kết có chứa hoạt chất saponin có tác dụng kháng nấm và kiểm soát sự hoạt động của vi khuẩn trên da đầu. Vì vậy, gội đầu bằng nước bồ kết thường xuyên giúp giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa mảng vảy nến lan rộng ra thêm, áp dụng thường xuyên trị bệnh vảy nến da đầu sẽ mang lại kết quả như mong muốn.

Cách gội đầu bằng bồ kết như sau:

Nguyên liệu: 5-6 quả bồ kết già và 1,5 lít nước

Các bước tiến hành:

  • Bồ kết rửa sạch rồi đem sao cho thơm.
  • Cho bồ kết vào nồi nước đun sôi 5-10 phút 
  • Đợi nguội, lọc lấy nước để gội đầu.
  • Thực hiện gội đầu bằng cách này từ 2-3 lần/ tuần để làm sạch vảy trắng tốt hơn. 

10. “Đánh tan” vảy nến từ bột baking soda

Nhiều người biết rằng, bột baking soda được sử dụng phổ biến trong: nấu ăn, làm bánh, vệ sinh các vật dụng chi tiết nhỏ… Nhưng không phải ai cũng biết, bột baking soda còn được gọi là “người hùng” chống lại các vấn đề về da, bởi baking soda có thể làm sạch bề mặt da, diệt vi khuẩn, chống nấm… đặc biệt là giảm các triệu chứng bệnh vảy nến. Sử dụng banking soda như một liệu pháp trị bệnh vảy nến da đầu cực tốt. (5)

Đối với bệnh vảy nến da đầu, sử dụng baking soda giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương, đồng thời cũng góp phần tẩy da chết hiệu quả, từ đó giảm tình trạng bong tróc và hạn chế lớp vảy sần sùi xuất hiện trên da đầu. 

Cách sử dụng:

Nguyên liệu: 2 thìa baking soda và một ít nước sạch.

Các bước tiến hành:

  • Pha baking soda với một ít nước, sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp này lên đầu khi tóc còn ẩm.
  • Đợi hỗn hợp khô thì xả lại với nước cho thật sạch.
  • Kiên trì thực hiện mỗi tuần 1-2 lần.

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Đặc tính chống nấm của baking soda có thể làm giảm ngứa trên da đầu do bệnh vẩy nến.

11. Sử dụng capsaicin 

Capsaicin là một hoạt chất tự nhiên có trong ớt khô. Trong y học, capsaicin được dùng để làm giảm sự hình thành chất P - một chất ức chế và làm teo tế bào mầm tóc, gây ra mất tóc. Cũng là một trong những cách trị bệnh vẩy nến da đầu.

Capsaicin được sử dụng với mục đích làm giảm cảm giác ở da, đặc biệt là hiệu quả với các triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm ở da do vảy nến gây ra. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể gây ra cảm giác nóng rát, vì thế sau khi sử dụng cần phải rửa tay thật sạch và hạn chế tiếp xúc lên vùng da bị hở.

Cách thực hiện:

Nguyên liệu: 3 thìa capsaicin, 3-5 thìa dầu hạt nho, ½ chén sáp ong.

Các bước tiến hành:

  • Trộn đều capsaicin và dầu hạt nho, rồi đun cách thủy trong khoảng 5 phút.
  • Tiếp đó cho sáp ong vào, khuấy cho thật đều tay.
  • Chờ hỗn hợp nguội, rồi bôi đều lên vùng da bị vảy nến.
  • Với cách này, bạn không cần phải làm sạch da đầu lại sau đó.

(*)Lưu ý: Hiệu quả giảm đau, giảm ngứa ngáy được duy trì nếu bạn chăm chỉ dùng capsaicin trị bệnh vảy nến da đầu mỗi ngày 1-2 lần.

12. Dùng bột yến mạch để làm sạch vảy nến

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất như chất sắt, mangan, magie, vitamin B1, vitamin B5… nên yến mạch có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làn da. Yến mạch cũng thường có mặt trong thực đơn của người giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường và ngăn ngừa táo bón.

Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận yến mạch có chứa hàm lượng avenanthramide - một chất chống oxy hóa hữu hiệu. Ngày nay, yến mạch được thêm vào thành phần của kem dưỡng, tẩy tế bào chết, sữa tắm,… cho người có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng. Với người vảy nến, sử dụng bột yến mạch là cách trị bệnh vẩy nến da đầu thủ công để giúp để xoa dịu làn da đang bị ngứa ngáy, kích ứng.

