Triệu chứng đau lưng ở phụ nữ

Thông thường đau lưng xảy ra do lao động nặng sẽ có thể tự khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đau lưng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về đau lưng: vị trí, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị trong bài viết sau.

Đau lưng là bệnh gì?

Đau lưng là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau lưng kéo dài, kèm theo những triệu chứng bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý dưới đây:

  • Thoái hóa cột sống lưng: thường gặp ở người cao tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên, nhưng hiện nay bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Thoái hóa cột sống lưng gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình di chuyển, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy trong các bao xơ thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra những cơn đau đớn, khó chịu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột khi bị chấn thương, khiêng vác nặng, hay xoay trở gập lưng mạnh, tác động lên cột sống làm cho đĩa đệm bị mài mòn, rách và trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Viêm cột sống: đây là dạng bệnh lý xương khớp tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh. Viêm cột sống ảnh hưởng lớn đến sụn và xương dưới sụn khiến cột sống đau nhức, khó khăn mỗi khi cử động. Thậm chí, trong trường hợp bệnh nặng, các lớp sụn bị phá hủy hoàn toàn, các gai xương ở lớp sụn hình thành, đâm vào các rễ thần kinh gây đau buốt. Các cơn đau này thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, có thể lan xuống mông, bắp chân, bàn chân, cản trở khả năng di chuyển bình thường của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm có thể làm biến dạng cột sống, rất khó phục hồi. 
  • Hẹp ống sống: là tình trạng ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh. Đây là bệnh khá phổ biến thường gặp ở những người trên 50 tuổi, không có sự khác biệt giữa giới tính mắc bệnh. Những người bị hẹp ống sống thường gặp các biểu hiện như tê vai, mỏi cổ, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, lan xuống hông, đùi, ảnh hưởng đến khả năng vận động, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Triệu chứng đau lưng ở phụ nữ

Đau lưng là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp 

  • Đau cơ xơ hóa: Bệnh xảy ra ở người trung tuổi, nhưng ít gặp hơn những bệnh kể trên. Đau cơ xơ hóa thường đi kèm với các biểu hiện như đau lưng, mệt mỏi, rối loạn nhận thức, lo lắng, căng thẳng, các cơn đau có xu hướng lan ra toàn cơ thể. 
  • Đau thần kinh tọa: dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đảm nhiệm những chức năng quan trọng. Những cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi khu vực này do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gây ra. Các cơn đau xuất hiện một cách từ từ hoặc đột ngột với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rối loạn giao cảm, tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát, có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động.

Vị trí đau lưng

Tùy vào những vị trí khác nhau, mà tình trạng đau lưng có thể là biểu hiện của một bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số vị trí chính mà người bệnh đau lưng hay gặp phải:

  • Đau lưng bên trên, đau lưng bên dưới

Đây là 2 vị trí thường gặp nhất, là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng xương tại ngực rồi lan sang hai bên bả vai, cánh tay. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động, không kiểm soát được hành động.

  • Đau lưng bên trái, đau lưng bên phải

Khi thấy đau lưng âm ỉ ở những vị trí này kèm biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu rắt ra máu thì hãy cẩn thận, có thể thận bạn đang gặp vấn đề. Bên cạnh đó, những người mắc các hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa cũng thường gặp những cơn đau lưng ở các vị trí kể trên. 

  • Đau lưng, bụng, khung chậu

Những vấn đề về thận sẽ dẫn đến những cơn đau ở vùng lưng, bụng, khung chậu. Do đó, nếu gặp tình trạng này kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.

  • Đau phần giữa phía trên lưng

Nếu bạn bị đau ở vùng giữa phía trên lưng kèm theo đau nhói ngực, nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khá cao. Đừng quá chủ quan, hãy theo dõi sức khỏe và có những biện pháp xử lý kịp thời. 

Vị trí đau lưng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh về tuyến tụy và dạ dày. Bên cạnh những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp thêm triệu chứng như đau bụng ở góc phần tư phía trên. 

Những cơn đau ở vùng thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các yếu tố như bệnh xương khớp, đường tiết niệu có vấn đề, thói quen sinh hoạt, làm việc chưa khoa học,.. Chính vì vậy, khi có những triệu chứng của bệnh, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc cũng như đến thăm khám bác sĩ sớm. 

