Ưu điểm của phương pháp tt GDSK trực tiếp

Các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng là: thảo luận nhómmít tinh, hội họp, trình diễn, sinh hoạt câu lạc bộ, thăm hộ gia đình …- Ưu điểm: Trong quá trình truyền thông trực tiếp, người truyền thông cóthể biết được đối tượng tiếp nhận các nội dung truyền đạt ra sao. Như vậy cóthể điều chỉnh nội dung, cách diễn đạt cho phù hợp với nhu cầu, trình độ củađối tượng. Vì tiếp cận được với từng nhóm đối tượng, truyền thông trực tiếplà phương pháp có hiệu quả nhất. Phương pháp này quyết định sự thay đổihành vi của đối tượng.- Nhược điểm: Truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận được một số nhóm đốitượng. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người truyềnthông.Vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên trong thựctế 2 phương pháp này thường sử dụng đan xen, phối hợp với nhau để bổ sung,hỗ trợ cho nhau. Ví dụ áp phích, băng video… có thể phối hợp với nói chuyệntrực tiếp. Việc truyền thông phối hợp các phương pháp với nhau sẽ đạt mụcđích giáo dục tốt hơn.1.2.1.2. Một sốsố hìnhhình thứthức truyềtruyền thông – giáo dụdục sứsức khoẻkhoẻ cộcộng đồngđồng1.2.1. Truyền thông giáo dục sức khoẻ với cá nhânTruyền thông viên và cán bộ y tế cơ sở hay dùng cách khuyên bảo đểthực hiện việc giáo dục sức khoẻ cho cá nhân, gia đình, bệnh nhân ở trạm y tếvà cộng đồng…1.2.1.1. Mục đích của khuyên bảoKhuyến khích cá nhân suy nghĩ về các vấn đề sức khoẻ của mình, từđó họ nhận ra cần phải làm gì và tự quyết định hành động.Các bước khuyên bảo:Bước 1: Giúp đối tượng nhận ra vấn đề sức khoẻBước 2: Giúp đối tượng hiểu được vì sao lại có vấn đề sức khoẻ đóBước 3: Động viên đối tượng chọn những cách giải quyết thích hợpnhất1.2.1.2. Những điểm cần lưu ý khi khuyên bảo- Tạo ra mối quan hệ ân cần, có thái độ gần gũi để đối tượng tin tưởng vànói hết các vấn đề của họ.- Tìm hiểu vấn đề sức khoẻ của đối tượng, lắng nghe và giúp xác định rõvấn để sức khoẻ của họ.- Chia sẻ với cảm nghĩ của đối tượng và có mối cảm thông với họ.77 - Giúp đối tượng lựa chọn cách giải quyết và tự nguyện tham gia giảiquyết vấn đề.- Tôn trọng chuyện riêng tư của đối tương, giữ bí mật với người khác kểcả người thân của đối tượng.- Trao đổi thông tin và cung cấp kiến thức, hướng dẫn cách làm đơn giản1.2.1.3. Các hình thức khuyên bảoKhuyên bảo tại gia đình:- Tại gia đình thì mọi người thoái mái hơn, trao đổi được với nhiều ngườivề một hoặc nhiều vấn đề sức khoẻ nên khuyên bảo sẽ rất có hiệu quả.- Trong một gia đình mỗi người có trách nhiệm khác nhau, nên cần nóichuỵên với từng người và tôn trọng người chủ gia đình.- Truyền thông viên và cán bộ y tế cơ sở cần có lịch và đến thăm các giađình thường xuyên.Mục đích của việc viếng thăm các gia đình thường xuyên là:- Giữ mối quan hệ tốt với gia đình và với mọi người- Phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh- Khuyến khích mọi người giữ gìn vệ sinh, phòng ngừa bệnh tật.- Kiểm tra tình hình sức khoẻ, việc chăm sóc người ốm, việc thực hiệntiêm chủng mở rộng, sử dụng muối i ốt, nằm màn phòng chống sốt rét, vệ sinhmôi trường.