Hãy thử trị vảy nến da đầu bằng yến mạch: 

Nguyên liệu: 20g bột yến mạch (bạn có thể gia giảm cho phù hợp với vùng da đầu cần điều trị)

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nước nóng khoảng 60 – 70 độ, cho yến mạch vào khuấy đều.
  • Làm sạch vùng da cần điều trị.
  • Tiến hành thoa bột yến mạch lên da đầu, ủ thêm trong 10 – 15 phút.
  • Sau đó, rửa sạch da với nước và lau khô

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Yến mạch là một loại ngũ cốc có công dụng làm mềm da tự nhiên và cũng là phương pháp trị bệnh vảy nến da đầu

13. Dầu cây trà - “tân binh” trị vảy nến da đầu

Dầu cây trà được chiết xuất từ ​​lá của trà hay còn gọi là cây chè vằng. Dầu cây trà khá phổ biến trong thành phần các loại kem dưỡng da và dầu gội đầu. Dầu cây trà cũng có kháng khuẩn và chống viêm cho da.

Một vài ý kiến cho rằng thành phần kháng khuẩn trong dầu cây trà có thể ức chế tình trạng viêm nhiễm nặng thêm. Chính vì vậy, dầu cây trà được tận dụng để điều trị vảy nến tại nhà. 

Cách trị bệnh vẩy nến da đầu bằng dầu cây trà để gội đầu trị vảy nến:

Nguyên liệu: 3-5 giọt dầu cây trà và dầu gội mà bạn thường dùng.

Các bước tiến hành: 

  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên lại với nhau.
  • Xả tóc ướt, sau đó bôi hỗn hợp vừa trộn lên và gội đầu.
  • Chú ý là massage kỹ hơn tại vùng da có vảy nến “tập kết”.
  • Sau cùng, xả tóc thật sạch và lau khô.
  • Áp dụng cách này vào hàng tuần.

14. Cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà bằng nghệ

Bên cạnh công dụng tăng hương vị và màu sắc cho các món ăn, nghệ còn có nhiều ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý thường gặp. Nổi bật trong các tác dụng chữa bệnh của nghệ là giúp trị vảy nến da đầu tại nhà. 

Curcumin có trong nghệ là một chất chống oxy hóa cũng như có các đặc tính chống viêm khác. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chất curcumin có thể giúp giảm hoạt động của các yếu tố gây viêm và giúp kháng khuẩn. Đồng thời, vitamin A cũng được tìm thấy trong nghệ tươi, có tác dụng hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào tại lớp thượng bì, nên có thể giúp mảng vảy nến mỏng hơn. Với những lợi ích trên, thật khó để bỏ quên nghệ trong “tuyển tập” các nguyên liệu trị vảy nến tại nhà.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 2 thìa bột nghệ, và 3 thìa mật ong nguyên chất

Các bước tiến hành:

  • Cho 2 nguyên liệu trên vào chén, trộn đều cho đến khi sánh mịn.
  • Làm sạch da đầu trước khi bôi hỗn hợp lên.
  • Khi tóc còn ướt, cẩn thận thoa hỗn hợp khắp da đầu
  • Để hỗn hợp thấm sâu hơn bằng cách ủ thêm 15 phút và xả sạch với nước mát.

Đắp mặt nạ bột nghệ cùng với mật ong giúp nâng cao khả năng chống viêm, diệt vi khuẩn gây hại trên da đầu, đồng thời hỗ trợ phục hồi các vết thương, trầy xước do bệnh vảy gây ra. Bạn có thể áp dụng đắp mặt này đều đặn 1-2 lần mỗi tuần để “diệt trừ” vảy nến.

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Nghệ vừa có khả năng giúp làn da căng mịn vừa là cách trị bệnh vẩy nến da đầu

15. Dùng tỏi xay để chữa vảy nến 

Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện trong tỏi có chứa nhiều chất và hợp chất như: Allicin, Ajoene, Diallyl sulfide, Selenium… Đây hầu hết là các chất có công dụng chống oxy hóa và ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, có tác dụng sát trùng cho da đầu. Vì vậy, tỏi cũng được ưu ái dùng trong việc điều trị vảy nến da đầu.

Các dưỡng chất có trong tỏi sẽ thẩm thấu qua da để khắc phục cảm giác ngứa ngáy, loại bỏ tế bào da chết, da đóng vảy. Đồng thời, ức chế và tiêu diệt một số tác nhân sinh ra bệnh vảy nến.

