Uống nhiều thuốc ngủ có chết không

Không phải đơn thuần mà thuốc ngủ được khuyến cáo là không nên quá lạm dụng. Bên cạnh một số tác dụng phụ nguy hiểm thì việc uống thuốc ngủ nhiều gây nên rất nhiều hệ luỵ về sau.

Uống thuốc ngủ nhiều có tốt không? Kháng thuốc ngủ

Trong thời gian đầu sử dụng, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy hiệu quả của thuốc ngủ rất tuyệt vời khi có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ của chính mình.

Tuy nhiên, uống thuốc ngủ nhiều trong thời gian quá dài sẽ làm cơ thể bị kháng thuốc. Từ đó, thuốc không còn có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc nữa.

Trào ngược dạ dày

Thuốc ngủ không chỉ gây tác động đến hệ thần kinh mà cũng có thể gây tác động đến dạ dày. Từ đó, có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày hoặc thậm chí gây đau bao tử.

Do đó, nhà sản xuất không khuyến khích việc dùng thuốc an thần cho những đối tượng đã có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày để giảm thiểu nguy cơ gây đau và trào ngược dạ dày.

Uống nhiều thuốc ngủ có chết không
Uống thuốc ngủ nhiều có thể gây trào ngược dạ dày

Cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn bình thường

Thuốc ngủ làm buồn ngủ là chuyện bình thường nhưng ở một số bệnh nhân lại cảm thấy buồn ngủ mọi lúc mọi nơi khi dùng thuốc ngủ. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung, thiếu tỉnh táo trong quá trình sinh hoạt thường ngày. 

Ngoài ra, một vấn đề đáng quan ngại khác đó là tình trạng buồn ngủ kéo dài đến ngày hôm sau mặc dù theo lý thuyết thuốc an thần sẽ hết tác dụng sau tám giờ sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng buồn ngủ vẫn sẽ kéo dài lâu hơn sau đó. 

Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề đáng lo nhất do thuốc ngủ gây nên vì hầu như người lái không thể tỉnh táo để lái xe. Người lái xe sẽ giống như đang say rượu vì không có sự phán đoán rẻ, phản ứng chậm từ đó tăng nguy cơ bị tại nạn giao thông.
Uống thuốc ngủ nhiều gây mất trí nhớ hoặc mộng du.

Uống nhiều thuốc ngủ có chết không
Lái xe trong trạng thái không tỉnh táo rất dễ gây tai nạn

Đây là tác hại có thể gặp khi uống thuốc ngủ nhiều. Cụ thể, thuốc sẽ khiến cho người bệnh có những hành động mộng du trong khi ngủ và lúc tỉnh giấc lại thì không còn nhớ những gì đã xảy ra. Tình trạng này được xem là nguy hiểm bởi có thể trong lúc mộng du người bệnh có các hành động gây hại tới chính mình hoặc người khác mà không hay biết.

Gây ung thư và giảm tuổi thọ

Theo nghiên cứu, người uống nhiều thuốc ngủ có thể tăng nguy cơ về bệnh ung bứu và suy giảm tuổi thọ. Vì vậy, buộc phải cẩn trọng khi dùng thuốc ngủ để điều trị bệnh tình.

Thuốc ngủ gây nghiện, khiến bạn mất kiểm soát hành vi

Uống quá nhiều thuốc ngủ có thể làm bạn nghiện. Việc sử dụng thuốc không theo liều chỉ định của bác sĩ hoặc dùng thuốc quá liều có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc, nếu không có thuốc ngủ thì không thể nào ngủ được.

Dễ bị tức thở, chuệnh choạng khi dùng với những thuốc khác

Uống quá nhiều thuốc ngủ sẽ làm bệnh nhân dễ gặp cảm giác khó thở, rơi vào tình trạng chuệnh choạng, chóng mặt khi dùng với các loại khác.

Thuốc ngủ có thể gây hại khi dùng chung với rượu và các chất kích thích. Nguyên nhân của tác hại này là do sự hài hòa của thuốc và rượu hoặc chất kích thích có thể làm tăng sự tác động của cả hai loại. Do vậy, người sử dụng sẽ bị mê man sâu hơn bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Từ đó dẫn tới tình trạng lơ mơ, chuệnh choạng khi thức giấc.

Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên 1 lần và có thể sẽ phải cần đi cấp cứu.

Uống nhiều thuốc ngủ có chết không
Uống nhiều thuốc ngủ có thể gây khó thở

Uống nhiều thuốc ngủ dễ dẫn đến quá liều

 Dùng thuốc ngủ quá liều có thể gây nên một số tình trạng nguy hiểm.

  • Tình trạng ngủ mê quá mức: Khi dùng đúng như liều dùng của thuốc ngủ thì bệnh nhân sẽ rơi vào giấc ngủ trong vòng nửa giờ. Tuy nhiên, những người sử dụng thuốc ngủ có thể sử dụng thuốc thường xuyên do đó họ không thể phân biệt được đâu là cơn buồn ngủ bình thường của họ. Một số khác sẽ ngủ vượt quá thời gian tác dụng của thuốc.

  • Hành vi hoặc hành động không lường trước được: Tình trạng mệt mỏi dẫn đến hành động vụng về và gây ra sai lầm. Tùy vào từng đối tượng mà hành động khác nhau. Một số người sẽ bị hôn mê, một số giống như say rượu.

  • Đau bụng: Có thể xảy ra bất cứ tình trạng nào từ chán ăn đến táo bón. Đây là triệu chứng ít gặp khi dùng quá liều thuốc ngủ.

  • Thở không đều: Dùng quá liều có thể làm bệnh nhân thở chậm hoặc rối loạn chức năng. Nếu gặp trường hợp này cần theo dõi người dùng thuốc cẩn thận.
    Nếu bệnh nhân đang khó thở hoặc đã dừng thở và mất ý thức thì nên thực hành hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu kịp thời.

Vậy uống thuốc ngủ nhiều có tốt không? Thuốc ngủ được dùng để cải thiện tình trạng giấc ngủ của người bệnh chứ không điều trị tận gốc rễ, nguyên nhân gây ra mất ngủ. Do đó, việc uống thuốc ngủ quá nhiều là tai hại, thậm chí là con dao hai lưỡi bởi nó có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn . Hãy luôn theo dõi cơ thể của chính mình, nếu có bất cứ tình trạng nào bất thường hãy gọi ngay cho bác sĩ để tư vấn, hỗ trợ và xử trí kịp thời!

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Ngày nay, chúng ta thường có một cuộc sống với vô vàn áp lực từ nhiều nơi như công việc, gia đình… Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do đó nhiều người đã tìm đến thuốc ngủ như là một “chiếc phao cứu sinh”. Song, uống thuốc ngủ quá liều do lạm dụng thuốc hoặc nghiện có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy chúng ta phải sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều ra sao?

Thuốc ngủ tác dụng thế nào?

Có rất nhiều phương án để chữa mất ngủ kéo dài. Thay đổi để lựa chọn thói quen sinh hoạt tốt và chế độ ăn uống lành mạnh có thể khắc phục nhiều trường hợp mất ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc ngủ có tác dụng hiệu quả giúp:

  • Rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ.

  • Tăng thời gian ngủ.

  • Giảm số lần một người thức dậy.

  • Có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại. Thông thường, sẽ chia ra làm 2 nhóm là nhóm có tác dụng kéo dài như mephobarbital và gardenal hoặc nhóm có tác dụng ngắn như amobarbital và pentobarbital. 

Các bác sĩ thường không khuyến khích dùng thuốc ngủ trong hơn 2 đến 3 tuần, vì chúng có thể hình thành thói quen và dẫn tới tình trạng nghiện thuốc vô cùng nguy hiểm. Liều lượng và thời gian uống thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của bạn.

Uống nhiều thuốc ngủ có chết không
Sử dụng thuốc luôn là con dao hai lưỡi, cần biết dùng đúng cách để mang lại hiệu quả

Khi nào được coi là uống thuốc ngủ quá liều?

Chúng ta sử dụng thuốc ngủ mục đích dễ dàng có một giấc ngủ chất lượng sau những ngày dài căng thẳng. Chính vì cảm giác thoải mái dễ chịu này khiến người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc ngủ. Khi không kiểm soát được bản thân có thể dẫn tới tình trạng uống thuốc ngủ quá liều. Uống thuốc ngủ quá liều là tình trạng sử dụng thuốc nhiều lần, lặp đi lặp lại hoặc uống với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ phụ thuộc vào thành phần, liều lượng của thuốc cũng như tình trạng thể chất và tiền sử dùng thuốc của người đó.

Triệu chứng người uống thuốc ngủ quá liều

Người uống thuốc ngủ quá liều có những triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào liều lượng, thành phần thuốc cũng như tình trạng thể chất của người đó.

Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng: 

  • Rơi vào trạng thái ngủ say.

  • Mạch đập đều, hơi thở ổn định.

