Trường đại học tôn đức thắng thành lập vào thời gian nào

Hôm nay, 5.2, Bộ GD-ĐT đã công khai báo cáo về tình hình hoạt động của Trường đại học Tôn Đức Thắng mà Bộ này gửi lên Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 8.1.

Đây là báo cáo trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn công tác liên ngành mà Bộ GD-ĐT chủ trì, theo yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, để rà soát, xem xét và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về thành lập hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Báo cáo mô tả về quá trình thành lập và hoạt động của Trường đại học Tôn Đức Thắng (từ năm 1997); việc thành lập hội đồng trường và kiện toàn ban giám hiệu trường này theo luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung; hướng giải quyết các vấn đề thành lập hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Đồng thời, báo cáo cũng tổng hợp ý kiến của các bộ liên quan (GD-ĐT, Nội vụ, Tư pháp) về việc tạm đình chỉ công tác và xử lý kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Theo báo cáo, dù Hội đồng trường Trường đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019 đã kết thúc vào ngày 20.7.2019 (theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng), nhưng trường này vẫn không có hội đồng trường nhiệm kỳ mới.

Do chưa thành lập được hội đồng trường nhiệm kỳ mới nên Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ - cơ quan chủ quản của Trường đại học Tôn Đức Thắng), đã 2 lần ra quyết định kéo dài thời gian nhiệm kỳ của hội đồng trường và ban giám hiệu.

Đồng thời, TLĐ cũng yêu cầu trong thời gian tối đa 60 ngày làm việc kể từ khi Nghị định 99 của Chính phủ (về việc thực hiện luật Giáo dục đại học bổ sung, sửa đổi) có hiệu lực, Trường đại học Tôn Đức Thắng có trách nhiệm thực hiện quy trình, thủ tục thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ mới theo đúng quy định.

Tuy nhiên, ngay sau đó (31.12.2019), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM có quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy trường và cá nhân Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh.

Vì thế, đại diện TLĐ và tập thể lãnh đạo trường đã có một quyết định mà theo bình luận của Bộ GD-ĐT là “không phù hợp”, là tạm dừng triển khai thành lập hội đồng trường cho đến khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM.

Từ ngày 15.2.2020 (ngày Nghị định 99 có hiệu lực thi hành) cho đến nay, Trường đại học Tôn Đức Thắng vẫn chưa có hội đồng trường; từ tháng 8.2020 (khi ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ công tác) đến nay, trường này không có hiệu trưởng.

Trên cơ sở làm việc của đoàn công tác, ngày 11.12.2020, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thành lập hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý theo hướng như sau:

Tập thể lãnh đạo Trường đại học Tôn Đức Thắng khẩn trương thực hiện quy trình thành lập hội đồng trường, trong đó để khuyết một số vị trí thành viên đương nhiên (chẳng hạn như hiệu trưởng - PV). Nếu chưa có nhân sự đáp ứng ngay tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh chủ tịch hội đồng trường thì chỉ thực hiện giới thiệu và bầu các thành viên hội đồng trường và đề nghị TLĐ công nhận hội đồng trường; chưa tiến hành thủ tục giới thiệu và bầu chủ tịch hội đồng trường.

Sau khi thành lập, hội đồng trường thống nhất với tập thể lãnh đạo quy trình giới thiệu nhân sự và quyết nghị giao một người phù hợp đảm nhiệm vị trí quyền hiệu trưởng từ nguồn nhân sự tại chỗ; hoàn thiện và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động mới, trong đó bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nhân sự đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy định của Đảng, quy định của pháp luật và hướng dẫn của TLĐ. Thực hiện quy trình giới thiệu và bầu phó chủ tịch phụ trách điều hành hội đồng trường; quy trình bổ nhiệm một số vị trí phó hiệu trưởng để Trường đại học Tôn Đức Thắng sớm ổn định hoạt động.

Khi có nhân sự đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn hiệu trưởng thì có thể thực hiện quy trình nhân sự hiệu trưởng và bổ sung thành phần đương nhiên trong hội đồng trường. Khi có nhân sự đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng trường thì thực hiện quy trình giới thiệu bổ sung, kiện toàn hội đồng trường; tiến hành bầu chủ tịch hội đồng trường và đề nghị TLĐ công nhận.

Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Đảng ủy trường xin ý kiến chỉ đạo của đảng ủy cấp trên về việc xem xét các tiêu chuẩn, vận dụng giải quyết cho phù hợp đặc điểm thực tế của Trường đại học Tôn Đức Thắng. 

