Trước sử rút chạy của kế thứ vua tôi nhà Trần đã làm gì

GV: Trịnh Thị OanhGV: Trịnh Thị Oanh 1. D i th i Tr n, ngh chính ướ ờ ầ ềc a ủ nhân dân ta là ngh gì?ề 2. Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?KiÓm tra bµi còThứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010LỊCH SỬ: Thời nhà Trần, quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần? Chúng có sức mạnh như thế nào? Quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta ba lần. Lúc đó quân xâm lược Mông Nguyên đang tung hoành khắp châu Âu và Châu Á. 1/ Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần:

Tìm những sự việc cho thấy vua tôi

nhà Trần rất quyết tâm chống giặc. 1/ Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần:* Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm đánh giặc:+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo.”+ Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. + Trần Hưng Đạo viết bài Hịch tướng sĩ trong đó có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.+ Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay hai chữ : “Sát Thát”.1/ Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần:2.Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. 1. Trước cuộc tấn công của giặc, cả 3 lần vua tôi nhà Trần đã làm gì? Tại sao lại làm như vậy?2. Lúc nào quân ta tấn công địch?2.Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. 1. Trước cuộc tấn công của giặc, cả 3 lần vua tôi nhà Trần đã làm gì? Tại sao lại làm như vậy? Cả 3 lần vua tôi nhà Trần đã chủ Cả 3 lần vua tôi nhà Trần đã chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long.Long.  Làm như vậy có tác dụng rất lớn vì địch vào Làm như vậy có tác dụng rất lớn vì địch vào Thăng Long không thấy một bóng người, không Thăng Long không thấy một bóng người, không có lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. có lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, quân ta bảo toàn lực lượng.Quân địch hao tổn, quân ta bảo toàn lực lượng.2. Lúc nào quân ta tấn công quân địch?2.Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. Đợi khi quân giặc hao tổn lực lượng, Đợi khi quân giặc hao tổn lực lượng, chúng yếu đi, quân ta mới tấn công. chúng yếu đi, quân ta mới tấn công. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên có kết quả như thế nào? Mông – Nguyên có kết quả như thế nào? 2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. - - Lần thứ nhấtLần thứ nhất:: Chúng cắm cổ rút chạy không Chúng cắm cổ rút chạy không còn hung hăng như khi vào xâm lượccòn hung hăng như khi vào xâm lược..- - Lần thứ hai:Lần thứ hai: Tướng giặc là Thoát Hoan phải Tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thânchui vào ống đồng để thoát thân..- Lần thứ ba- Lần thứ ba:: Quân ta chặn đường rút lui của giặc, tiêu Quân ta chặn đường rút lui của giặc, tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.diệt chúng trên sông Bạch Đằng. Sau ba lần thất bại, quân Mông – Sau ba lần thất bại, quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước Nguyên không dám sang xâm lược nước ta lần nữa, đất nước sạch bóng quân ta lần nữa, đất nước sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững .thù, độc lập dân tộc được giữ vững .2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?Quân Mông - Nguyên sang xâm l ợc n ớc ta ba lần. Cả ba lần, vua tôi, quân dân nhà Trần đều đồng lòng, m u trí đánh thắng quân xâm l ợc.Theo em, vì sao cả 3 lần chống Theo em, vì sao cả 3 lần chống giặc Mông Nguyên, vua tôi nhà giặc Mông Nguyên, vua tôi nhà Trần đều giành đ ợc thắng lợi Trần đều giành đ ợc thắng lợi vẻ vang?vẻ vang?3/ Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản. - Trần Quốc Toản sinh năm Đinh Mão 1267 ,mất năm Ất Dậu 1285 .Ông sinh ra và lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần 2. Năm 1282, triều Trần tổ chức một hội nghị quân sự đặc biệt tại bến Bình Than. Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các vị tướng lĩnh cao cấp của nhà Trần. Trần Quốc Toản tuy là tôn thất của nhà Trần, đã được phong tước Hoài Văn Hầu nhưng vì còn ở tuổi vị thành niên nên không được vào dự bàn. Ông căm tức đến nỗi bóp vỡ tan quả cam đang cầm trong tay mà không biết. Tan họp về, ông tập hợp đám thiếu niên thân thuộc, sắm sửa binh khí chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “Phá cường tặc, báo hoàng ân” ( phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua). •Em biết vị anh hùng trẻ tuổi này là ai không?Khi đánh nhau với giặc, Trần Quốc Toản thường xông pha lên trước, khiến giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch. Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thanh niên. Đội quân hơn một ngàn người của ông đã sát cánh chiến đấu với quân đội của triều đình và lập được nhiều công lớn. Năm Ất Dậu 1285 ông hi sinh trong chiến dịch Thăng Long – Chương Dương khi mới 18 tuổi. Giỏi thay!Trần Quốc Toản !Tuổi trẻ dư can đảm Dốc bụng báo hoàng ân,Cả gan bình quốc nạn .Cờ bay, giặc hãi hùng ,Giáo trơ quân tan rã Lừng lẫy tiếng anh hùng Giỏi thay! Trần Quốc Toản! (Theo Danh tướng Việt Nam)3/ Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản. LỊCH SỬ Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta ba lần. Cả ba lần, vua tôi, quân dân nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược.Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010.

Thời Nhà Trần, giặc nào sang xâm lược lước ta?

Quân Nam HánQuân Mông Nguyên Quân Tống1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Câu hỏi 1Câu hỏi 1::ACBBHết giờHết giờB Quân Mông - Nguyên Ai là người 3 lần lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Mông Nguyên? Trần Hưng ĐạoTrần Thủ ĐộLý Thái Tông Trần Hưng Đạo1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Câu hỏi 2:Câu hỏi 2:ACBAH t giế ờH t giế ờNơi các cụ bô lão họp để bàn kế họp bàn kế đánh giặc Nguyên?Điện Diên Hồng Bến Bình Than Sông Bạch Đằng Điện Diên Hồng1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Câu hỏi 3:Câu hỏi 3:ACBAHết giờHết giờLịch sử: 1/ Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần2/ Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. 3/ Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010.

Đầu thần chưa

Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!bệ hạ đừng lo!Hội nghị Diên HồngBức phù điêu mô phỏng tinh thần quyết tâm đánh giặc của các bô lão

Đầu năm 1285, sau khi đặt nền thống trị vững chắc ở Trung Hoa, nhà Nguyên càng muốn nhanh chóng thôn tính Đại Việt, với mưu đồ làm bàn đạp để xâm chiếm khu vực Đông Nam Á. Rút kinh nghiệm sau thất bại khi xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (năm 1258), lần này nhà Nguyên đã tổ chức chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về lực lượng1 và lương thảo; đặc biệt, về phương thức tiến hành xâm lược đã có sự thay đổi với những thủ đoạn mới. Một mặt, lấy lý do mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành, nếu được chấp nhận sẽ là cơ hội thuận lợi để nhà Nguyên đưa quân vào xâm chiếm nước ta bất ngờ, ít tốn sức nhất, còn nếu bị từ chối, thì lấy đó làm “cớ hợp pháp” phát động chiến tranh xâm lược. Mặt khác, để bảo đảm chắc thắng cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai, ngoài việc sử dụng đạo quân chủ yếu gồm 40 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh từ phía Bắc xuống, nhà Nguyên còn tổ chức thêm một đạo quân khác do Toa Đô chỉ huy, đem 10 vạn quân từ Quảng Châu đi hải đạo sang đánh Chiêm Thành, làm cánh quân vu hồi chiến lược đánh thốc từ phía Nam lên, hình thành thế trận “hai gọng kìm” hòng kẹp chặt quân đội nhà Trần vào giữa để tiêu diệt. Sớm nhận rõ âm mưu “mượn Ngu, diệt Quắc” của địch, Vua tôi nhà Trần kiên quyết không cho mượn đường; đồng thời, đem quân đi phòng giữ các nơi xung yếu và truyền Hịch động viên toàn dân chống giặc. Tuy gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến do thế giặc đang mạnh, song dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài thao lược mưu trí của Bộ Thống soái Triều Trần cùng tinh thần đồng tâm quyết chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống các đợt tiến công của địch và từng bước đẩy chúng sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân của Đại Việt. Đồng thời, chủ động nắm chắc tình hình, khi thời cơ đến, vận dụng nhiều hình thức tác chiến thực hành tổng phản công mãnh liệt tiêu diệt và làm tan rã 50 vạn quân Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc độc lập, tự chủ cho dân tộc. Trong đó, nghệ thuật phản công bẻ gãy gọng kìm vu hồi chiến lược của Toa Đô là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc.

1. Nắm chắc tình hình, quyết định thời cơ phản công chính xác theo tư tưởng “lấy sức nhàn thắng sức mỏi”. Sau khi nhận được dụ chiếu của vua Nguyên, Toa Đô lập tức đốc rút dẫn quân từ phía Nam tiến đánh ra Bắc Đại Việt và phối hợp với quân tiếp ứng của Thoát Hoan do Ô Mã Nhi chỉ huy tìm diệt quân chủ lực đối phương và truy sát vua Trần. Tuy bước đầu giành chiến thắng trong một số trận chiến với quân đội nhà Trần ở Nghệ An, nhưng khi tiếp tục tiến đánh ra phía Bắc thì bị quân nhà Trần do Trần Quang Khải chỉ huy tổ chức chốt giữ ở các vị trí hiểm yếu trên đường bộ kiên quyết phòng thủ, chặn đứng bước tiến và giam chân giặc tại chỗ, đẩy chúng vào tình thế bị động lúng túng, tiến không được, mà lương thảo nuôi quân thì ngày một cạn kiệt. Trước tình hình đó, buộc Toa Đô cùng Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền vượt biển ra Bắc để hợp binh với Thoát Hoan nhằm thực hiện kế hoạch ỷ giốc. Trên cơ sở nắm chắc diễn biến tình hình mọi mặt trên cả phía Bắc và phía Nam, nhất là khi có tin báo tình hình về cánh quân của Toa Đô rút ra Bắc theo đường thủy, Bộ Thống soái nhà Trần nhận định, thời cơ phản công tiêu diệt cánh quân vu hồi chiến lược giặc Nguyên - Mông đã tới: “Toa Đô tự Chiêm Thành trở ra, qua vùng Ô Lý (Thuận Hóa), Hoan (Nghệ An), Ái (Thanh Hóa), đường sá gập ghềnh, quân sĩ vất vả, nay lại vượt biển ra Bắc, thì sức lực cũng đã mỏi mệt. Vậy nên sai một tướng đem quân ra đón đường mà đánh thì chắc phá được”2. Thực tiễn cho thấy, do đạo quân của Toa Đô hành quân liên tục từ xa tới, vốn đã mệt mỏi, lại thiếu lương ăn, cộng thêm thời tiết nắng nóng của mùa hè thêm phần sức kiệt. Khi quân Trần, do Trần Nhật Duật chỉ huy cùng tướng quân Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái, được lệnh đón đường và bất ngờ tiến công chặn đánh đạo quân của Toa Đô tại bến Hàm Tử đã làm giặc thua to chết hại rất nhiều, buộc chúng phải rút quân ra ở cửa Thiên Trường. Như vậy, nhờ việc thường xuyên nắm bắt tình hình cùng với sự phân tích khoa học, Bộ Thống soái nhà Trần đã biết đưa ra quyết định chính xác, tận dụng tốt thời cơ tiến công tiêu diệt giặc trên thế mạnh, “lấy quân nhàn đánh quân mệt mỏi”. Điều đó, không chỉ giúp quân đội Đại Việt chuyển nhanh từ thế cầm cự phòng ngự sang phản công tiến công, lần lượt giành thắng lợi lớn ở Hàm Tử Quan, tiếp đến trên sông Thiên Mạc (Hưng Yên) và kết thúc bằng chiến thắng giòn giã trong trận Tây Kết, bẻ gãy hoàn toàn cánh quân vu hồi chiến lược của Toa Đô, góp phần to lớn vào chiến thắng tiêu diệt đạo quân chủ yếu của Thoát Hoan, kết thúc chiến tranh.