  • Gân và đồng tử phản xạ bình thường, có thể giảm nhẹ.

Những tình trạng này đối với người bình thường có thể sẽ không nguy hiểm, cơ thể sẽ cân bằng lại sau một khoảng thời gian.

Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng nhưng còn ý thức, người bệnh sẽ có những triệu chứng như mắt mờ, ù tai, khó thở, đau bụng, nôn mửa… Còn đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu, họ sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:

  • Thở khò khè, tắc thở. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh nhân bị tụt lưỡi, kèm theo ứ đọng đờm dãi, hôn mê nên mất phản xạ ho khạc, đường thở bị tắc lại và không thể thực hiện chức năng thông khí. 

  • Huyết áp giảm. Do thuốc ngủ làm tê liệt hệ thần kinh trung ương nên sẽ thúc đẩy tăng tính thấm của thành mạch máu và làm hạ huyết áp. Những trường hợp này là biểu hiện nặng và thường kèm theo cả biểu hiện mất nước. 

  • Nhiệt độ cơ thể bất thường: Sốt cao hoặc giảm thân nhiệt, vã mồ hôi.

  • Phản xạ gân và cơ giảm mạnh có thể mất trong một số trường hợp, biểu hiện là các chi mềm nhũn.  Nếu có tình trạng thiếu oxy tổ chức sẽ thây biểu hiện co cứng. 

  • Uống thuốc ngủ quá liều gây tình trạng hôn mê sâu.

Dù là trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng hay nhẹ, cần lập tức có những hành động sơ cứu kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Uống nhiều thuốc ngủ có chết không
Người uống thuốc ngủ sẽ rơi vào trạng thái yên tĩnh

Sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều

Khi thấy người có những dấu hiệu và triệu chứng trên kèm theo tình trạng sử dụng thuốc ngủ, chúng ta có thể nghĩ tới trường hợp ngộ độc thuốc ngủ. Khi đó, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng ý thức của người bệnh. Để bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng tránh dặc đờm dãi vào phổi. Lập tức gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh, đặc biệt cần gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. 

  • Bước 2: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của người bị ngộ độc bao gồm khả năng hô hấp và chức năng tuần hoàn. Nếu chức năng sinh tồn kém, cần hỗ trợ chức năng sống bằng kĩ thuật CPR (hồi sức tim phổi). Đối với trường hợp dấu hiệu sinh tồn ổn định, hãy đưa người bệnh ra một nơi an toàn và thoải mái.

  • Bước 3: Tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn và hỗ trợ nếu cần thiết cho đến khi có nhân viên y tế tới.

Uống nhiều thuốc ngủ có chết không
Hướng dẫn sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều

Một số lưu ý khi sơ cứu người uống thuốc ngủ bạn nên biết

  • Khi người bệnh còn ý thức, nhanh chóng thu thập thông tin từ người bệnh: Họ đã uống thuốc gì, thời gian uống, liều lượng uống cũng như tình trạng bất thường mà họ cảm nhận được.

  • Tuyệt đối không cố gắng gây nôn cho người bệnh trừ khi nhân viên y tế chỉ định qua điện thoại. Việc gây nôn không an toàn có thể dẫn đến những trường hợp sặc chất nôn và nghẹt thở. Nếu được chỉ định gây nôn, giữ lại chất nôn để cơ sở y tế có những biện pháp xác định và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

  • Giữ lại bao bì, đơn thuốc của người bệnh để trình bày lại với bác sĩ.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc ngủ

Việc lạm dụng thuốc ngủ là vô cùng nguy hiểm do đó chúng ta cần biết các cách để phòng ngừa tình trạng uống quá liều thuốc:

  • Tham khảo áp dụng các cách chữa mất ngủ không dùng thuốc như dùng thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ.

  • Cất thuốc ngủ đúng chỗ tránh xa tầm tay của trẻ con.

  • Chỉ uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ, trình bày rõ tiền sử thuốc cùng như tình trạng mất ngủ.

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ đúng thời gian, liều lượng. 

  • Không di chuyển sau khi dùng thuốc ngủ.

  • Không uống thuốc ngủ với các chất kích thích.

  • Không dừng uống thuốc ngủ đột ngột.

Nói chung, điều quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cần biết cách giảm tải áp lực tâm lý cho bản thân và thuốc hoàn toàn không phải là lựa chọn được ưu tiên. Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bài viết trên đây đã mang lại thông tin hữu ích cho quý độc giả về cách sơ cứu người uống thuốc ngủ!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp