Từ cuộc chiến tranh the giới thứ 2 hãy rút ra bài học

Chi tiết Chuyên mục: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)

(Nguồn: Câu 3 trang 101 sgk Sử 11:)

Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Lớp 11 SGK Cũ Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Theo em, sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá như thế nào?

Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai?

Cuộc tấn công của Phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô diễn ra như thế nào?

Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?

Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào?

Quân đội Nhật bị đánh bại như thế nào?

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào?

Phát xít Đức đã bị tiêu diệt như thế nào?

Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào?

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Vì thế, nhân loại cần tránh để những cuộc xung đột quân sự xảy ra, đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới. 

- Xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.

- Các nước trên thế giới cần hợp tác với nhau để chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

Câu hỏi:Bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai

Trả lời:

Sự tàn phá nghiêm trọng củaChiến tranhthế giới thứ hai chúng ta rút được nhiều bài học:

+ Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới

+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán

+ Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh

+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ

+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có

+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Chiến tranh thế giới thứ hai các em nhé!

I. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai

1. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 - 1937)

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:

+ Nhật xâm lược Trung Quốc;

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

+ Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

+ Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

+ Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

Hội nghị Munich

2.TừhộinghịMuy -ních đến chiến tranh thế giới:

a. Hội nghị Muy ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ xuy -đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ LiênXôkiênquyếtgiúp Tiệp Khắc chống xâm lược.

+ Anh -Pháptiếp tụcthoả hiệp,yêucầuchínhphủTiệp Khắc nhượng bộ Đức

→ Do đó, 29/9/1938, Hội nghị Muy nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, I- ta – li – a.

- Nội dung:Anh-Pháp ký hiệp định trao vùngxuy -đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Ý nghĩa:

+ Hội nghị Muy nich là đỉnh caocủachínhsáchdungtúng, nhượng bộ phát xít của Mỹ -Anh -Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh -Pháp -Mỹ và Đức -Italia -Nhật Bản) trongviệc tiêu diệt Liên Xô.

b. Sau khi hội nghị Muy nich:

- Đức đưa quânthôntínhtoàn bộ Tiệp Khắc (03/1939)

- Tiếpđó,Đứcgâyhấnvà chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau"

→ Như vậy, Đức đãphản bội lại hiệpđịnhMuynich,thựchiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mớidốctoànlựcđánhLiên Xô.

II. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ tháng 09/1939 đến tháng 06/1941)

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu (từ tháng 09/1939 đến tháng 09/1940)

- Ngày 01/09/1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.

-Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp.Tấn “thảm kịch” nước Pháp “Quân Đức tiến vào Pari”.

-Tháng 7- 1940, kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được.

Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc - đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).

2. Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6/1941)

Thời gian

Diễn biến chiến sự

Tháng 10/1940

- Đức chuyển sang thôn tính các nước Đong và Nam Âu.

⇒ Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Đức đã chuẩn bị xong điều kiện tấn công Liên Xô.

III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.

Thời gian

Diễn biến chiến sự

Mặt trận Xô – Đức 22/6/1941 - Đức tấn công Liên Xô. Với ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến⇒ quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Tháng 12/1941

- Nhân dân Liên Xô làm nên chiến thắng Mát-xcơ-va

⇒ Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị phá sản.

Mùa hè năm 1942 - Đức tấn công phía Nam Liên Xô, với mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm Xta-lin-grat. Tuy nhiên, Đức không đạt được mục đích này.
Mặt trận Bắc Phi Tháng 10/1941 Liên quân Mĩ – Anh giành thắng lợi trong trận En A-la-men, giành lại ưu thế trên mặt trận Bắc Phi, thực hiện phản công trên toàn mặt trận.

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ

Thời gian

Diễn biến chiến sự

7/12/1941

- Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng.

⇒ Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

Từ 12/1941 đến 5/1942,

- Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.

- Nguyên nhân:

+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

+ Việc Liên Xô tha chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ -Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

- Sự thànhlập: 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) ra Tuyên ngôn cam kết cùng nhautiếnhànhcuộcchiếnđấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

- Ý nghĩa: Việc LiênXôtham chiến vàsự ra đời của khối Đồng minhchống phát xít làmchotính chất của CTTG IIthay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủnghĩaphátxít,bảovệhòa bình nhân loại.

IV.Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 9/1945)

1. Quân đồng minh phản công (từtháng 11/1942đếntháng 6/1944).

- Ở mặt trận Xô-Đức:

+ Từ11/1942đến2/1943, HồngquânLiênXôphảncông, tiêudiệt vàbắt sống toànbộ đạo quân tinhnhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrat.

+ Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các mặt trận.

+ Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuôcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.

+ 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

+ Ở mặt trận Bắc phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liênquânMỹ -Anh phảncôngquétsạchquân Đức-Italiakhỏi Châu phi. Chiến sự ở Châu phi chấm dứt.

+ Ở Italia: 7/1943 đến 5/1945, liên quân Mỹ -Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

+ Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mỹ chuyển sang phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc

a. Phát xít Đức bị tiêu diệt

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Hè 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công Đức.

- Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

- Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu

V. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

a, Toàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai

-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

-Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyếtđịnh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

-Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

-Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức ngày 9/5/1945Đức đầu hàng

b. Nhật bị tiêu diệt

- Mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin.

- Ngày 06/08-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người. Ngày 15/08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 - 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.