Từ địa phương tí của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì

Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Show

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Biệt ngữ xã hội là gì?

  • A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
  • B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
  • C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
  • D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 2:Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

  • A. Ngữ âm
  • B. Ngữ pháp
  • C. Từ vựng
  • D. Cả A và C

Câu 3:Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 4:Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 5:Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ?

  • A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
  • C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 6:Cho hai đoạn thơ sau:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháobẹrau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắprây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  • A. Ngô
  • B. Khoai
  • C. Sắn
  • D. Lúa mì

Câu 7:Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từmẹ, có chỗ lại dùng từmợ?

  • A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
  • B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
  • C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 8:Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

Canhcá tràumẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một tý rau thơm

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!

(Chế Lan Viên)

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Biệt ngữ xã hội
  • C. Từ toàn dân
  • D. Cả A, S, C đều sai

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 9 – 10:

Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

(Hồng Nguyên)

Câu 9:Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?

  • A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
  • B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
  • C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
  • D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Câu 10:Các từ in đậm trong đoạn thơ trên là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Trung
  • C. Miền Nam
  • D. Đây là từ ngữ toàn dân

Cho ví dụ sau đây:

Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

(Nguyên Hồng)

Câu 11:Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?

  • A. Túi áo trên
  • B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
  • C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 12:Từ “mõi” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?

  • A. Lấy cắp, lấy trộm
  • B. Mắc bẫy, mắc lừa
  • C. Mệt mỏi
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 13:Hai từ ở “dằm thượng”, “mõi” ở ví dụ trên là từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội?

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Biệt ngữ xã hội

Câu 14:Cho đoạn văn sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3)

  • A. Vuốt
  • B. Vũ
  • C. Vuột
  • D. Khoeo

Câu 15: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?

  • A. Lá tía tô
  • B. Bố
  • C. Màu đỏ
  • D. Quả na

Xem đáp án


=> Kiến thức Soạn văn bài:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội



Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm văn 8, câu hỏi trắc nghiệm văn 8, bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Một cách hiểu biết về từ địa phương

ONE WAY TO UNDERSTAND DIALECTS

Tác giả bài viết:HỒ VĂN TUYÊN
(Trường Đại học Thủ Dầu Một)

1. Đặt vấn đề

Về con đường hìnhthành ngôn ngữ toàn dân,chúng ta thấy có hai hướng quan niệm, tạm gọi là hướng lựa chọn và hướng phân loại. Hướng lựa chọn cho rằng ngôn ngữ toàn dân thực chất là ngôn ngữ của một địa phương nào đó nhưng có nhiều đặc điểm “chuẩn” hơn các ngôn ngữ địa phương khác và “vì lí do đặc biệt nào đó, đã đạt được sự vượt nổi trên các phương ngữ khác của quốc gia” [3:14]. Ngược lại, hướng phân loại lại quan niệm: “phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được hình thành trong quá trình lịch sử” [1:57] hay “phương ngữ là biến dạng địa phương của một hệ thống ngôn ngữ được hình thành trong quá trình lịch sử” (Ăngghen).

Ngôn ngữ toàn dân dù theo quan niệm nào, nó được hình thành theo hướng nào thì chúng ta đều thấy rằng ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính điều này đã tạonên đường ranh giới không rõ ràng giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ nói chung, giữa từ toàn dân và từ địa phương nói riêng. Mối quan hệ mật thiết này gây nên đường ranh mờ khó phân biệt một cách rạch ròi giữa từ địa phương và từ toàn dân.

Hai khái niệm “từ toàn dân” và “từ địa phương” mà lâu nay nhiều người mặc định đúng là: từ toàn dân là những từ được mọi người dân hiểu và sử dụng, từ địa phương là những từ chỉ có những người địa phương hiểu và sử dụng. Cách hiểu này khiến dẫn đến việc phân biệt một cách cứng nhắc và máy móc hai hệ thống từ vựng: từ địa phương và từ toàn dân.

