Tỷ lệ đòn bẩy tài chính công thức

Trong lĩnh vực tài chính hiện nay, nếu muốn gia tăng lợi nhuận việc sử dụng đòn bẩy tài chính là điều cần thiết. Một điều đáng quan tâm là việc sử dụng đòn bẩy không những đem đến lợi nhuận mà còn giúp giải quyết nhanh vấn đề, tiết kiệm thời gian công sức hơn.

Tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trong việc đầu tư, kinh doanh nên áp dụng phương pháp đòn bẩy vào sử dụng. Nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Cùng goctaichinh.com tìm hiểu qua về đòn bẩy tài chính là gì? Cũng như các công thức để tính được đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính có tên tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL. Đòn bẩy tài chính là cách sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).

Đòn bẩy tài chính là gì

Đòn bẩy tài chính là gì

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao. Và ngược lại nếu như hệ số nợ phải trả thấp thì họ có chỉ số đòn bẩy tài chính thấp.

Các nhóm đòn bẩy tài chính hiện nay

Trong đòn bẩy tài chính cũng có sự phân biệt các nhóm chỉ số riêng biệt. Dựa vào tính chất và công dụng của nó. Cùng tham khảo qua một số nhóm chỉ số như sau:

Hệ số nợ/Tổng tài sản (D/A)

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Có nghĩa là doanh nghiệp đó có khoảng bao nhiêu % là nợ vay.

Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục đích vay, lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Để biết được tỷ số này cao hay thấp có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.

Hệ số nợ/Vốn (D/C)

Hệ số nợ trên vốn (D/C) này cung cấp giúp chúng ta hiểu hơn về sức mạn và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó có thể có tình hình tài chính không khả quan.

Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)

Đây là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.

Hệ số đòn bẩy tài chính

Đây là chỉ số Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân. Hệ số này thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp thể hiện việc tự chủ tài chính trong doanh nghiệp. Nhưng chưa tận dụng hết tiềm băng của phương pháp đòn bẩy.

Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)

Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

Thường thì nếu chỉ số này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.

Những doanh nghiệp có hệ số nợ bằng không sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, phần chính yếu sẽ đặt trọng tâm vào hệ số nợ.

Đòn bẩy tài chính tại một mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính theo công thức sau:

Công thức đòn bẩy tài chính

Nếu ta gọi I là lãi vay phải trả thì ta sẽ có công thức tính sau:

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Trong đó:

  • Ở mỗi mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế khác nhau thì mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng có sự khác nhau.
  • Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng là một trong những thước đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có nên sử dụng đòn bẩy tài chính không?

Các doanh nghiệp, cá nhân thường sử dụng nợ vay để bù cho việc không đủ vốn để làm hoạt động kinh doanh nào đó. Nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tăng thêm một loại cổ phần (EPS).

Doanh nghiệp áp dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao lợi nhuận

+ Và nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để kinh doanh thành công và thu về một khoản lợi nhuận lớn.

Ví dụ: Anh A mua một một mảnh đất dự án với giá 1 tỷ đồng ở giai đoạn đầu. Vì không đủ vốn nên a vay thêm 500 triệu đồng để mua. Trong thời gian hoàn thiện dự án và chồng tiền thì anh A bán mãnh đất trên với giá 1,4 tỷ đồng cho người khác. Vậy trừ đi chi phí và tiền lãi ngân hàng 100 triệu đồng. Anh A đã lời được khoảng 300 triệu.

+ Đòn bẩy tài chính như một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu. Vừa là một công cụ giảm sự gia tăng của thuế. Sự thành công hay thất bại đều nhờ vào sự khôn ngoan của chủ đầu tư khi lựa chọn phương án đầu tư. Khả năng sinh lãi cao cũng như nhanh chóng thu hồi vốn.

+ Các doanh nghiệp còn sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động thuế. Bởi khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận.

Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Tuy mang đến nhiều lợi nhuận nhưng sử dụng đòn bẩy tài chính cũng có những rủi ro nhất đinh. Chính vì thế doanh nghiệp phải lưu ý một số vấn đề sau:

Chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân nếu thiếu định hướng rất dễ đưa tới tình trạng khủng hoảng. Mua bán khó khăn dẫn đến thực trạng ngưng đọng vốn, thậm chí nếu không kịp xoay sở có thể dẫn tới tình trạng trắng tay.

Nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng vốn vay với lãi suất cao. Và nếu chẳng may gặp rủi ro thì việc lãi suất cao sẽ khiến cho nhà đầu tư khó khăn. Hãy lựa chọn các ngân hàng đang có chương trình vay vốn ưu đãi như: Vietcombank, BIDV, Sacombank.

Kết luận

Việc tận dụng đòn bẩy tài chính là một liều thuốc kích thích tốt cho các nhà đầu tư. Nhanh chóng sinh ra nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng gặp may mắn và nếu sự tính toán không tốt sẽ ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Phải có một biện pháp, những tính toán đúng đắn thì việc áp dụng các đòn bẩy vào sẽ mang lại hiệu quả tích cực.