Trong microsoft powerpoint, hiệu ứng motion paths dùng cho đối tượng có ý nghĩa là gì?

Powerpoint  giúp bạn tạo các bài trình chiếu, thuyết trình rất hiệu quả. Một người sử dụng đơn giản chỉ cần nhập nội dung vào và trình chiếu, nhưng để bài trình chiếu của bạn đạt hiệu quả cao hơn bạn cần hiểu được một số các hiệu ứng tạo chuyển động trong Powerpoint như sau:

Để minh họa các hiệu ứng bạn cần vẽ ra một đối tượng như hình tròn, hình vuông, hoặc chèn vào một bức ảnh….Sau đó nếu bạn sử dụng Office 2003 bạn kích chuột phải vào đối tượng vừa tạo chọn Custom Animation như hình:

Sau đó bạn sẽ thấy cửa sổ Custom Animation hiện ra, bạn kích chuột vào nút Add Effect sẽ thấy hiện ra các hiệu ứng như trong hình:

Nếu bạn sử dụng Powerpoint 2010: sau khi vẽ ra một biểu tượng bất kỳ bạn kích chuột vào biểu tượng sau đó kích chọn nút Animations:

Sau đó bạn sẽ thấy các hiệu ứng hiện ra, khi kích vào nút Add animation bạn sẽ thấy các hiệu ứng giống như trong hình:

Trong cả hai phiên bản Office 2003 và 2010 đều có các hiệu ứng cơ bản như sau:

– Hiệu ứng xuất hiện (entrance): tức là khi bạn chọn hiệu ứng này và trình chiếu thì đối tượng sẽ từ đâu đó hiện ra chứ không hiển thị sẵn trên màn hình.

– Hiệu ứng nổi bất (emphasic): hiệu ứng này thì đối tượng đã hiện sẵn trên màn hình khi bạn trình chiếu, đối tượng sẽ thay đổi các trạng thái như màu sắc, kích thước…

– Hiệu ứng thoát (exit): hiệu ứng này giúp một đối tượng biến mất khỏi màn hình trình chiếu.

– Hiệu ứng chuyển động theo một quỹ đạo (Motion Paths): giúp đối tượng di chuyển sang trái, phải, hay đi vòng trong, hoặc đi theo một đường nào đó mà bạn vẽ ra.

Một đối tượng có thể có nhiều hiệu ứng, sau khi bạn chọn hiệu ứng cho các đối tượng xong bạn sẽ thấy các hiệu ứng xuất hiện trong bảng Pane, như ở hình dưới đối tượng oval có 3 hiệu ứng.

Đối với Powerpoint 2010 bạn cần kích vào nút animation Pane để hiển thị bảng Pane.

Khi trình chiếu các hiệu ứng sẽ xuất hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, bạn muốn hiệu ứng nào xuất hiện trước thì kéo thả nên phía trên để có số thứ tự thấp. Nếu bạn muốn xóa bỏ hiệu ứng nào thì có thể kích vào mũi tên chỉ xuống (vd: như hình trên mũi tên ở phía cuối chữ Oval3..) ở  tên các hiệu ứng chọn Removel hoặc ấn phím delete trên bàn phím.

Khi mới làm quen với các hiệu ứng bạn nên sử dụng từng hiệu ứng một cho thạo rồi hãy kết hợp nhiều hiệu ứng với nhau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

This entry was posted in Power Point. Bookmark the permalink.

Công nghệ Ứng dụng Tin học Văn phòng Microsoft PowerPoint

Tạo hiệu ứng cho văn bản và các đối tượng trong PowerPoint 2016

  • Emphasis: Những hiệu ứng động này được áp dụng khi đối tượng nằm trên slide (thường được kích hoạt bằng một cú click chuột). Ví dụ, có thể đặt một đối tượng để xoay khi nhấp chuột.

  • Exit: Nhóm này kiểm soát cách đối tượng thoát khỏi slide. Ví dụ, với hiệu ứng Fade, đối tượng sẽ đơn giản sẽ mờ dần đi.

  • Motion Paths: Tương tự như hiệu ứng Emphasis, đối tượng sẽ di chuyển trong slide dọc theo đường dẫn được xác định trước, chẳng hạn như một vòng tròn.

Cách áp dụng hiệu ứng động cho một đối tượng

1. Chọn đối tượng muốn thêm hiệu ứng động.

2. Trên tab Animations, bấm vào mũi tên drop-down More trong nhóm Animation.

3. Một menu drop-down chứa các hiệu ứng động sẽ xuất hiện. Hãy chọn hiệu ứng mong muốn.

4. Hiệu ứng sẽ được áp dụng cho đối tượng. Đối tượng sẽ có một số nhỏ bên cạnh để đánh dấu rằng nó có hiệu ứng động. Trong bảng điều khiển Slide, biểu tượng ngôi sao cũng sẽ xuất hiện bên cạnh slide.

Ở dưới cùng của menu, người dùng có thể tìm thấy nhiều hiệu ứng hơn.