2. Nhầm lẫn giữa từ toàn dân bị biến âm vớitừ địa phương

Những từ ngữ bị biến âm địa phương củatừ toàn dân (biến âm do cách phát âm hay do giọng nói của người địa phương) được các từ điển phương ngữ ghi nhận thì không nên xem là từ ngữ địa phương bởi về nghĩa, về chức năng ngữ pháp chúng không khác nhau. Có chăng, chúng chỉ khác chút ít về ngữ âm mà thôi. Có nhữngtừ ngữ được coi là từ địa phương Nam Bộ nhưng thực ra chỉ là biến âm của từ toàn dân. Ví dụ các từ sau đây trong từ điển phương ngữ Nam Bộ:đen lánh (đen nhánh), đề chừng (dè chừng), đỏ lỏm (đỏ lòm), đom (dom), kiếng (kính), chinh vinh (chênh vênh), chóa (lóa), dắm (lắm), lủm bủm (lỏm bỏm), chuột lắt (chuột nhắt), hột (hạt), nghinh (nghênh), ngoảy (nguẩy), ngủm (ngỏm), nhành (cành), nhót (thọt), nhắc (nhấc), nhỉ tai (rỉ tai), nhoáng (loáng), nhỏng nhảnh (đỏng đảnh), nghe lóm (nghe lỏm), nhúi (chúi), nhủi (chui), nhủng nhỉnh (đủng đỉnh), hửi (ngửi), hừng (hửng), hươm (tươm), hường (hồng), im (êm), ĩnh (ễnh), khại (vại), khạp (thạp), khảm (thảm), kháp (khép), khằn (cằn), khẹc (khạc), khều khào (thều thào), khi thường (khinh thường), khét rẹt (khét lẹt), khiếp đởm (khiếp đảm), khuấy rầy (quấy rầy), ngộp (ngạt), nguể ngoải (uể oải), ngợn (nhợn), ngửng (ngẩng), nhách (nhếch), nhăm nhe (lăm le), nhơn (nhân), thạnh (thịnh), thiếm (thím), nhắm (nhằm), mơi (mai), dựa (tựa), hạp (hợp)…

Ở phương ngữ khác cũng có hiện tượng này. Chẳng hạn, một số vùng quê ở Thanh Hóa không nói nhanh mà nóilanh(nhưchạy lanh lên, nó lanh lắm), không nóinhặtmà nói lặt (nhưlặt được của rơi) haymột số tỉnh phía Bắc gọitrầulàgiầu(nhưmiếng giầu, ăn giầu), gọi thầy làthày(nhưthày giáo), gọitrănglàgiăng, gọilờilànhời(nhưnhời nói)….

3. Chưa phân định rạch ròi giữa từ cổ (từ toàn dân xưa) và từ địa phương

Một số từ cổ xuất hiện trong các phương ngữ đã được xếp vào từ địa phương nhưng thực chất nó có gốc là từ toàn dân (từ toàn dân xưa). Ví dụ: từtrốc(đầu), ngái (xa) có trong ngôn ngữ địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh; ban (lúc, khi), nhởi (chơi), viền (về), gộc (gốc tre được đánh ra phơi khô làm củi đun)… hiện vẫn đang được dùng ở Thanh Hóa; bẹo (để lộ cho thấy)có trong tên gọi cây bẹo (cây có treo hàng hóa, thường là củ quả để giới thiệu nông sản bán trên thuyền), xức (bôi), đìa (ao hồ)…đang được sử dụng ở Nam Bộ. Đó là chưa kể những từ cổ khác mà hiện nay người dân mọi miền vẫn dùng mà chẳng phải “cổ” một chút nào nhưbá (bám) trong bá vai, bá cổ; ấp (ôm) trong gà ấp trứng, ôm ấp;hú (còi bằng đất nung)…

4. Một bộ phận lớn từ toàn dân đang được người địa phương sử dụng

Trong hệ thống từ ngữ địa phương có một số lượng không nhỏ là từ toàn dân. Chẳng hạn, người Nam Bộ đang sử dụng hai lớp từ ngữ: lớp từ ngữ chiếm đại đa số là từ ngữ toàn dân và lớp từ ngữ chiếm tỉ lệ ít hơn là từ ngữ chỉ có ở địa phương này. Chúng ta có thể chia lớp từ ngữ này thành các nhóm nhỏ như sau:

– Nhóm từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất… rất riêng của Nam Bộ. Ví dụ: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, chém vè, cà lang, bẻ chĩa…

– Nhóm từ khác âm đồng nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: mỏ ác -thóp, hộp quẹt –bao diêm, ót –gáy, xuồng –thuyền,…

– Nhóm từ đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: sắn–từ toàn dân, là “khoai mì” theo cách gọi Nam Bộ, sắn –cách gọi Nam Bộ, là “củ đậu” trong từ toàn dân.

– Nhóm từ chênh nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: lúa và thóc (nghĩa được phân biệt trong từ toàn dân)- lúa (Nam Bộ gọi chungcho cả thóc và lúa); nón và mũ (nghĩa được phân biệt trong từ toàn dân) – nón (Nam Bộ gọi chung, không phân biệtnón và mũ); yêu vàthương (nghĩa được phân biệt trong từ toàn dân) – thương (Nam Bộ gọi chung, không phân biệt yêu và thương).