2. Kiên quyết chặn đánh từng bước, tiêu hao sinh lực địch, không cho giặc hợp quân, tiến tới bao vây, cô lập gọng kìm vu hồi chiến lược của giặc. Để thực hiện kế hoạch “hai gọng kìm”, Toa Đô dẫn quân vượt biển sang xâm lược Chiêm Thành, rồi từ đó củng cố lực lượng, tích lũy thêm lương thảo… làm bàn đạp tiến đánh Đại Việt từ phía Nam. Song ý đồ đó đã không đạt được, khi quân Chiêm Thành chiếm giữ được những đường hiểm yếu chống trả quyết liệt, buộc chúng phải chuyển thực hiện mục đích chính làm đạo quân vu hồi từ phía Nam tiến đánh Đại Việt trong điều kiện lương thảo dự trữ không được bổ sung, lực lượng cũng bị tổn thất sau các cuộc giao chiến với quân nước Chiêm. Từ Quảng Bình, Toa Đô kéo quân ra kết hợp với quân tiếp viện của Ô Mã Nhi từ ngoài biển tiến vào thực hành đánh chiếm Nghệ An. Trước thế giặc mạnh, Trần Quang Khải lui ra mặt ngoài, tập trung lực lượng chốt giữ những vị trí hiểm yếu, kiên quyết không cho giặc vượt qua. Sau nhiều lần tiến công đánh mãi không được, trong khi lương thảo mang theo ngày càng cạn kiệt, lương thảo cướp được của dân thì không là bao3. Ý định nhanh chóng chiếm Nghệ An không xong, Toa Đô kéo quân ra Thanh Hóa. Tại đây, cuộc chiến đấu chống giặc của quân, dân Thanh Hóa rất kiên cường. Khi Toa Đô thúc quân đến Bố Vệ, nhân dân trong vùng nổi lên đánh giặc. Văn bia Chùa Hưng Phúc (Quảng Xương, Thanh Hóa) có ghi: Hữu tướng giặc là Toa Đô tiến quân vào Hương này. Ông (Lê Mạnh) đem người trong Hương ra chặn giặc ở bến Cổ Bút. Hai bên đánh nhau, giặc cơ hồ không rút chạy được. Trước tình thế nguy ngập, Toa Đô bèn bàn với Ô Mã Nhi tìm đường hội quân với đạo chủ yếu của Thoát Hoan để dễ bề tiến thoái. Nắm được ý đồ của giặc, Bộ Thống soái nhà Trần kịp thời chỉ đạo quân đội kiên quyết ngăn chặn, chia cắt hai đạo quân giặc không cho chúng hợp binh, từ đó bao vây, cô lập tạo thời cơ thực hành tiến công tiêu diệt từng cánh quân, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân giặc. Vì thế, khi đạo quân Toa Đô rút quân vượt biển ra Bắc đã liên tiếp bị quân và dân nhà Trần ngăn chặn, chia cắt không cho chúng có cơ hội hợp binh với Thoát Hoan, từng bước đẩy chúng vào thế cô lập, sinh lực bị tiêu hao ngày càng nhiều, tinh thần tướng sĩ giặc hết sức hoang mang, mà tình hình về đạo quân chủ yếu vẫn bặt vô âm tín. Nên khi bị quân đội nhà Trần bao vây và thực hành tiến công ở Tây Kết, quân giặc đã nhanh chóng tan rã và thất bại.

