Trọng lượng p là gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

Trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Đây là hai đại lượng được sử dụng rất phổ biến trong Vật Lý. Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này cũng như công thức, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

Kiến thức về trọng lượng

Trọng lượng là gì?

Trọng lượng của vật chính là độ lớn hay cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó. Hay nói cách khác, trọng lượng là độ lớn của lực hấp dẫn tác dụng lên chính vật thể đó. 

Trong Vật Lý, trọng lượng được ký hiệu là P. 

Trọng lượng p là gì
Trọng lượng có nghĩa là gì?

 Đơn vị đo trọng lượng là gì?

Đơn vị đo trọng lượng là Newton (ký hiệu là chữ N); được lấy từ tên của nhà Vật Lý học người Anh – Isaac Newton. 

Trọng lượng của một vật có khối lượng 100g xấp xỉ bằng 1N. 

Công thức tính trọng lượng

Trọng lượng của vật có khối lượng m và được đặt tại vị trí có gia tốc g được tính theo công thức: 

P = m.g

Trong đó: 

  • P: Trọng lượng của vật thể (N)
  • m: Khối lượng của vật thể (kg)
  • g: Gia tốc trọng trường của vật thể (m/s2); thường được lấy giá trị bằng 9,8m/s2 hoặc được làm tròn thành 10m/s2. 

Bởi vậy, ta có thể áp dụng công thức sau: P = 10m. 

Kiến thức mở rộng

Trọng lượng của vật thể sẽ phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và khối lượng vật. Tuy nhiên, nếu vật có khối lượng cố định thì trọng lượng sẽ chỉ phụ thuộc vào giá trị của gia tốc g. 

Ví dụ: Trọng lượng của vật thể A có khối lượng 5kg tại Trái Đất sẽ gấp khoảng 6 lần so với trọng lượng của vật thể đó trên Mặt Trăng do gia tốc trọng trường của vật tại Trái Đất gấp 6 lần so với gia tốc trọng trường của vật trên Mặt Trăng. 

Bài vật vận dụng

Ví dụ: Tính trọng lượng của chiếc xe tải nặng 5 tấn?

Lời giải: 

Ta có: 5 tấn = 5000

Trọng lượng của chiếc xe tải là: P = 10m = 10. 5000 = 50000 N. 

Kiến thức về khối lượng

Khối lượng là gì? 

Khối lượng là thước đo lượng vật chất cấu thành nên vật thể. Hay bạn cũng có thể hiểu đó là sức nặng của vật thể ở trên mặt đất. 

Trọng lượng p là gì
Khối lượng là gì?

Đơn vị khối lượng gì? 

Đơn vị đo khối lượng rất đa dạng, gồm có: tấn, tạ, yến, kilogam, gram, nanogram,… Trong đó, kilogam là đơn vị đo phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. 

Thông thường: 1kg = 1000g và 1 tấn = 1000 kg. 

Người ta thường sử dụng cân để đo khối lượng, thường là cân đồng hồ, cân đòn hoặc cân y tế. 

Đặc điểm của khối lượng

  • Khối lượng là đại lượng vô hướng, có giá trị dương và thường không đổi ở vật. 
  • Khối lượng luôn lớn hơn 0 và không bao giờ mang giá trị âm. 

Công thức tính khối lượng

Trong thực tế, ta biết được khối lượng của vật thể bằng cách cân chúng lên. Tuy nhiên, trong các bài tập Vật Lý, ta có thể tính được khối lượng của vật thông qua gia tốc và trọng lượng của chúng. Cụ thể như sau: 

m = P/g

Ví dụ: Quả dưa hấu có trọng lượng là 50N. Hỏi quả dưa hấu có khối lượng là bao nhiêu? 

Lời giải:

Khối lượng của quả dưa hấu là: m = P/g = 50/10 = 5kg. 

Điểm khác biệt giữa khối lượng và trọng lượng là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghe đến các cụm từ như: “Trọng lượng Trái Đất là 5,972E24 kg” hay “Trọng lượng của bao cám này là 25kg”. Rõ ràng như thông tin chia sẻ trên thì trọng lượng có đơn vị đo là N nhưng ở đây người ta lại sử dụng là kg. Liệu có phải trọng lượng và khối lượng là một không?