Như vậy, lớp từ toàndân đang được sử dụng trong các phương ngữ thì không thể xem là từ địa phương được mặc dù chúng nằm trong hệ thống từ ngữ được dùng ở địa phương. Theo thiển ý của chúng tôi, lớp từ thứ hai như ở phương ngữ Nam Bộ kể trên mới được xem là từ địa phương Nam Bộ.

Mặt khác, sự nhập nhằng giữa từ địa phương và từ toàn dân có thể thấy ở những trường hợp từ ghép hợp nghĩa. Các yếu tố của từ ghép này vốn là những từ đơn mà mỗi vùng phương ngữ khi sử dụng đều có những lựa chọn riêng biệt. Chẳng hạn, các yếu tốkhùng, kiếm, mai, lẹ, lu, ngay, bén, ca, dư, đau, la, phết, bén trong điên khùng, kiếm tìm, mai mối, mau lẹ, lu mờ, ngay thẳng, ca hát, dư thừa, đau ốm, la mắng, phết phẩy, sắc bénchỉ xuất hiện trong từ đơn của phương ngữ Nam Bộ.

5. Chưa rõ ràng trong việc phân định từ địa phương cho mỗi vùng phương ngữ

Trong các từ điển phương ngữ vẫn có các trường hợp nhận diện chưa thật rõ ràng từ địa phương hay từ toàn dân, từ của địa phương này hay của địa phương khác. Ví dụ, từ láng –từ chỉ địa hình này được xem là “đặc sản” của Nam Bộ nhưng thực tế nó xuất hiện ngay giữa thủ đô Hà Nội từ rất lâu(còn lưu giữ trong các địa danh như Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ); từ coi (đồng nghĩa với từ xem ở Bắc Bộ) đâu chỉ có người Nam Bộ dùng mà người Trung Bộ cũng xem như là từ cửa miệng từ xưa đến giờ. Từ áy (trong cỏ áy) là từ cổ nhưng cũng đang có mặt trong phương ngữ Nam Bộ. Từ bẹo (véo), nhận (ấn), lặt (nhặt), cứt ráy (ráy tai)…trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ đều có. Từ công (tha đi) được xác định là từ cổ nhưng cũng thấy có trong tiếng Trung Bộ.

Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng từ địa phương là “những từ sử dụng hạn chế trong một và một vài địa phương” [2]. Khái niệm “địa phương” và “vài” trong quan niệm này là khó xác định. Tiếng Việt được nhiều nhà Việt ngữ học phân thành bốn vùng phương ngữ (phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Bắc Trung Bộ, phương ngữ Nam Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ). Nếu “địa phương” ở đây được xem là vùng địa lí trùng với vùng phương ngữ như trong tiếng Việt thì một từ nào đó có mặt ở cả bốn vùng phương ngữ này sẽ là từ toàn dân chứ không còn là từ địa phương nữa. Chẳng hạn, những từ ngữ sau đây được cho là từ ngữ địa phương Nam Bộ nhưng cũng thấy chúng xuất hiện trong từ ngữ toàn dân hoặc từ ngữ của nhiều địa phương khác: đìa, ác ôn, anh em bạn dì, áp (kề bên), ăn cướp cạn, anh em cô cậu, bắt cá (đánh cược), cấp kì (nhanh)…

6. Từ địa phương đã và đang nhập vào vốn từ toàn dân tạo nên một đường ranh mờ giữa chúng

Cuộc hành trình đi từ từ địa phương đến từ toàn dânlà cuộc hành trình lâu dài và liên tục được đánh dấu bằng những điểm kếtqua việc “toàn dân hóa” hàng loạt từ địa phương. Có thể nói đây là cuộc hành trình để bàn giao vốn từ. Việc bàn giao này khiến có khi những nhà Việt ngữ học khó khăn trong việc phân định rạch ròi đâu là từ toàn dân, đâu là từ địa phương. Ranh giới từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân lắm khi mờ nhạt là vì vậy.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sựtiếp xúc văn hóa vùng miền, do đặc điểm dân cư nhiều biến động trong hàng chục năm gần đây, do quy luật phát triểnnội bộ của ngôn ngữ, đặc biệt là bộ phận từ vựng trong quá trình chuẩn hóa ngôn ngữ.