Ngoài ra, sử dụng tỏi để cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều do vảy nến cũng là một gợi ý hay ho để bạn có thể áp dụng một phương pháp cho hai mục đích. Bởi việc điều trị vảy nến và khắc phục chứng tóc rụng nên được tiến hành lúc với nhau. 

Cách thực hiện: 

Nguyên liệu: 1 củ tỏi tươi và 2-3 thìa đường trắng.

Các bước tiến hành:

  • Tỏi lột sạch vỏ, đem rửa sạch rồi xay nhỏ. 
  • Trộn đường vào tỏi đã xay.
  • Đem hỗn hợp đã trộn bôi lên đầu, chà nhẹ vào vị trí có vảy nến. 
  • Massage trong khoảng 5 phút, rồi dùng dầu gội và nước xả lại cho sạch mùi.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong nhiều ngày để đạt hiệu quả tốt hơn. 

16. Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Chữa vảy nến da đầu bằng lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Lá trầu không hiệu quả với da đầu nhiều vảy nến, đặc biệt là có tác dụng giảm ngứa da đầu, sát trùng ở các vết thương do trầy xước.

Ngoài ra, thảo dược này có tồn tại một hoạt chất có tên là eugenol giúp làm mát và giảm đau rát tại chỗ. Các alkaloid trong lá trầu không có công dụng kiểm soát sự phát triển quá mức của nấm - nguyên nhân gây ra vảy nến tại da đầu. 

Cách dùng lá trầu chữa vảy nến đơn giản:

Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không tươi (khoảng 8-10 lá) và 1,5 lít nước.

Các bước tiến hành:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó vò dập lá.
  • Cho lá trầu không vào nồi, đổ vào 1,5 lít nước, đun sôi 2 phút rồi tắt bếp và đậy kín nắp trong 5-10 phút.
  • Sau đó, lọc lấy nước trầu không, có thể cho thêm một ít nước mát vào cho nhanh nguội.
  • Dùng nước lá trầu không để gội đầu giúp tiêu viêm, giảm ngứa da đầu.

Áp dụng các mẹo trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không chỉ giúp giảm ngứa ngáy mà còn ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm sâu vào nang tóc gây rụng tóc.

17. Tắm nắng - cung cấp vitamin D cũng là cách trị bệnh vẩy nến da đầu

Hầu hết những người mắc bệnh vảy nến cho rằng các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm vào thời điểm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo lý giải của các nhà khoa học, trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UVA và UVB có khả năng ức chế quá trình gây viêm, làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến đáng kể.  

Liệu pháp này không chỉ chứa tia UV mà còn cung cấp vitamin D tự nhiên, tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Vitamin D giúp tăng khả năng miễn dịch của da, nhờ vậy có thể hạn chế tình trạng da bị tổn thương và kích ứng với các yếu tố bên ngoài.

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, áp dụng biện pháp quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB nhân tạo) cũng được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

Cách tắm nắng hiệu quả cho da đầu vảy nến:

  • Đầu tiên, nên chọn khung giờ tắm nắng an toàn là 7:00 – 9:00.
  • Thời gian tắm nắng chỉ nên kéo dài từ 5-10 phút.
  • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
  • Tránh tắm nắng cho da sau 9h sáng vì lúc này tia UV trong ánh nắng có cường độ mạnh dễ dẫn đến cháy nắng và kích ứng da.

Tác dụng: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da. 

Những lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến da đầu tại nhà

Việc áp dụng cách trị vảy nến da đầu tại nhà vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả tức thì, tuy vậy trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Tần suất thực hiện của từng phương pháp là khác nhau, vì vậy nên lựa chọn phương pháp phù hợp với cơ địa và theo dõi phản ứng của cơ thể kỹ càng. Không nên áp dụng quá nhiều phương pháp cùng lúc để tránh tác dụng ngược.
  • Bệnh vảy nến da đầu làm tăng nguy cơ hình thành các vùng da khô, nứt nẻ, trầy xước do gãi ngứa… do đó khi thực hiện các phương pháp cải thiện từ bên ngoài nên cẩn trọng, để tránh da đầu viêm nhiễm nặng hơn.
  • Cần vệ sinh da đầu sạch sẽ trước khi áp dụng các biện pháp trên. Điều này giúp bạn ngăn chặn một số vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong da đầu gây ra nhiễm trùng, gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Nếu bạn thuộc da nhạy cảm, hãy thử thoa một ít hỗn hợp lên cánh tay thử xem có bị  kích ứng hay không rồi hãy thoa trực tiếp da đầu. Ngưng ngay các mẹo chữa vảy nến tại nhà nếu nhận ghi nhận các triệu chứng bất thường như: da đầu đau rát, ngứa ngáy dữ dội…
  • Không sử dụng nước nóng và dầu gội có chứa chất tẩy quá mạnh vì có thể gây tổn thương thêm vùng da đang bị bệnh.
  • Chữa vảy nến da đầu bằng những mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu của bệnh, không thể tác động sâu vào nguyên nhân gây ra bệnh để chữa trị dứt điểm. 
  • Hầu hết những cách trị vảy nến kể trên chỉ được sử dụng khi tình trạng vảy nến còn ở thể nhẹ, đối với những trường hợp mắc vảy nến đã chuyển biến nghiêm trọng và đang dùng thuốc đặc trị, thì không nên áp dụng các phương pháp chữa trị khác phác đồ của bác sĩ để tránh bội nhiễm da đầu.
  • Khi áp dụng các mẹo chữa vảy nến dân gian, cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang đến hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, trong giai đoạn bệnh bùng phát nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tiếp các biện pháp này. (6)

