Từ place of receipt trên vận đơn nghĩa là gì

Nội dung B/L cho biết các thông tin liên quan đến lô hàng như: Người gửi hàng (Shipper), Người nhận hàng (Consignee), Tên tàu (Vessel name & VOYAGE NO.), Mô tả hàng hóa (Descriptions of goods)…

1. BILL NO. & LINES/ SHIPPER/ CONSIGNEE/ NOTIFY PARTY

(1) Số vận đơn (Bill No. & LINES) do người phát hành B/L đặt theo quy định và sử dụng để tra cứu B/L, tra cứu lô hàng, khai báo hải quan. Phần thông tin về Hãng tàu (Lines)cho biết tên hãng tàu chở hàng và Logo của hãng để nhận biết dễ dàng.

(2) Người gửi hàng (Shipper) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu” (nếu là House B/L) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận” (nếu là Master B/L).

(3) Người nhận hàng (Consignee) được thể hiện rất nhiều cách tùy thuộc vào loại B/L và theo phương thức thanh toán mà hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định. Mục này có thể ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu”; có thể ghi “To order of + tên + địa chỉ ngân hàng”; có thể chỉ ghi “To order” hoặc “To order of shipper”; hoặc cũng có thể “bỏ trống”.

(4) Bên được thông báo (NOTIFY PARTY) thường được ghi “Same as Consignee – Giống mục Người nhận hàng” hoặc ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu” hoặc ghi “tên + địa chỉ của bên thứ 3” theo yêu cầu của người nhập khẩu.

2. VESSEL NAME/ VOYAGE NO./ PORT OF LOADING/ PORT OF DISCHARGE / PARTY TO CONTACT FOR CARGO RELEASE

(5) Tên tàu (Vessel name & VOYAGE NO.) thể hiện tên riêng (Name) của con tàu chở hàng và mã hiệu của chuyến đi này (Voyage no.) sử dụng để tra cứu lô hàng và khai báo hải quan.

(6) Cảng xếp hàng (Port of loading – POL) thể hiện tên cảng bốc hàng lên tàu ở nước xuất khẩu, có thể ghi thêm Nơi nhận hàng để chở (Place of Receipt) nếu xảy ra việc nhận hàng trong nội địa.

(7) Cảng dỡ hàng (Port of discharge – POD) thể hiện tên cảng dỡ hàng xuống tàu ở nước nhập khẩu, có thể ghi thêm Nơi giao hàng (Place of Delivery) nếu xảy ra việc giao hàng trong nội địa.

(8) Bên liên hệ để giải phóng hàng (PARTY TO CONTACT FOR CARGO RELEASE) ghi rõ thông tin liên hệ của đại lý vận tải tại cảng đến. Người nhập khẩu sẽ liên hệ đại lý này để xuất trình B/L, lấy Lệnh giao hàng (D/O), nộp cước và phí vận tải (nếu có).

3. DESCRIPTIONS OF GOODS/ PACKAGES/ CONTAINERS NO./ SEAL NO./ GROSS WEIGHT/ MEASUREMENTS

(9) Mô tả hàng hóa (Descriptions of goods) ghi tên chung chung của lô hàng và mã HS (nếu có).

(10) Số kiện và cách đóng gói (packages) ghi rõ số lượng kiện, thùng, số lượng container… của cả chuyến hàng.

(11) Số container, số chì (CONTAINERS NO. & SEAL NO.) ghĩ rõ số container (mã container) và số chì (mã niêm phong container) để thuận tiện cho công việc giao nhận hàng và khai báo hải quan.

(12) Khối lượng, thể tích (GROSS WEIGHT & MEASUREMENTS) thể hiện khối lượng cả bì của cả lô hàng và tổng thể tích của lô hàng để thuận tiện cho việc giao nhận và bốc dỡ.

4. FREIGHT & CHARGES/ ON BOARD DATE/ NUMBER OF ORIGINAL/ PLACE & DATE OF ISSUE/ CARRIER’S SIGNATURE

(13) Cước vận tải và Phụ phí (FREIGHT AND CHARGES),trên B/L thường không đề cập rõ số tiền cước và phí mà chỉ ghi chung chung việc tiền cước đã trả (Prepaid) hoặc phải thu (Collect). Hoặc thể hiện thêm việc tiền cước và phí được thanh toán tại đâu (Freight payable at).

(14) Ngày hàng lên tàu (ON BOARD DATE) thể hiện ngày người xuất khẩu chính thức giao hàng. Ngày hàng lên tàu có thể giống, có thể khác với ngày phát hành B/L.

(15) Số bản vận đơn gốc (Number of Original), đa số B/L đều thể hiện rõ nó được phát hành mấy bản gốc do tính chất quan trọng của việc chuyển nhượng B/L. Thông thường B/L được phát hành 3 bản gốc, cũng có khi được phát hành 0 (Zero) bản gốc do sử dụng hình thức Telex Release.

(16) Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of Issue) thể hiện tên thành phố và ngày phát hành B/L. Chỉ phát hành B/L cho khách hàng khi đã hàng xuất đã thông quan, container đã hạ bãi chờ xuất tàu (đối với hàng FCL) hoặc đã đóng vào kho CFS (đối với hàng LCL).

(17) Chữ ký của người vận tải (Carrier’s signature) thể hiện tên đầy đủ và chữ ký của người vận tải hoặc đại lý được ủy quyền phát hành.

5. ON THE BACK

Mặt sau của B/L (BACK) gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

Place of receipt trọng xuất nhập khẩu là gì?

Place of receipt là nơi nhận hàng hóa từ người bán để vận chuyển đến Port of loading. Place of receipt có thể là kho hàng, nhà máy, sân bay hay bất kỳ địa điểm nào mà người bán và người mua thống nhất. Port of discharge là cảng nơi hàng hóa được chuyển xuống tàu để vận chuyển đến điểm nhận hàng cuối cùng.

Thông tin về place of receipt place of delivery được ghi vào vận đơn đường biển thể hiện ý nghĩa gì?

Vinatrain trả lời: “Place of Receipt” là một mục trên “Bill of Lading” (B/L) – một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và vận tải biển, được sử dụng để chứng minh việc giao nhận hàng hóa và thể hiện các chi tiết liên quan đến việc vận chuyển hàng từ điểm xuất phát đến điểm đích.

Place of receipt trên Booking là gì?

4. Place of receipt = Place of pick-up. Nếu có vận chuyển nội địa, thì phải ghi lấy hàng từ nơi nào. Thường đó là địa chỉ của xưởng người XK.

Number of original bill of lading là gì?

Number of original bill of lading (Số bản vận đơn): thể hiện số bản vận đơn gốc được phát hành. Place and date of issue (Thời gian và địa điểm cấp vận đơn): Thường sẽ là ngày bốc dỡ hàng hoặc sẽ trễ hơn một ngày. Địa điểm sẽ là tên nước xuất khẩu hàng đi.

Chủ đề