Chúng tôi xin lấy trường hợp từ địa phương Nam Bộ để khảo sát hiện tượng này. Để xác định những từ ngữ thuộc phương ngữ Nam Bộ đã nhập vào vốntừ toàn dân hay chưa, chúng tôi đã căn cứ vào những từ ngữ vốn được xác định là từ địa phương Nam Bộ (qua Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn Văn Ái) xem chúng có xuất hiện trong Từ điển từ mới tiếng Việt (do Chu Bích Thu chủ biên) và trong một số tờ báolớn hiện nay (như Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên) hay không. Nếu chúng có xuất hiện thì chắc chắn chúng đã được “toàn dân hóa”. Cụ thể, trong Từ điển phương ngữ Nam Bộ chúng tôi xác định có 96 đơn vị từ ngữ có trong Từ điển từ mớitiếng Việt và trongTừ điển từ mới tiếng Việt (số liệu thu thập từ 1985-2000) có 111 đơn vị thuộc từ địa phương Nam Bộ. Qua hai chiều khảo sát, chúng tôi thấy trùng nhau 6 đơn vị. Như vậy, từ địa phương Nam Bộ nhập vào hệ thống từ toàn dân từ 1985 đến 2000 có 201 đơn vị.

Từ năm 2000 đến nay (thời điểm bài viết này) đã là 14 năm. Vì vậy, con số sẽ còn lớn hơn rất nhiều, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế và đặc biệt làtrong xu thế di dân từ các vùng khác đến Nam Bộ đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Có thể nêu ra đây một số từ ngữ Nam Bộ đã thực hiện xong cuộc hành trình này: bịch (túi), bồ nhí (nhân tình trẻ), bồn cầu (bàn cầu), bụi đời (người sống lang thang), bụng bầu (bụng chửa), chích choác (tiêm chích ma túy),chịu chơi (sẵn sàng làm việc gì đó, không tính toán thiệt hơn), chủ xị (người rót, điều phối bia, rượu cho mọi người trong bàn nhậu), chụp giựt (tranh giành trắng trợn), cò (người môi giới, trung gian kiếm lời), lùm xùm (tai tiếng ầm ĩ)mồi(thức ăn dùng kèm khi uống rượu), rớt giá (hạ giá), rốt ráo (triệt để, ráo riết), sến(ủy mị, yếu đuối), thương lái (lái buôn), tiêu chảy(ỉa chảy), tới bến(tới cùng), quậy phá(phá rối, nghịch ngợm), chích ngừa (tiêm phòng), dưa leo(dưa chuột), nhà sách (hiệu sách), chìm xuồng (cố ý bỏ qua, ém nhẹm), của chùa (của bố thí, cho không), đầu nậu (người trung gian lãnh việc rồi phân công lại cho người khác làm), dầu nhớt (dầu nhờn), đi bụi (đi lang thang), dởm (giả), mai (mối), nêm (cho gia vị, mắm muối), nhà hàng (cửa hàng ăn uống),nhậu(uống rượu, bia), tiệm (cửa hàng), toa(đơn), trễ (muộn), xe dù (xe đậu rước khách không cố định), xỉn (say), đồ (đồ đạc, quần áo), bột giặt (xà phòng), bột ngọt (mì chính), gạch bông (gạch hoa), bông tai (hoa tai), chích (tiêm), chỉ vàng (đồng cân vàng), cây vàng (lượng vàng), máy lạnh (điều hoà nhiệt độ)…

Cùng với sự phát triển của lịch sử, xã hội, từ ngữ địa phương đã và đang thực hiện cuộc hành trình hòa vào dòng chung từ ngữ toàn dân, bổ sung vào vốn từ toàn dân nhằm làm phong phú, đa dạng thêm vốn từ ngữ dân tộc.

7. Kết luận

Khi xác định từ ngữ địa phương nào đó, ngoài việc phải được phân biệt với từ toàn dân ra, chúng ta nên xem xét thêm các từ ngữ của địa phương khác. Từ địa phương chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong toàn bộ hệ thống từ ngữ được người dân địa phương sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Nếu cho rằng từ địa phương là từ mà chỉ có người địa phương này dùng mà thôi, địa phương khác không dùng thì số lượng từ ngữ trong những cuốn từ điển phương ngữ không thể lớn. Đến đây, ta có thể phát biểu lại khái niệm về từ địa phương: Từ địa phương là những từ mà ở một giai đoạn nào đó chỉ địaphương đó có và được người địa phương hiểu và quen dùng.

Việc tách bạch từ địa phương và từ toàn dân là một việc làm khó khăn vì ranh giới giữa chúng khá mờ nhạt và cũng không biện chứng bởi chúng có những biến động liên tục, biến động chủ yếu theo hướng từ địa phương luôn có cuộc hành trình chuẩn hóa để nhập vào từ toàn dân. Việc biến động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất, chuẩn hoá ngôn ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta hướng phương ngữ đến sự thống nhất, chuẩn hoá nhưng không phải làm mất đi tiếng địa phương để chỉ còn ngôn ngữ toàn dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

[2] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

[3] Trần Thị Ngọc Lang, Phương ngữ Nam Bộ (những khác biệt về từ vựng –ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ), NXB Khoa học Xã hội, 1995.

[4] Nguyễn Văn Ái(chủ biên), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,1994.

[5] Huỳnh Công Tín, Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội, 2007.

[6] Vương Lộc, Từ điển từ cổ, NXB Đà Nẵng, 2002.

[7] Chu Bích Thu (chủ biên), Từ điển từ mới tiếng Việt, NXB Phương Đông, 2000.

Nguồn: Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 4 (23) –2015

Post by: admin

20-06-2021

TTO - Tranh luận câu chuyện chuẩn mực trong sách giáo khoa, bạn đọc Nguyễn Minh cho rằng từ ngữ trong sách phải là từ toàn dân. Dùng từ địa phương chỉ có 'hại' cho học sinh.

  • Tâm thư một ông bố gởi các nhà soạn sách giáo khoa
  • 'Chôn rau cắt rốn' là gì? Ai soạn sách trả lời giúp!

Từ địa phương tí của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mụcBạn đọc làm báoxin giới thiệu ý kiến này.

"Đọc bài viết "Chôn rau cắt rốn' là gì? Ai soạnsách trả lời giúp!"của thầy giáo Trần Văn Tám tôi rất đồng tình. Dễ thấy phần nào ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) đang sử dụng không phải từ toàn dân dễ hiểu mà sử dụng từ địa phương…

"Sách giáo khoa dạy trẻ em học cần "chuẩn không cần chỉnh". Tiếc là lại để xảy ra sai sót. Cái lạ là nhiều lỗi sai được chỉ ra nhưng nó lại "vũ như cẩn" trong các lần tái bản sau đó".

Nguyễn Minh

Phụ huynh thấy rằng SGK dành cho trẻ lớp 1 phải sử dụng từ toàn dân, dễ hiểu nhưng có những từ ngữ đã sử dụng xa lạ đến người lớn cũng không hiểu.

Đó là Bài 31 Ôn tập (trang 64) có từ cho học sinh tập đọc tập viết là "trỉa đỗ". Tìm hiểu kĩ thì mới biết đây là từ địa phương miền Trung, nghĩa là gieo hạt đỗ (đậu). Từ dùng vô cùng xa lạ với đại đa số người dân.

Thiết nghĩ không thật phù hợp để dạy cho học sinh mới bắt đầu làm quen, tập nói, tập viết chính xác.

Còn trang 98, SGK Lớp 1 còn viết sai chính tả chữ "giời" thay vì "trời" trong câu "Con cóc là cậu ông giời". Trong khi đây lại là phần tập nói cho học sinh.

Còn trong SGK Tiếng Việt lớp 2, (tập 2) ngay tại trang 7 có hai câu trong bài tục ngữ : "Muốn cho lúa nảy bông to; cày sâu, bừa kĩ phân gio cho nhiều".

Đây là bài tục ngữ thuộc nói về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân ngày xưa. Nhưng chữ "gio" lại bị viết sai chính tả. Đúng ra phải viết là "tro" theo cách phát âm toàn dân, chính xác. Đây là lỗi phát âm địa phương.

Dễ dàng nhận ra các chữ "tr", "gi" và "r" lại rất hay bị dùng sai, lẫn lộn trong SGK có thể khiến học sinh viết sai chính tả. Nếu ngữ liệu được dùng thuộc đặc trưng phát âm vùng miền, là văn bản đặc biệt, mang tính lịch sử cũng nên chú thích cho học sinh rõ.

Như trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (tập 1), ở trang số 4, đoạn trích "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ thấy có các từ sau: "mấy tháng giời", "từ phút này giở đi"; "sau 80 năm giời nô lệ"….

Bên dưới bài học có nhiều phần chú thích nhưng tiếc là hoàn toàn không thấy chú thích các cách phát âm của các từ toàn dân này.

Phát âm sai sẽ dẫn đến viết sai. Phụ huynh thêm băn khoăn, dạy cho trẻ hiểu đúng, đến khi vào lớp các cháu lại răm rắp theo giáo viên, theo SGK sai thì nguy...

SGK dạy trẻ em học cần "chuẩn không cần chỉnh", tiếc là lại để xảy ra sai sót. Cái lạ là nhiều lỗi sai được chỉ ra nhưng nó lại "vũ như cẩn" trong các lần tái bản sau đó.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, theo bạn làm gì để sách giáo khoa thật sự là bạn với học sinh? Những cách dùng từ nào trong sách giáo khoa, theo bạn không nên có? Mời bạn hiến kế và chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: . Cảm ơn bạn!

Việc nảy sinh nghĩa mới trong quá trình thâm nhập của từ địa phương vào vốn từ vựng toàn dân (trường hợp bồ, bịch, bồ bịch)

Sự lan toả của từ vựng toàn dân vào từ ngữ địa phương cũng như sự thâm nhập của từ ngữ địa phương vào vốn từ vựng toàn dân là điều tất yếu xảy ra. Nam Bộ là một trong những khu vực có điều kiện kinh tế và văn hoá phát triển ở nước ta. Đồng thời, Nam Bộ lại là một vùng phương ngữ địa lí lớn. Do đó, vốn từ ngữ của phương ngữ Nam Bộ đã làm tăng một cách đáng kể phương tiện giao tiếp chung trong cả nước. Nhìn chung, đa phần các từ ngữ Nam Bộ khi thâm nhập vào vốn từ vựng toàn dân đều giữ nguyên ý nghĩa và cách dùng. Ví dụ: bột giặt, bột ngot, kem kí, nhậu,... Bên cạnh đó, cũng có một số từ ngữ khi tham gia vào vốn từ vựng chung đã có sự biến đổi về toàn bộ ý nghĩa hoặc là một nghĩa nào đó. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nói đến từ: bồ, bịch rồi đến bồ bịch.

1. Bồ

Qua khảo sát các cuốn từ điển xuất bản trước năm 1975, và đặc biệt là các từ điển xuất bản ở phía Nam như Tự điển Việt Nam phổ thôngcủa Đào Văn Tập (Nhà sách Vĩnh Bảo – Sài Gòn, 1952), Tự điển Việt Namcủa Lê Văn Đức(Nhà sách Khai Trí – Sài Gòn, 1970 ), Từ điển Việt Namcủa Thanh Nghị (Thời thế),... có thể thấy, bồ là từ của phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa như sau:

1 Người bạn thân thiết.

2 Người cùng phe trong một cuộc chơi hay trong một đám bạc.

Trước đây, từ này hầu như không được dùng ở miền Bắc. Sau năm 1975, nó dần dà được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay nghĩa 2 ít được sử dụng.Còn nghĩa 1 “người bạn thân thiết” xuất hiện rất hạn chế. Chính xác hơn, nghĩa 1 thường được dùng trong cách xưng gọi để chỉ sự thân thiết và luôn mang đậm dấu ấn địa phương. Chẳng hạn như:

- “ Vậy thì bồkí cho qua một chữ vào đây” (QĐND 12-4-1981)

- Bồ không biết chữ thì điểm chỉ cũng được. Qua đọc cho bồnghe người ta ghi gì trong tờ cam đoan này nhé! (QĐND 25-1-1980)

- Bồơi, tôi đố bồbiết bọn bụi đời hoạt động ở đâu? (Đại đoàn kết 39-1979)

- Bồtính giùm thử xem có bao nhiêu khoản chi: mua tầu thuỷ, xăng, nhớt, mua lương thực, thuốc men nè...(QĐND 9-4-1981).

- Để coi – anh Năm nhẩm tính, ngay bữa kia, trễ thì ngày bữa kia, tôi trở về cầu ngang, từ nay tới đó mấy ông bàn kĩ, lên kế hoạch chi tiết, tính vốn, giống, lao động (...). Có khó khăn gì, các ông nói hết. – Tính cho kĩ nghe bồ! – Ba Công cười.(CATPHCM, 29-10-1998 tr.11)

Như vậy là ý nghĩa “chỉ nhân tình, người yêu”xuất hiện. Hiện nay, nghĩa này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cả phương ngữ Bắc lẫn phương ngữ Nam. Mặc dù trong vốn từ vựng toàn dân đã tồn tại hai từ nhân tình và người yêunhưng từ bồ vẫn được chấp nhận và có phần lấn lướt bởi sức gợi tả, súc tích và khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ của nó. Bên cạnh đó, ý nghĩa “chỉ nhân tình hoặc người yêu”hiện nay đã trở thành cách dùng phổ biến trong cả khu vực miền Nam, làm mờ nhạt dần đi ý nghĩa “chỉ người bạn thân thiết”vốn có của nó nên ít ai nghĩ đó là từ địa phương miền Nam. Ví dụ:

- Hiệp, tuổi gần 50, có 3 chiếc xe 12-15 chỗ ngồi chạy kinh doanh thường ghé qua khách sạn G.N đón khách qua đó quen và cặp bồvới Tuyết Nhung - đang có một con gái nhưng không chồng. (CATPHCM, 29-5-1999, tr.6)

- Do đã lỡ hẹn với Năm già nên khi nghe thấy tiếng gõ cửa đúng tín hiệu, bất đắc dĩ hắn lấy mền trùm lên cô bồrồi vội vã mặc đồ ra mở cửa. Nhưng hắn bàng hoàng, trước mặt hắn không phải là Năm già mà là các chiến sĩ công an.(CATPHCM, 28-8-1999, tr.4)

- Khoảng một năm trở lại đây chồng tôi có bồ, đã về nhà đánh đập, đòi bỏ tôi.(PNVNam, 1-12-1981, tr.6)

- Em lại đã có “bồ”.Anh ấy dễ thương lắm.(PNVNam, 14-201978, tr.4)

- Thưa tiểu thư, hẳn tiểu thư đang chờ “bồ”(người yêu)?(Bên những dòng sông, tr.54)

Trong tiếng Việt chung (cả phương ngữ Bắc và Nam ) có một từ bồ đồng âm, có nghĩa là : Đồ đựng đan bằng tre, nứa, có thành cao, miệng tròn, rộng gần bằng đáy. ( Từ điển Việt(Hoàng Phê chủ biên), Viện Ngôn ngữ học)

2. Bồ bịch

Bồ bịchtrong tiếng Nam Bộ, theo Từ điển tiếng Việt của Lê Văn Đức, có hai nghĩa:

1 Bồ rất thân với mình, như tay mặt tay trái. Bồ bịch của tôi đa!

2 Tức bồ ( (dùng khi nhấn mạnh). Bồ bịch đầy nhóc còn than; Bởi anh chăm việc canh nông, Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài (cd). Như vậy, cũng tương tự như trường hợp bồ, bồ bịchvới nghĩa “nhân tình, người yêu (nói khái quát )”trước đây không có trong phương ngữ Bắc, mà được mượn từ phương ngữ Nam . Điều đặc biệt là, từ bồ bịchvới nghĩa “nhân tình, bạn tình (dùng với nghĩa khái quát)”vốn cũng không có trong tiếng Nam Bộ xưa. Nó vốn chỉ có nghĩa là “bạn thân”.Hiện nay, ý nghĩa “nhân tình, bạn tình”của từ bồ bịchlà cách dùng phổ biến trong cả phương ngữ Bắc và Nam . Ví dụ:

“Nhưng vợ con không lao động, các anh rượu chè be bét , bồ bịchlăng nhăng nên có đồng nào là đánh sạch đồng đó.”(VNghệ 47/1982, tr.9).

“Thêm một việc làm thiếu nghiêm túc tại chốn trang nghiêm này, là có mấy cặp cô cậu không rõ là bồ bịchgì đó, đã ôm nhau thoải mái, có cặp lại “vô tư” tới mức ôm chặt lấy nhau và “cắn” vào miệng nhau, cứ như là đang ở công viên bến Bạch Đằng”.(Hái lộc đầu năm, CATPHCM, 7-2-1998, tr.6).

“Chị có ông xã hết ý. Bọn em sau này chán lắm. Chồng bây giờ hở một chút là bia ôm, hở một chút là ngoại tình , bồ bịch.”(Hưu chờ, tr.68)

- Cô vợ trẻ đá thúng đụng nia, công khai bồ bịch, hẹn hò... (Đại đoàn kết, số 216).

- Trước đây số bé gái bị bắt hầu hết chỉ có quan hệ bồ bịchvới các đại ca, hiếm khi có liên quan tới các vụ án. (CATPHCM, 11-3-1999, tr.29).

Đồng thời, trong từ vựng chung cũng có một từ bồ bịch 2, được cấu tạo theo phương thức ghép đẳng lập, với nghĩa: Bồ, bịch và những đồ đựng thóc gạo tương tự, đan bằng tre nứa (nói khái quát)” ( Từ điển Tiếng Việt(Hoàng Phê chủ biên), Viện Ngôn ngữ học)

Với nghĩa “nhân tình, bạn tình”, về mặt cấu tạo bồ bịchnhư là một từ láy, yếu tố bịchxét trong quan hệ đồng đại là một yếu tố không có nghĩa. Giống như trường hợp đómtrong đề đóm, đài đóm, bịchcũng là yếu tố mờ nghĩa do việc sử dụng hiện tượng đồng âm, và dưới áp lực hệ thốngcủa ngôn ngữ.

Chỉ có thể giải thích rằng: từ bồ và bồ bịch, vốn trong tiếng Nam Bộ không có cái nghĩa “nhân tình, bạn tình” như bây giờ. Chỉ có thể nói phương ngữ Bắc đã mượn của phương ngữ Nam từ này và dùng nó với nghĩa khác đi chút ít. Rồi sau đó, nó lại quay về với phương ngữ Nam . Cái nghĩa được thay đổi chút ít ấy được đem theo, làm phong phú thêm cho chính nó. Có thể hình dung sự biến đổi nghĩa này như sau:

bồ(nghĩa là bạn, thường được dùng để xưng gọi thân mật) được mở rộng nghĩa, có thêm nghĩa mới là “người yêu, người tình”.

bồ bịch(nghĩa là bạn bè thân thiếtnói chung) được mở rộng nghĩa, có thêm nghĩa mới là “người tình, tình nhân” nói chung.

Đây là sự thâm nhập thường thấy của các từ ngữ gốc phương ngữ vào ngôn ngữ chung, kèm theo đó là sự biến đổi nghĩa. Trong khi đó, nghĩa thứ nhất của từ bồ(bạn) và bồbịch(bạn bè) hầu như không được dùng ở các vùng phía Bắc. Sự biến đổi nghĩa này sử dụng cả mối quan hệ đồng âm, cả mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị độc lập: bồ 1- bồ 2- bịch - bồ bịch2 - bồ bịch 1.

Có thể hình dung sự phân bố cách dùng của hai từ bồbồ bịchtrong các vùng phương ngữ và vốn từ vựng tiếng Việt chung như sau:

PN Nam

trước đây

bồ 1 (bạn)

bồ 2(đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 1(bạn bè)

hiện nay

bồ 1(bạn; =>tình nhân)

bồ2 (đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 1(1:bạn bè; 2=> nhân tình, người yêu)

bồ bịch 2(đồ đựng)

PN Bắc

trước đây

bồ 2(đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 2(đồ đựng)

hiện nay

bồ1 (tình nhân)

bồ 2(đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 1(nhân tình) và bồ bịch 2(đồ đựng)

Đến nay, cách dùng bồbồ bịchvới nghĩa “người yêu, nhân tình” đã trở thành “của chung” trong vốn từ tiếng Việt.

Như vậy, có thể thấy sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau của các từ ngữ thật không đơn giản. Điều không đơn giản này chính là cuộc sống của từ ngữ, hay là do chính cuộc sống của chúng ta với vô vàn những mối quan hệ phức tạp và tế nhị, sinh ra như vậy?

__________

Tài liệu tham khảo

1. Từ điển tiếng Việt. Hoàng Phê (chủ biên). Nxb Đà Nẵng 2000

2. Từ điển tiếng Việt.Văn Tân, Nxb KHXH, 1977

3. Từ điển Việt Nam. Lê Văn Đức.Nhà sách Khai trí, S.1970.

4. Tự điển Việt Nam. Thanh Nghị, 1967

5. Tự điển Việt Nam. Đào Văn Tập.Nhà sác Vĩnh Bảo S.1952

6. Từ điển phương ngữ tiếng Việt.Đặng Thanh Hoà, Nxb Đà Nẵng, 2005

7. Cơ sở dữ liệu. Phòng Từ điển học, Viện Ngôn ngữ học.

8. Kho phiếu. Phòng Từ điển học, Viện Ngôn ngữ học.

9. ChuBích Thu. Tính từ tiếng Việt(Sách chưa in)

10. Nguyễn Thuý Khanh - Sự thâm nhập của từ địa phương vào ngôn ngữ toàn dân (Dưới cách nhìn từ điển học), Kỉ yếu hội nghị khoa học 2004, Viện Ngôn ngữ học.

11. Nguyễn Tài Thái - Phạm Văn Hảo - Sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 – 1975 (Qua tư liệu văn học đối chiếu với từ điển).Kỉ yếu hội nghị khoa học 2003, Viện Ngôn ngữ học.

Phép ẩn dụ, ví von khiến ta phải suy nghĩ

Từ địa phương tí của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Phép ẩn dụ được lồng ghép chằng chịt vào tấm thảm ngôn ngữ, mà nếu không có chúng, ngôn ngữ sẽ là một miếng vải sờn rách, thô cứng.

Nhưng ngoài việc đưa màu sắc và hình ảnh vào ngôn ngữ, phép ẩn dụ còn đảm nhận một chức năng cụ thể: chúng giải thích các khái niệm phức tạp mà ta chưa quen, giúp ta kết nối với nhau và thậm chí có thể định hình quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Cháu gái Trump và những tiết lộ gây sốc về gia đình

Giải mã tâm lý đòi giật sập tượng các nhân vật lịch sử

Sức mạnh thần thánh của sự nhàm chán

Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới của mình.