Trọng lượng p là gì
Khối lượng và trọng lượng là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn

Đáp án là không phải nhé các bạn, bởi: Trọng lượng của vật thể là độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên vật; phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc trọng trường của vật. Và người ta thường sử dụng lực kế để đo trọng lượng của vật. Ngược lại, khối lượng được hiểu là lượng vật chất hình thành nên vật thể đó. Để xác định khối lượng của vật, người ta thường sử dụng cân. 

Như vậy, khối lượng và trọng lượng và hai khái niệm khác biệt nhau hoàn toàn về bản chất. Còn việc sử dụng trọng lượng thay thế cho khối lượng trong cuộc sống là do thói quen sử dụng của người nói. Thực tế, thói quen này cũng không gây ảnh hưởng gì. Vì vậy, nếu thấy ai đó nói rằng “Ra đây cân trọng lượng xem nào” hay “trọng lượng của gói bột giặt này là 5kg” thì bạn hãy hiểu đó là khối lượng nhé!

Mong rằng với những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ trọng lượng là gì, khối lượng là gì cũng như cách phân biệt giữa hai khái niệm này. Nếu bạn có bất kỳ góp ý hay chia sẻ thêm thông tin cho bài viết, hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho chúng tôi biết nhé!

Như các em đã biết, trái đất chúng ta có hình tròn, con người và các vật sinh sống xung quanh trên bề mặt trái đất, vậy làm sao để những vật ở Nam cực không bị rơi ra ngoài trái đất? Nguyên nhân chính giúp các vật không rơi khỏi trái đất chính là Trọng lực.

  • Trọng lượng p là gì

  • Trọng lượng p là gì

  • Trọng lượng p là gì

  • Trọng lượng p là gì

Vậy trọng lực là gì? Trọng lực được ký hiệu ra sao? Phương và chiều của trọng lực như thế nào? Trọng lực có đơn vị là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.

I. Trọng lực là gì?

Bạn đang xem: Trọng lực, Đơn vị lực là gì? Trọng lực ký hiệu là gì? có Phương và chiều như thế nào – Vật lý 6 bài 8

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

– Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

II. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

• Trọng lực có:

Phương: Thẳng đứng

Chiều: Hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)

Cường độ (Độ lớn): Là trọng lượng của vật.

⇒ Đây cũng có thể được gọi là những đặc điểm của trọng lực

Trọng lượng p là gì

III. Đơn vị lực, trọng lực.

– Để đo độ lớn (cường độ) của lực, trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N.

– Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

– Trọng lượng của quả cân 100g (0,1kg) được tính tròn là 1 niutơn (1N). Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.

IV. Vận dụng

* Câu C6 trang 29 SGK Vật Lý 6: Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là mặt nằm ngang

Hãy dùng 1 thước êke để tìm hiểu mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang

* Lời giải:

 Phương dây dọi cùng với phương mặt nước tạo thành 1 góc vuông.

> Có thể em chưa biết:

+ Trọng lượng của vật là cường độ của lực hút của Trái Đất lên vật đó. Do đó, trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Chẳng hạn, khi lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi chút ít. Trái lại, khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật, vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật.

+ Thực ra, quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N (chính xác là 0,98N) chứ không phải chính xác bằng 1N.

+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi đổ bộ lên Mặt Trăng thì trọng lượng trên Mặt Trăng của nhà du hành vũ trụ (tức là sức hút của mặt trăng lên người đó) chỉ bằng 1/6 trọng lượng của người đó trên trái đất (tức trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần) còn khối lượng của người đó không giảm. 

Như vậy, với bài viết về Trọng lực, đơn vị của trọng lực, phương và chiều của trọng lực ở trên các em cần nhớ các ý chinh sau:

Trọng lực là lực hút của trái đất;

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất;

Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó;

Đơn vị của lực là niutơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.

Hy vọng với bài viết Trọng lực, Đơn vị lực là gì? Trọng lực ký hiệu là gì? có Phương và chiều như thế nào sẽ giúp ích cho các em, mọi góp ý thắc mắc các em hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục