Uống 10 chai bia nồng độ cồn bao nhiêu

Mới đây trên mạng các quý ông chia sẻ liên tục thông tin về việc bao lâu sau khi uống rượu bia thì được lái xe như sau:

“Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì lái xe?

Kể từ 1.1.2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn, mức xử phạt sẽ rất nặng. Vậy, sau khi uống rượu, bia bao lâu thì bạn có thể lái xe? Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà bạn uống, tuy nhiên một số thông tin bạn có thể lưu ý:

- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe”.

Thông tin này được nhiều đấng mày râu chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. 

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), thứ nhất trong Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia không hề có thông tin này. Thứ hai là không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể. Quá trình này phụ thuộc vào lượng rượu, bia người đó uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.

 

Uống 10 chai bia nồng độ cồn bao nhiêu

 

Nhấn để phóng to ảnh

Không có một mức uống rượu bia nào được coi là an toàn.

Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Một đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai, lon bia 330 ml (5%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Theo bà Trang, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe.

Không có một ngưỡng uống rượu bia nào được coi là an toàn

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không có một tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu là có hại. Lý do là nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu bia khác nhau.

Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Theo nghiên cứu công bố trong Báo cáo về sử dụng rượu bia tại Cộng đồng Châu Âu năm 2012, nguy cơ tử vong do bệnh tật và tai nạn thương tích tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn trong một ngày và nguy cơ tử vong tăng tương quan với mức độ uống. 

Cơ quan y tế của Anh khuyến cáo để phòng chống tác hại do rượu bia gây ra, nam giới không nên uống quá 14 đơn vị trong một tuần. 

Từ ngày 1/1/2020, luật Phòng chống tác hại rượu bia chính thức có hiệu lực. Trong đó có quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này áp dụng với cả các phương tiện giao thông cơ giới (ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô…) lẫn phương tiện giao thông thô sơ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo…).

Quy định mạnh tay này được kỳ vọng là sẽ hạn chế tối đa những vụ tai nạn giao thông thương tâm do “ma men”, đảm bảo an toàn cho chính những người uống rượu, bia và cả những người tham gia giao thông khác.

Pháp luật Việt Nam đã có quy định rất cụ thể về nồng độ cồn khi khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong đó, đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia; còn đối với xe máy và moto, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng uống bao nhiêu thì sẽ vượt quá mức cho phép trên. Rất nhiều người khi được hỏi đều đưa ra câu trả lời không chính xác, thậm chí không ít người còn cho rằng phải uống đến 5-6 lon bia thì mới có thể bị thổi phạt về nồng độ cồn. Trên thực tế thì điều này hoàn toàn ngược lại.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:

- 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);

- 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);

- 1 vại bia hơi (330 ml);

- 2/3 chai (lon) bia (330 ml).

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.

Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, mà cụ thể là điều khiển xe máy, moto thì nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Đối với nữ giới, chỉ nên uống tối đa 1 lon bia vào thời điểm 1 giờ trước khi lái xe.

Mức xử phạt cho hành vi uống rượu, bia khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

Đối với người điều khiển ô tô:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng.

1 chai bia có nồng độ cồn bao nhiêu?

Độ cồn của bia là số đo chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong bia, tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính theo số ml ethanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch ở 20 độ C. Bia tùy loại mà có chứa 1 - 12% cồn, thường ở vào khoảng 5%. Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0.05 - 1.2%.

Uống bao nhiêu bia thì thôi lên nồng độ cồn?

khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đồng nghĩa với việc chỉ cần uống 1 ly bia/rượu rồi điều khiển xe trên đường là bạn sẽ bị phạt nếu... được cảnh sát giao thông hỏi thăm.

Uống 10 chai bia bao lâu hết nồng độ cồn?

Thông thường mất 60 phút để cơ thể giải một đơn vị cồn, nhưng uống từ 21h và uống 8 lon bia thì cần ít nhất đến 5h hôm sau mới giải hết lượng cồn trong người. Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết rượu hoặc bia đóng chai trên thị trường đều ghi nồng độ cồn tính theo đơn vị phần trăm cụ thể.

Uống bao nhiêu thì bị phạt nồng độ cồn?

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Theo quy định trên thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.