3. Kết hợp chặt chẽ đánh bại ý chí, tinh thần quân giặc với tiến công quân sự bẻ gãy gọng kìm vu hồi, góp phần giải phóng đất nước. Đạo quân của Toa Đô, tuy có phần bị xuống sức do phải hành quân và tác chiến liên tục dài ngày, song thực chất đây vẫn là một cánh quân mạnh và nguy hiểm. Nếu tiêu diệt bẻ gãy cánh quân vu hồi này sẽ tạo ra sự đột biến lớn có lợi cho ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến. Vì vậy, mặc dù thời cơ chiến lược phản công - tiến công là rất lớn, nhưng để hạn chế tổn thất của ta, trước mỗi trận giáp chiến với đạo quân của Toa Đô, quân đội nhà Trần luôn định ra những kế sách sắc sảo, nhằm hạn chế thấp nhất sở trường kỵ binh của giặc, đi sâu khai thác, tận dụng hiệu quả những điểm yếu cố hữu của chúng. Trong đó, đánh vào ý chí, tinh thần quân giặc được nhà Trần khai thác triệt để và trở thành yếu tố quan trọng góp phần to lớn vào chiến thắng trong các trận tiến công tiêu diệt giặc. Điều này được thể hiện rõ, khi ngay trong trận đầu ra quân tiến công đạo quân của Toa Đô trên bến Hàm Tử, Trần Nhật Duật đã cho bọn Triệu Trung4 mặc áo đeo cung, mang cờ hiệu Tống xung trận, giặc Nguyên thấy vậy vô cùng sửng sốt, tinh thần hoảng sợ, vì ngỡ rằng nhà Tống đã khôi phục, đem quân sang giúp Đại Việt. Cùng với đó, quân Trần còn dùng kế ly gián, bắn tin sang quân Nguyên nói rằng “Sát Thát” (nghĩa là giết quân Mông Cổ) chứ không đánh người Hoa, khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng nhà Trần. Trong trận chiến quyết định số phận đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết, quân đội nhà Trần cũng sử dụng kế sách này rất hiệu quả, bằng việc thông tin cho giặc biết tình hình về đạo quân chủ yếu của Thoát Hoan hiện tháo chạy khỏi Thăng Long, đã giáng một đòn mạnh vào tinh thần của một đạo quân vốn đã mệt mỏi, làm cho tinh thần tướng sĩ giặc bị suy sụp hoàn toàn. Kế hoạch hợp quân của tướng giặc bị sụp đổ, dẫn đến đội hình giặc rã rời không còn bụng dạ nào để chiến đấu. Nhờ vậy, khi ta thực hành tiến công, thì một hiện tượng hiếm thấy trong quân đội Nguyên - Mông đã xảy ra, đội quân Nguyên do Tổng quản Trương Hiển chỉ huy nhanh chóng xin đầu hàng tại trận; đa phần quân giặc đều chống cự yếu ớt. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn chiến sự diễn ra, quân giặc đã bị thiệt hại rất lớn. Toa Đô bị giết, hơn nửa lực lượng của chúng bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi cùng với một số tàn binh tháo chạy vào Thanh Hóa, nhưng bị quân ta đánh đuổi, ngặt quá phải một mình lẻn xuống chiếc thuyền con trốn được về nước. Vậy là, với mưu lược tài giỏi của Bộ Thống soái nhà Trần trong vận dụng đòn đánh vào tinh thần kết hợp với tiến công quân sự mãnh liệt, đã làm tan rã và bẻ gãy hoàn toàn đạo quân vu hồi chiến lược của giặc Nguyên. Kế hoạch “hai gọng kìm” của giặc bị đập tan, tạo thời cơ lớn để quân đội nhà Trần tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt và làm tan rã đạo quân chủ yếu của Thoát Hoan, giải phóng đất nước.

Ngày nay, nghệ thuật chiến tranh có sự phát triển mới, vu hồi chiến lược đã mở rộng biên độ, vì địch không chỉ đơn thuần dùng thủ đoạn vu hồi bằng đường bộ, đường thủy mà còn vu hồi bằng đường không trong chiến tranh xâm lược. Và hơn thế, chúng còn không chỉ thực hiện vu hồi về quân sự, mà còn vận dụng những đòn vu hồi chiến lược về kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thông… nhằm khoét sâu những xung đột nội bộ làm cho đối phương rối loạn. Do đó, cùng với những nhận thức mới về vu hồi chiến lược, bài học bẻ gãy đòn vu hồi chiến lược năm 1285 của quân, dân nhà Trần trước giặc Nguyên - Mông xâm lược vẫn còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.