Các tùy chọn hiệu ứng

Một số hiệu ứng sẽ có tùy chọn cho phép người dùng có thể thay đổi. Ví dụ, với hiệu ứng Fly In, người dùng có thể kiểm soát hướng của đối tượng. Các tùy chọn này có thể được truy cập từ lệnh Effect Options trong nhóm Animation.

Cách xóa một hiệu ứng động

1. Chọn số nhỏ nằm bên cạnh đối tượng đã được thêm hiệu ứng động.

2. Bấm phím Delete. Các hiệu ứng động sẽ bị xóa.

Các hiệu ứng động mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng vừa phải. Thêm quá nhiều hiệu ứng động có thể làm cho bài thuyết trình trông hơi ngớ ngẩn và thậm chí gây mất tập trung cho khán giả. Hãy cân nhắc để sử dụng các hiệu ứng động sao cho thật tinh tế, hoặc hoàn toàn không sử dụng hiệu ứng động nếu không thực sự cần thiết.

Làm việc với các hiệu ứng động

Cách thêm nhiều hiệu ứng động vào một đối tượng

Nếu chọn một hiệu ứng động mới từ menu trong nhóm Animation, nó sẽ thay thế hiệu ứng động hiện tại của đối tượng. Tuy nhiên, đôi khi người dùng lại muốn đặt nhiều hiệu ứng động trên một đối tượng, như hiệu ứng Entrance và Exit chẳng hạn. Để làm điều này, ta sẽ cần sử dụng lệnh Add Animation. Lệnh này sẽ cho phép giữ lại các hoạt ảnh hiện tại đồng thời thêm các hoạt ảnh mới.

1. Chọn một đối tượng.

2. Nhấp vào tab Animations.

3. Trong nhóm Advanced Animation, nhấp vào lệnh Add Animation để xem các hiệu ứng động có sẵn.

4. Chọn hiệu ứng động mong muốn.

5. Nếu đối tượng có nhiều hơn một hiệu ứng, nó sẽ có nhiều số khác nhau, tương ứng với mỗi hiệu ứng. Các con số chỉ ra thứ tự mà các hiệu ứng sẽ được áp dụng.

Cách sắp xếp lại các hiệu ứng động

1. Chọn số hiệu ứng muốn thay đổi.

2. Từ tab Animations, bấm vào lệnh Move Earlier hoặc Move Later để thay đổi thứ tự các hiệu ứng.

Cách sao chép hiệu ứng động với Animation Painter

Trong một số trường hợp, người dùng có thể muốn áp dụng các hiệu ứng tương tự cho nhiều đối tượng. Điều này có thể thực hiện bằng cách sao chép các hiệu ứng từ đối tượng này sang đối tượng khác với Animation Painter. Trong ví dụ hôm nay, ta sẽ sao chép một hiệu ứng động từ slide này sang slide khác vì chúng có bố cục tương tự nhau.

1. Nhấp vào đối tượng có các hiệu ứng muốn sao chép. Trong ví dụ này, ta sẽ nhấp vào phần câu trả lời.

2. Từ tab Animations, nhấp vào lệnh Animation Painter.

3. Nhấp vào đối tượng muốn sao chép các hiệu ứng. Trong ví dụ này, ta sẽ nhấp vào phần trả lời trên slide tiếp theo. Cả hai đối tượng bây giờ có cùng một hiệu ứng.

Cách xem trước hiệu ứng động

Bất kỳ hiệu ứng động nào đã áp dụng cũng sẽ hiển thị khi trình chiếu slide show. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể nhanh chóng xem trước các hiệu ứng động cho slide hiện tại mà không cần xem slide show.

1. Điều hướng đến slide muốn xem trước.

2. Từ tab Animations, nhấp vào lệnh Preview. Các hiệu ứng động cho slide hiện tại sẽ xuất hiện.

Animation Pane

Animation Pane cho phép người dùng xem và quản lý tất cả các hiệu ứng trên slide hiện tại. Người dùng có thể sửa đổi và sắp xếp lại các hiệu ứng trực tiếp từ Animation Pane. Điều này đặc biệt hữu ích khi có một số hiệu ứng cần sắp xếp.

Cách mở Animation Pane

1. Từ tab Animations, bấm vào lệnh Animation Pane.

2. Animation Pane sẽ mở ở phía bên phải của cửa sổ. Nó sẽ hiển thị tất cả các hiệu ứng cho slide hiện tại theo thứ tự chúng xuất hiện.

Nếu có một vài đối tượng đã được thêm hiệu ứng động, hãy đổi tên các đối tượng trước khi sắp xếp lại chúng trong Animation Pane. Bạn có thể đổi tên chúng trong Selection Pane. Để mở Selection Pane, bấm vào một đối tượng, sau đó từ tab Format, nhấp vào Selection Pane. Bấm đúp vào tên của một đối tượng để đổi tên nó.

Cách sắp xếp lại các hiệu ứng từ Animation Pane

1. Trên Animation Pane, nhấp và kéo hiệu ứng lên hoặc xuống.

2. Các hiệu ứng sẽ tự sắp xếp lại.

Cách xem trước các hiệu ứng từ Animation Pane

1. Từ Animation Pane, bấm vào nút Play.

2. Các hiệu ứng cho slide hiện tại sẽ xuất hiện. Ở bên phải của Animation Pane, sẽ có một timeline hiển thị tiến trình qua từng hiệu ứng.

Nếu timeline không hiển thị, nhấp vào mũi tên drop-down ở một hiệu ứng, sau đó chọn Show Advanced Timeline.

Cách thay đổi tùy chọn bắt đầu của hiệu ứng

Theo mặc định, một hiệu ứng bắt đầu phát khi người dùng nhấp chuột trong bài thuyết trình. Nếu có nhiều hiệu ứng, sẽ cần phải nhấp nhiều lần để bắt đầu từng hiệu ứng riêng lẻ. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi tùy chọn bắt đầu cho từng hiệu ứng, người dùng có thể làm cho các hiệu ứng tự động phát cùng lúc hoặc lần lượt từng hiệu ứng một.

1. Từ Animation Pane, chọn một hiệu ứng. Một mũi tên drop-down sẽ xuất hiện bên cạnh hiệu ứng.

2. Nhấp vào mũi tên drop-down và chọn một trong ba tùy chọn bắt đầu mong muốn. Start on Click sẽ bắt đầu hiệu ứng khi nhấp chuột, Start With Before sẽ bắt đầu hiệu ứng cùng lúc với hiệu ứng trước đó và Start After Before sẽ bắt đầu lần lượt từng hiệu ứng một.

Khi xem trước các hiệu ứng động, tất cả các hiệu ứng sẽ tự động phát. Để kiểm tra các hiệu ứng đã được đặt thành Start on Click chưa, sẽ cần phát slide show.

Hộp thoại Effect Options

Từ Animation Pane, bạn có thể truy cập hộp thoại Effect Options, trong đó có các tùy chọn nâng cao hơn, được sử dụng để tinh chỉnh hoạt ảnh của mình.

Cách mở hộp thoại Effect Options

1. Từ Animation Pane, chọn một hiệu ứng. Một mũi tên drop-down sẽ xuất hiện bên cạnh hiệu ứng.

2. Nhấp vào mũi tên drop-down, sau đó chọn Effect Options.

3. Hộp thoại Effect Options sẽ xuất hiện. Nhấp vào menu drop-down và chọn những thay đổi mong muốn. Có thể thêm âm thanh vào hiệu ứng động, thêm hiệu ứng sau khi hoạt ảnh kết thúc hoặc thêm hoạt ảnh cho văn bản theo một trình tự khác.

Một số hiệu ứng có các tùy chọn bổ sung và người dùng có thể thay đổi. Chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào hiệu ứng đã chọn.

Cách thay đổi thời gian của hiệu ứng

1. Từ hộp thoại Effect Options, chọn tab Timing.

2. Từ đây, bạn có thể thêm độ trễ trước khi hiệu ứng bắt đầu, thay đổi thời lượng của hiệu ứng và kiểm soát xem hiệu ứng có lặp lại hay không.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • Cách mở slide PowerPoint trên Google Slides
  • Cách tạo trò chơi ô chữ trên PowerPoint
  • Cách làm hiệu ứng chữ pháo hoa PowerPoint

  • Cách chèn đồng hồ vào PowerPoint
  • Cách tạo trò chơi đoán hình trên PowerPoint
  • Cách căn giữa ô trong bảng PowerPoint
  • Cách tạo hiệu ứng cho ảnh trên PowerPoint

Thứ Ba, 05/02/2019 13:30

4,128 👨 126.687

0 Bình luận

Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất

Kali Linux 2022.2: Thêm 10 công cụ mới, cải tiến WSL và một số nâng cấp khác
  • Cách nước hình thành bên trong một quả dừa
  • Nvidia phát hành gói cập nhật driver bảo mật khẩn cấp cho GPU Kepler GTX 700 và 600 series, người dùng lưu ý
  • Cách hiện nút Video Watch Facebook siêu đơn giản
  • Thẻ HTML <!--...-->
  • Code Thợ Săn Quỷ Mobile mới nhất
  • Microsoft PowerPoint

    • Cách tạo mục lục trong PowerPoint
    • MS PowerPoint - Bài 5: Tạo Slide trình chiếu thủ công
    • Cách tạo album ảnh trên PowerPoint kèm hiệu ứng
    • Cách đổi màu trỏ chuột laser trên PowerPoint
    • PowerPoint 2019 (Phần 11): Trình bày slideshow
    • Cách in 2 trang trên 1 mặt giấy
    • PowerPoint 2019 (Phần 27): Sửa đổi theme
    • Cách sao chép nội dung file PowerPoint sang file Word
    • Cách tạo Intro trong PowerPoint như phim Star Wars
    Xem thêm

    Tin học Văn phòng
    • Microsoft Word
    • Microsoft Excel
    • Microsoft PowerPoint
    • Microsoft Access
    • Google Docs
    • Google Sheets
    • Google Slides
    • Tài liệu PDF
    • Ứng dụng khác
    • Thủ thuật Email

    Video liên quan

    Chủ đề