Vảy nến là căn bệnh viêm da mạn tính, thường diễn tiến nặng và tái phát nhanh chóng. Đó là chưa kể, vảy nến còn khiến cho nhiều người “lâm cảnh” mái tóc khô xơ, tóc dễ gãy rụng, tóc mới lâu mọc không kịp “phủ xanh đồi trọc”. Chính vì thế, các biện pháp cải thiện kể trên chỉ phần nào giúp làm giảm bớt triệu chứng ngứa rát, khó chịu cho bệnh nhân, chứ không đem lại hiệu quả đẩy lùi bệnh hay giúp tóc mọc nhanh, mọc chắc khỏe. 

 Để tóc có thể mọc lên khỏe mạnh, sợi tóc dày mượt thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trị vảy nến da đầu tại nhà

Tế bào mầm tóc có vai trò “gieo mầm sự sống” cho cả cuộc đời sợi tóc. Với sợi tóc mới, chúng là “hạt giống” để khởi nguồn một sự sống. Với những sợi tóc đang mọc, chúng là yếu tố quan trọng để duy trì sức sống của tóc, giúp tóc mọc lên nhanh, chắc khỏe, dày mượt. Đặc biệt, tế bào mầm tóc chịu sự điều khiển của thần kinh nội tiết (vốn khác nhau giữa nam và nữ) mới có thể “sản xuất” ra những sợi tóc khỏe mạnh. Vì thế, để nuôi dưỡng tế bào mầm tóc đúng cách, cần có giải pháp chuyên biệt riêng cho 2 giới chứ không thể dùng chung.

Tiến sĩ Lê Thúy Tươi chia sẻ

Giải pháp mới được mang đến từ các nhà khoa học Mỹ, dành cho người bị rụng tóc, muốn kích thích tóc mọc mới nhanh và hiệu quả chính là sử dụng sản phẩm Qik Hair. Qik Hair chứa nhiều dưỡng chất quý từ thiên nhiên và có công thức chuyên biệt cho sợi tóc phát triển theo cơ chế dành riêng cho nam và nữ, nhằm đem lại hiệu quả giảm rụng, tăng mọc tóc tối ưu.

Cách phòng ngừa vảy nến da đầu 

Bên cạnh biện pháp điều trị y tế và cải thiện bằng các phương pháp dân gian, để phòng ngừa bệnh vảy nến da đầu, bạn nên kiểm soát các yếu tố “khởi động” bệnh hàng ngày như: 

  • Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách tắm gội với nguồn nước sạch sẽ, vệ sinh mũ nón thường xuyên, sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da đầu và tóc có nguồn gốc uy tín, thân thiện với sức khỏe.
  • Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ví dụ như 75-100gr protein, 200gr rau xanh, trái cây tươi và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da.
  • Có chế độ tập luyện và  nghỉ ngơi khoa học: Ngủ đúng giờ và đủ giấc, cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh xa một số thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ… 
  • Không lạm dụng hóa chất nhuộm tóc và sử dụng nước hoa nhật tạo.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nếu do tính chất công việc thì nên mặc đồ bảo hộ và vệ sinh đúng cách sau khi kết thúc công việc.

Tóm lại, việc áp dụng cách trị vảy nến da đầu là một hành trình dài và tương đối phức tạp, vì vậy đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì các chỉ dẫn y khoa. Việc phòng ngừa và nhận biết bệnh từ sớm là điều hết sức cần thiết giúp loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh, từ đó đẩy lùi rụng tóc, thưa tóc do bệnh vảy nến.