Triệu chứng đau lưng ở phụ nữ

Nguyên nhân đau lưng khác

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý đã được phân tích ở trên, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố dưới đây:

  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, các khớp xương sẽ tăng nguy cơ thoái hóa, dẫn đến các bệnh lý xương khớp, chèn ép lên rễ thần kinh, gây nên những cơn đau ở vùng lưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao tác động lên cột sống. Trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mô mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau lưng.
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng lên ngồi xuống nhiều, ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân bị đau lưng. Để cải thiện tình trạng trên, bạn cần thay đổi tư thế làm việc, hạn chế làm những việc nặng trong thời gian dài.
  • Stress: đây cũng là một trong những yếu tố khiến bạn gặp phải những cơn nhức mỏi lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bẩm sinh, yếu tố di truyền: những người có thành viên trong gia đình bị đau lưng mãn tính cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. 

Triệu chứng đau lưng ở phụ nữ

Nguyên nhân đau lưng đa dạng

Triệu chứng đau lưng đa dạng

Ngoài những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng;
  • Đau âm ỉ ở lưng;
  • Các cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh 
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
  • Đôi khi người bệnh cảm thấy tê ran và ngứa chân;
  • Khó khăn trong quá trình di chuyển, người bệnh cảm thấy các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc làm các công việc nặng.

Với các cơn đau bình thường do mỏi cơ hoặc lao động quá sức, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần điều trị. Nếu bạn thường xuyên gặp các cơn đau trên trong thời gian kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Đau lưng kèm với sốt và ớn lạnh, buồn nôn
  • Người bệnh gặp các cơn đau nhiều hơn vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới;
  • Cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư;
  • Người bệnh gặp phải triệu chứng tê và yếu liệt chân, mất cảm giác chi dưới
  • Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ.

Để điều trị bệnh đau lưng, hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng hầu như chúng chưa thể giải quyết triệt để vấn đề của người bệnh. Đối với nguyên nhân đau lưng do các bệnh xương khớp gây ra, việc tác động một chiều sẽ chỉ giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng một phác đồ toàn diện để chấm dứt những cơn đau nhức lưng, mệt mỏi, ổn định lại cuộc sống bình thường. Tại chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” phát sóng trên VTV2, Ths.Bs. Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông y - Bệnh viện Quân đội 108 đã có những đánh giá tích cực về hiệu quả của An Cốt Nam. Theo đó, đây là một phác đồ tổng hợp gồm thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập chuyên sâu được nghiên cứu và điều chế bởi các bác sĩ Tâm Minh Đường dựa trên hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Sáng tạo dựa trên dược liệu quý của dân tộc, bác sĩ cũng gia giảm theo một tỷ lệ thích hợp các thảo dược như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,...

Điểm nổi bật của An Cốt Nam so với các bài thuốc vốn có trên thị trường đó chính là phác đồ “Kiềng 3 chân” mà nếu thiếu bất kỳ “chân” nào cũng sẽ khó mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong đó, thuốc uống chính là “chìa khóa” tạo nên thành công của toàn bộ phác đồ bởi phương thức điều chế đặc biệt dạng cao lỏng: 

  • Mùi vị thảo dược được giữ nguyên, đảm bảo tinh chất dược liệu thu được ở mức tối đa
  • Các dược liệu sau khi đun 24h trên nhiệt độ cao sẽ được chiết xuất theo một phương pháp đặc biệt, đảm bảo loại bỏ hết tạp chất, lượng nước thừa, do đó không gây phù nề cho người sử dụng.
  • Dễ uống, dễ hấp thụ, chuyển hóa nhanh, không gây kích ứng cho cơ thể
  • Ít chịu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, dễ dàng bảo quản 

Nhiều người đã nhận thấy những ưu điểm của dạng thức điều chế này nên chuyển qua sử dụng, thay thế cho các phương pháp khác và đạt được hiệu quả điều trị bất ngờ.. Từ khi biết đến và dùng An Cốt Nam, cuộc sống của nhiều người đã trở lại bình thường, không còn thường xuyên mệt mỏi, khó chịu vì những cơn đau như trước nữa. 

Để nhận được liệu trình điều trị phù hợp nhất, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về đau lưng: Vị trí, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức thật sự hữu ích để chủ động phòng tránh và có biện pháp xử lý thích hợp.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về An Cốt Nam có thể liên hệ trực tiếp: 

  •  Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline:0983340246

  • Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline:0903876437

Nguồn tham khảo: Tamminhduong.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị