Tự học tâm lý học

Bạn yêu thích tâm lý học? Bạn muốn tìm hiểu tổng quan hoặc chỉ đơn giản muốn biết tâm lý học là gì? Mình có phù hợp với ngành này không? Ở đâu đào tạo ngành tâm lý học? Dù mục đích tìm kiếm của bạn là gì, chỉ cần bạn có hứng thú với tâm lý, bạn nhất định phải đọc bài viết này!

Tự học tâm lý học
Tự học tâm lý học
Tự học tâm lý học
ADVERTISEMENT
Tự học tâm lý học
Tự học tâm lý học
Tự học tâm lý học
ADVERTISEMENT

Dự đoán hành vi

Nhằm mục đích có thể dự đoán hành vi trong tương lai từ những phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm. Nếu một dự đoán không được xác nhận, thì lời giải thích dựa trên nó có thể cần phải được sửa đổi.

Ví dụ, điều kiện cổ điển dự đoán rằng nếu một người liên kết kết quả tiêu cực với một kích thích thì họ có thể phát triển một nỗi ám ảnh hoặc ác cảm với các kích thích.

Thay đổi/Kiểm soát hành vi

Sau khi đã mô tả, giải thích và đưa ra dự đoán về hành vi, có thể cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát một hành vi.

Ví dụ, các biện pháp can thiệp dựa trên điều kiện cổ điển, như giải mẫn cảm có hệ thống, đã được sử dụng để điều trị cho những người mắc chứng rối loạn lo âu bao gồm ám ảnh.

Các lĩnh vực nghiên cứu trong Tâm lý học

  • Tâm lý học bất thường là nghiên cứu về hành vi bất thường và tâm lý học. Lĩnh vực chuyên môn này tập trung vào nghiên cứu và điều trị nhiều loại rối loạn tâm thần và có liên quan đến tâm lý trị liệu và tâm lý học lâm sàng.
  • Tâm lý học sinh học (biopsychology) nghiên cứu cách các quá trình sinh học ảnh hưởng đến tâm trí và hành vi. Lĩnh vực này có mối liên hệ chặt chẽ với khoa học thần kinh. Tâm lý học sinh học thường dùng quét MRI và PET để kiểm tra những chấn thương hoặc hiện tượng bất thường ở não người.
  • Tâm lý học lâm sàng tập trung vào việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần.
  • Tâm lý học nhận thức là nghiên cứu về các quá trình suy nghĩ của con người bao gồm sự chú ý, trí nhớ, nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề và tiếp thu ngôn ngữ.
  • Tâm lý học so sánh là những nghiên cứu về hành vi của động vật.
  • Tâm lý học phát triển là một lĩnh vực xem xét sự tăng trưởng và phát triển của con người trong suốt thời gian tồn tại bao gồm khả năng nhận thức, đạo đức, chức năng xã hội, bản sắc và các lĩnh vực cuộc sống khác.
  • Tâm lý học pháp y là một lĩnh vực ứng dụng tập trung vào việc sử dụng các nghiên cứu tâm lý và các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật và tư pháp hình sự.
  • Tâm lý học tổ chức-công nghiệp là một lĩnh vực sử dụng nghiên cứu tâm lý để nâng cao hiệu quả công việc và lựa chọn nhân viên.
  • Tâm lý học nhân cách tập trung vào việc tìm hiểu cách nhân cách phát triển cũng như các kiểu suy nghĩ, hành vi và đặc điểm tạo nên sự độc đáo của mỗi cá nhân.
  • Tâm lý học xã hội tập trung vào hành vi của nhóm, ảnh hưởng của xã hội đến hành vi, thái độ, thành kiến, sự phù hợp, gây hấn và các chủ đề liên quan của cá nhân.
  • Tâm lý học tội phạm tập trung vào nghiên cứu động cơ, hành vi và xu hướng tái phạm của tội phạm để phục vụ công tác điều tra, phá án.
Học ngành tâm lý ra làm công việc gì?Học ngành tâm lý ra làm công việc gì?

Một số trường phái tâm lý học nổi tiếng:

  • Tâm lý học nhân văn
  • Tâm lý học hiện sinh
  • Tâm lý học hành vi
  • Phân tâm học
  • Thuyết tiến hóa
  • Tâm lý học nhận thức
  • Tâm lý học nhân cách
  • Tâm lý học tội phạm
  • Tâm lý học tích cực

Xem chi tiết trong bài: 6 học thuyết tâm lý học hiện đại

Học ngành tâm lý ra làm công việc gì?

Rất nhiều bạn trẻ băn khoăn, trăn trở không biết có nên chọn ngành tâm lý, vì không biết sau khi học xong, con đường sự nghiệp sẽ như thế nào? Theo đó, sau khi học ngành tâm lý, một số công việc bạn có thể đảm nhiệm là:

  • Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các trung tâm trị liệu, phòng khám tâm lý tư
  • Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện có khoa chuyên ngành
  • Giáo viên tâm lý cho trẻ em gặp vấn đề về tâm lý
  • Giảng viên ngành tâm lý
  • Chuyên viên nhân sự tại công ty lớn
  • Chuyên viên bán hàng, marketing xuất sắc
  • Tư vấn chiến lược marketing

Trường nào đào tạo ngành tâm lý học?

Ở Việt Nam đã có một số trường đào tạo ngành tâm lý học nổi tiếng và chất lượng như:

  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh (mình đã theo học văn bằng 2 tâm lý học ở đây)
  • Đại học Sư phạm Tp. HCM (hiện thầy TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn đã lên hiệu trưởng)
  • Đại học Hutech (HCM)
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đào tạo ngành Tâm lý họcTrường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đào tạo ngành Tâm lý học

Bạn có thể tìm hiểu trên website của các trường hoặc tham gia các nhóm học tâm lý của các trường trên Facebook để có thêm nhiều thông tin nhé.

Bạn có phù hợp với tâm lý học không? Những tố chất phù hợp với ngành tâm lý là gì?

Thật không dễ để trả lời chính xác cho câu hỏi bạn có phù hợp với ngành tâm lý không? Cá nhân mình nghĩ như thế này:

  • Thứ nhất, bạn phải yêu thích tâm lý học, nếu không muốn nói là phải đam mê thực sự với nó. Bản thân mình thích tâm lý học từ khi mới tốt nghiệp cấp 3, nhưng thời điểm năm 2010 việc học tâm lý có vẻ xa vời và khó xin việc. Nên mình học quản trị kinh doanh. Sau này, khi ra trường và đi làm được 1 năm mình đã quyết định học văn bằng 2 ngành tâm lý học thay vì học lên cao học ngành quản trị kinh doanh.
  • Thứ hai, cần phải hiểu đúng về công việc của nhà tâm lý là chia sẻ, đồng cảm và hỗ trợ những người có vấn đề về tâm lý. Do đó, bạn phải là người có thể lắng nghe, chia sẻ, bao dung. Hãy tưởng tượng việc bạn ngồi nghe người bạn thân của mình kể lể chuyện buồn cả tiếng đồng hồ nó mệt mỏi như thế nào? Thì nhà trị liệu tâm lý cũng phải làm công việc ấy hàng ngày. Hàng trăm ngàn thân chủ với những mảnh đời éo le và vô cùng bất hạnh. Vì thế, nếu theo ngành này hãy chuẩn bị một cái đầu lạnh và một trái tim nóng.
  • Thứ ba, hãy sẵn sàng làm việc ở những môi trường khác nhau với cô hội nghề nghiệp không thực sự rộng mở như các ngành khác. Dù hiện nay ngành tâm lý đã có nhiều đất dụng võ, nhưng bạn vẫn cần trang bị cho mình những kỹ năng tốt để có nhiều cơ hội hơn.

Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu hơn về tâm lý là gì, tâm lý học là gì, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu của tâm lý học và các trường đào tạo ngành tâm lý cũng như những chia sẻ của mình về việc theo đuổi ngành này. Chúc bạn luôn hạnh phúc với đam mê của mình, và nếu thực sự yêu thích tâm lý học, hãy mạnh dạn theo đuổi nó, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Nguồn tham khảo: simplypsychology, verywellmind.

Theo dõi nhiều bài viết hay về tâm lý học Tại Đây

Khóa học Kiểm soát tâm lý với Thiền