Trường phổ thông cơ sở là gì

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm

(2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật

(3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông

(4) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Để hoàn thành chương trình học cơ sở giáo dục phổ thông cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học phổ thông và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông:

- Học sinh học hết chương trình tiểu học đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng nhà trường xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học

- Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

- Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông

Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật

- Học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông

Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quốc An - Hòa Bình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Ở nước ta, các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm 04 cấp đó là: Giáo dục mầm non, trong đó giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp).

Vậy giáo dục phổ thông là gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi của quý vị.

Giáo dục phổ thông là một trong những thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân, căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 6 Luật Giáo dục năm 2019 thì Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Cụ thể, tại Khoản 1- Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể về các cấp học và độ tuổi học giáo dục phổ thông như sau:

– Giáo dục tiểu học được thực hiện trong vòng 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một thường là 06 tuổi và được tính theo từng năm học

– Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong vòng 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh để được vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học trên đây. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu thường là 11 tuổi và được tính theo từng năm học;

– Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong vòng 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười thường là 15 tuổi và được tính theo từng năm học.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm bổ sung các kiến thức cũng như định hướng nghề nghiệp để học lên cấp bậc cao hơn hoặc học nghề theo nguyện vọng của người học.

Độ tuổi tai từng cấp học trên đây không tính các trường hợp người học học vượt, học lại… v.v

Các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay

Dựa theo các cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông có thể phân ra các cơ sở giáo dục phổ thông gồm có:

– Trường tiểu học;

– Trường trung học cơ sở;

– Trường trung học phổ thông;

– Trường phổ thông có nhiều cấp học;

– Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Mục tiêu tổng quát của chương trình giáo dục phổ thông

Mục tiêu tổng quát của giáo dục phổ thông là gì? Chương trình giáo dục phổ thông có mục tiêu nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông đồng thời biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống – xã hội

Từ đó có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú. Cụ thể ở từng cấp học:

– Với giáo dục tiểu học sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, ban đầu. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực của học sinh. Định hướng chính giáo dục bậc tiểu học là về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và tác phong.

– Chương trình giáo dục trung học cơ sở là cấp bậc thứ hai giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực dựa trên những cái đã được xây dựng từ bậc tiểu học. Qua đó có thể điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông (hay còn gọi là cấp 3) với mục đích là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết. Đồng thời tự ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời. Điều quan trọng của cấp học này đó là phát triển khả năng lựa chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân

– Xác định điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Yêu cầu cần đạt được về mặt phẩm chất và năng lực đối với chương trình giáo dục phổ thông

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản với chủ đề Giáo dục phổ thông là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết về các vấn đề có liên quan, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Các trường phổ thông là gì?

Trung học phổ thông, trước đây gọi là phổ thông trung học (THPT, PTTH) một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học.

Giáo dục phổ thông là gì?

Theo điểm b khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019, giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Cụ thể, giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục trung học nghĩa là gì?

Giáo dục trung học (tiếng Anh: secondary education) giai đoạn giáo dục diễn ra trong các trường trung học, theo sau giáo dục tiểu học.

Tiểu học rồi đến gì?

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; - Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học.