Theo báo cáo, liên quan tới việc ông Lê Vinh Danh bị cách chức, các bộ liên quan gồm Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến như sau:

Vì luật Giáo dục đại học chưa bao quát hết được các trường hợp, trong đó có Trường đại học Tôn Đức Thắng (không có quy định về thẩm quyền, quy trình, thủ tục tạm đình chỉ công tác và kỷ luật hiệu trưởng) nên việc xử lý vi phạm của ông Lê Vinh Danh của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM được áp dụng theo quy định của Đảng, luật Viên chức và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Báo cáo viết: “Ông Lê Vinh Danh là đảng viên và khi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng còn là viên chức quản lý”.

“Các quy định của pháp luật khác có liên quan” được báo cáo nêu tên cụ thể là luật Phòng chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng).

Về xử lý của TLĐ, báo cáo viết: “Tại thời điểm tháng 10.2020, Trường đại học Tôn Đức Thắng không có hội đồng trường theo quy định tại luật số 34 (luật Giáo dục đại học bổ sung, sửa đổi - PV) và cũng không có khả năng thành lập hội đồng trường theo luật số 34 trong thời hạn 30 ngày, TLĐ đã áp dụng khoản 1 điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức - PV) và những quy định liên quan khác để tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh”.

Tin liên quan

Giới thiệu

Với 20 năm hoạt động, Đại học Tôn Đức Thắng dần khẳng định mình và là trường đại học đầu tiên ở nước ta được xếp 3/5 sao bởi tổ chức QS Stars.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng (website: tdt.edu.vn) đi theo cơ chế đại học công lập tự chủ tài chính và trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trường đào tạo đa ngành, bao gồm 16 khoa, Bậc Đại học có 35 ngành, Cao đẳng có 8 chuyên ngành và Trung cấp chuyên nghiệp có 15 ngành.. Trong suốt gần 20 năm đi vào hoạt động, trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, trở thành một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong nước và quốc tế.

Giới thiệu về trường Đại học Tôn Đức Thắng

Lịch sử hình thành:

Tiền thân của Trường đại học Tôn Đức Thắng là Trường đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được thành lập vào ngày 24/9/1997 do Liên đoàn Lao động TP HCM sáng lập, trường được đầu tư và lãnh đạo trực tiếp thông qua Hội đồng quản trị.

Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh, để trường có pháp nhân phù hợp bản chất thực của nó (là trường của Tổ chức công đoàn và hoàn toàn không có yếu tố tư nhân); ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển đổi pháp nhân của trường thành Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 11/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Sứ mệnh

Trường có trách nhiệm tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho TPHCM và cả nước; trong đó, có sự chú trọng đào tạo từ đội ngũ công nhân – lao động; thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học ngày càng hiệu quả để góp phần phát triển đất nước trong dài hạn, cam kết cống hiến ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng Việt Nam phát triển, ổn định và bền vững.

Tầm nhìn

Đại học Tôn Đức Thắng quyết tâm phát triển thành một đại học nghiên cứu ứng dụng trong vòng ba thập niên tới, song song với việc giữ vai trò đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, phục vụ nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM và các tỉnh khu vực phía Nam.

Hoạt động của sinh viên

Hành trình Tết Trung thu “Thắp sáng yêu thương”

Với mong muốn mang đến cho các em thiếu nhi những vùng quê khó khăn có ngày Tết Trung thu tràn ngập niềm vui, gần 500 sinh viên từ 16 Khoa của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã chung tay tổ chức Hành trình “Thắp sáng yêu thương” với chuỗi các đêm hội trăng rằm được diễn ra từ ngày 10 – 15/09/2016 tại Quận 7, Quận 8, Huyện Cần Giờ tại TPHCM và các tỉnh như: Tiền Giang, Long An, Đồng Nai và Khánh Hòa. Tại mỗi địa điểm, các bạn sinh viên đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và trao học bổng cho các em.

Ngày hội truyền thống – TDTU Day 2016

Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày thành lập trường , Đại học Tôn Đức Thắng tưng bừng đón chào gần 10.000 cựu sinh viên, các học viên và sinh viên tham dự Ngày hội truyền thống “TDTU DAY” 2016. Ngày hội này có các chuỗi hoạt động ngoại khóa phong phú, gồm: Hoạt động Teambuilding “TDTU RACE”; Giao lưu với doanh nghiệp và cựu sinh viên thành đạt; Chợ phiên TDTU; Đường chạy sắc màu “COLOR TDT RUN” và Gala chào tân sinh viên “TDTU! WE ARE ONE”. Mỗi hoạt động, mỗi một sắc thái khác nhau nhưng tất cả đã cùng tạo nên một Ngày hội đa sắc màu sáng tạo.


Nét đẹp sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng

Nét đẹp sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng vừa là sân chơi, vừa là cuộc thi vô cùng bổ ích với tiêu chí chọn ra những gương mặt sinh viên tiêu biểu không chỉ đại diện cho nét đẹp duyên dáng mà còn đại diện cho tài năng của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Cuộc thi đã thu hút rất nhiều những “nam thanh nữ tú” của trường đăng ký tham dự.

Cơ sở vật chất

  • Các địa điểm học: Trụ sở chính của Trường được xây dựng trên diện tích 10 ha tọa lạc tại phường Tân Phong, Quận 7, trên trục lộ chính Bắc – Nam thành phố Hồ Chí Minh. Trường cũng có 3 cơ sở khác tại quận Bình Thạnh, Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và Thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau)
  • Thư viện: Thư viện có tổng diện tích 1,454 mét vuông và hệ thống thông tin trên 600 máy tính nối mạng Internet phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên, nhu cầu khai thác thông tin toàn cầu và nhu cầu hoạt động nội bộ của nhà trường.
  • Phòng thí nghiệm: Hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành phục vụ các ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Kỹ thuật công trình, Công nghệ Hóa học, Công nghệ Sinh học, Công nghệ máy tính,… đáp ứng tích cực mục tiêu định hướng thực hành trong đào tạo của nhà trường.
  • Ký túc xá:Ký túc xá gồm hai tòa nhà 11 tầng với sức chứa gần 2200 chỗ đặt tại khuôn viên trường. Ký túc xá được trang bị nội thất hiện đại cùng nhiều dịch vụ tiện ích như siêu thị, hồ bơi hay khu tập thể thao tự do ngoài trời.

Thành tựu

Tính đến nay, Đại học Tôn Đức Thắng có 1.457 công trình khoa học công bố trên các diễn đàn khoa học uy tín trong và ngoài nước, trong đó có 380 bài báo khoa học trên các tạp chí hàng đầu thế giới thuộc danh mục các tạp chí ISI. Trong những năm học, nhà trường còn được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chứng nhận “Khuôn viên học đường thân thiện môi trường” cùng với việc được xếp hạng quốc tế 3/5 sao theo chuẩn QS Stars (Anh Quốc). Ngoài ra, vào tháng 9/2016, trường còn được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho những nỗ lực và cống hiến cho ngành giáo dục.

Cựu sinh viên nổi bật

Trường đại học tôn đức thắng thành lập vào thời gian nào

Trần Duy Cảnh, cựu sinh viên nhà trường

Trần Duy Cảnh là Cựu sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Cảnh hiện là Đại sứ Sinh viên Việt Nam tại Viện Khoa học hệ thống (ISS), Đại học quốc gia Singapore (NUS). Đặc biệt, Duy Cảnh vinh dự được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trao Giải thưởng LTA Hackathon do Bộ Giao thông vận tải Singapore tổ chức vào năm 2015.

Trường đại học tôn đức thắng thành lập vào thời gian nào

Châu Tuyết Vân, bóng hồng xinh đẹp của làng taekwondo Việt Nam

Châu Tuyết Vân – Cựu sinh viên khoa Quản trị nhà hàng, khách sạn hiện là nữ vận động viên taekwondo tài năng của làng thể thao Việt Nam. Vân đã mang về rất nhiều huy chương lớn nhỏ cho thể thao nước nhà. Trong đó có hai Huy chương Vàng từ giải vô địch taekwondo thế giới tại Bali, Indonesia đầu tháng 11/2013. Đặc biệt, cô đã cùng với đồng đội của mình giành chiếc HCV quyền biểu diễn nữ tại Seagames 27.

Trường đại học tôn đức thắng thành lập vào thời gian nào

Bộ ba sinh viên xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng

Nguyễn Lê Vũ, Trần Thi, Lâm Thanh Hiền – cựu sinh viên khoa Kỹ thuật công trình đã xuất sắc giành giải vô địch quốc gia tại cuộc thi Olympia dành cho sinh viên đại học với đề tài “Nhà thông minh chống lũ”. Phần trình bày đã được Hội đồng giám khảo và toàn thể Hội trường đánh giá cao. Mô hình, slides, video và mô hình hệ thống vận hành 3D gây ấn tượng mạnh về hiệu quả sử dụng tài chính và sự hiệu quả của kết quả nghiên cứu.

Nguồn: Đại học Tôn Đức Thắng