- Phổ biến các sự kiện quan trọng trong cộng đồng mà mọi người cầntham gia.Khuyên bảo trẻ em- Trẻ em có những vấn đề sức khoẻ và cảm xúc riêng, nếu các em đủ lớnchúng ta có thể khuyên bảo các em. Trẻ lớn đã biết tự chăm sóc mình, giúp đỡgia đình chăm sóc trẻ nhỏ. Các em có thể trao đổi với nhau, với cha mẹ vớianh chị em, nên khuyên bảo trẻ em sẽ rất có ích.- Trước hết hãy hỏi bố mẹ các em về các thông tin cơ bản. Sau đó nóichuyện riêng với từng em sẽ tốt hơn, vì các em thường e ngại nói chuyệntrước mặt cha mẹ.- Mở đầu nói chuyện với các em nên nói những câu chuyện vui hoặc hỏitrẻ em về những trò chơi mà chúng ưa thích.- Thực hiện những điểm cần lưu ý nhu khi khuyên bảo người lớnKhuyên bảo tại trạm y tế và bệnh viện.78 - Mỗi trạm y tế bệnh viện là một trung tâm giáo dục sức khoẻ cho bệnhnhân và người nhà bệnh nhân. Khi người dân đến trạm y tế, bệnh viện khámbệnh hay tiếp nhận một dịch vụ y tế nào đó là một cơ hội thuận lợi để cán bộlàm giáo dục sức khoẻ, bởi vì người dân lúc này có nhiều băn khoăn, lo lắngvề bệnh tật, nên lời khuyên của thầy thuốc đối với người bệnh rất có uy tín vàhiệu quả.- Mọi nhân viên y tế có ý thức thường xuyên làm giáo dục sức khoẻtrong khi thực hiện bất kỳ việc gì nếu có thể được, tiến tới thành những thóiquen nghề nghiệp.- Cán bộ y tế không chỉ có khám bệnh, kê đơn và cần phải có những lờigiải thích kỹ về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, giải đáp thoả đáng nhữngthắc mắc của người dân.- Trạm y tế và bệnh viện cần có một góc Truyền thông giáo sức khoẻ.- Ngoài ra các cán bộ y tế, truyền thông còn thực hiện khuyên bảo ngườidân ở mọi nơi, mọi lúc như khi gặp nhau, khi đi chơi, khi làm nương rẫy, làmruộng, tại nhà trẻ, tại trường học… không những cán bộ y tế, truyền thôngviên, mà ông bà, cha, mẹ, thầy cô giáo… cũng có thể là người khuyên bảomọi người tự bảo vệ sức khoẻ.1.2.2. Truyền thông giáo dục sức khoẻ với các nhóm.1.2.2.1. Khái niệm nhómNhóm là tập hợp gồm 2-3 hay nhiều người cùng có một mối quan tâmchung. Ví dụ các bà mẹ mới sinh ở trạm y tế, tổ phụ nữ…1.2.2.2. Lợi ích của giáo dục theo nhóm- Hỗ trợ và động viên, khuyến khích các thành viên của nhóm thực hiệnvà duy trì các hoạt động có liên quan đến sức khoẻ.- Trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng để mọi người đều học tập lẫn nhau- Tạo khả năng để các thành viên đóng góp sức lực của mình. Ví dụ,đóng góp cho bữa ăn tốt hơn của nhà trẻ.1.2.2.3. Các hình thức giáo dục sức khoẻ với nhóm- Thảo luận nhóm- Trình diễn- Giáo dục sức khoẻ trong trường học- Giáo dục sức khoẻ nơi làm việc- Nhóm bạn giúp bạn79 - Tổ chức tham quan- Đóng vai- Tiến hành các buổi họp- Sinh hoạt câu lạc bộ…a) Thảo luận nhómNhững điểm cần lưu ý thực hiện mỗi buổi thảo luận nhóm- Tạo ra được mối quan hệ để mọi người hiểu nhau và trao đổi ý kiến vớinhau dễ dàng.- Bắt đầu từ những kiến thức chung, không nhất thiết đòi hỏi mọi ngườiphải nói ngay các vấn đề sức khoẻ và tất cả lo âu của họ. Nên hỏi họ nhữnghiểu biết chung về vấn đề sức khoẻ hoặc các nỗi lo âu đang gặp phải.- Dùng các câu hỏi để khuyến khích mọi người trao đổi, thảo luận. Nêngợi ý cho các thành viên trả lời các câu hỏi của người khác trong nhóm.- Động viên mọi người tham gia, quan sát, khuyến khích những ngườinói ít, hạn chế những người nói quá nhiều.- Thảo luận vào thời điểm thuận lợi, không nên kéo dài quá sẽ làm chocác thành viên mệt mỏi và chán.- Cuối cùng xem mọi người có hài lòng không, có nhu cầu giúp đỡ thêmkhông.Một số câu hỏi thường được sử dụng trong thảo luận nhóm- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi đối tượng phải trả lời chi tiết và cụ thểhơn. Nên sử dụng loại câu hỏi này để lấy thêm thông tin đối tượng, dựa trêncâu trả lời trước của họ.Ví dụ: Đối tượng trả lời: tiêm phòng uốn ván rất phức tạp.Đặt tiếp câu hỏi dò: rất phức tạp có nghĩa là như thế nào?+ Câu hỏi tiếp theo: Lấy thêm thông tin từ những đối tượng khác, loạicâu hỏi này rất quan trọng vì gợi cho người khác phát biểu.Ví dụ: Chị suy nghĩ gì về điều chị Tân vừa nói ?Một số câu hỏi ít dùng trong thảo luận:- Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi trả lời có hoặc không. Loại câu hỏi nàykhông đòi hỏi đối tượng phải suy nghĩ và trả lời chi tiết, ít dùng câu hỏi nàytrong thảo luận.Ví dụ: Gia đình chị có hay ăn gỏi cá không?80 - Câu hỏi dẫn dắt: Là loại câu hỏi mà người hỏi gợi ý hoặc mong muốnngười được trả lời theo ý mình. Vì vậy trong thảo luận người điều hành tránhhỏi loại câu hỏi này.Ví dụ: Ăn gỏi cá là không nên phải không chị ?- Các bước chuẩn bị cho một buổi thảo luận nhóm.+ Bước 1: Xác định chủ đề thảo luậnBàn bạc với lãnh đạo của cộng đồng hoặc trạm y tế để chọn nhữngvấn đề sức khoẻ cần giải quyết.+ Bước 2: Xác định đối tượng thảo luận nhóm.Việc tuỳ chọn đúng đối tượng rất quan trọng, tuỳ theo chủ đề của cuộcthảo luận mà chọn đối tượng cho phù hợp.+ Bước 3: Xác định thời gian và địa điểm thảo luậnCân nhắc buổi thảo luận vào lúc nào, thời gian bao lâu là thích hợp đểđối tượng tham gia đông đủChọn nơi yên tĩnh thuận tiện để mọi người dễ bày tỏ suy nghĩ củamình+ Bước 4: Tìm hiểu đặc điểm của đối tượngTìm hiểu các đặc điểm về văn hoá, kinh tế, về mối quan tâm, vướngmắc và sự tham gia các đối tượng vào các hoạt động có liên quan đến chủ đềthảo luận.+ Bước 5: Lập kế hoạch thảo luận nhómBản kế hoạch cho 1 buổi thảo luận cũng có các mục giống như bản kếhoạch cho một buổi truyền thông giáo dục sức khoẻ. Trong thảo luận nhómcần lưu ý xác định các câu hỏi dự kiến và dự kiến câu trả lời sẽ được sử dụngtrong buổi thảo luận.+ Bước 6: Thông báo cho mọi người tham gia, chọn người điều hànhvà ghi biên bản. Thông báo cho các thành viên về thời gian, địa điểm thảoluận.Chọn người điều hành đủ khả năng kiến thức về chủ đề thảo luận, cóđủ trình độ văn hoá, có kỹ năng truyền thông.Các bước tiến hành thảo luận nhóm:+ Bước 1: Chào hỏi thân mật, kiểm tra xem có đủ thành viên tham dựkhông.81 + Bước 2: Giới thiệu truyền thông viên và những người tham gia dựnhằm tạo không khí thân mật và cởi mở.+ Bước 3: Nói rõ mục đích của buổi thảo luận+ Bước 4: Trình bày rõ các nội dung thảo luận. Tiến hành thảo luậntrao đổi+ Bước 5: Kết luận và đánh giá buổi thảo luậnb. Trình diễn (làm mẫu thực hành)Trình diễn nhằm trao đổi các kiến thức và kỹ năng. Nó phối hợp việcgiảng dạy lý thuyết với thực hành nên khá sinh động. Trình diễn giúp ngườixem dễ dàng học những kỹ năng mới.- Số đối tượng tham gia.Trình diễn có thể dùng cho cá nhân học nhóm nhỏ. Nếu số đối tượngtham gia quá đông thì sẽ ít có dịp để quan sát, thực tập kỹ năng hoặc nêu cáccâu hỏi.- Lập kế hoạch cho 1 buổi trình diễnBản lập kế hoạch cho 1 buổi trình diễn cũng giống như cho 1 buổigiáo dục sức khoẻ nhưng cần lưu ý các điểm sau:+ Chủ đề: tìm xem đối tượng cần học kỹ năng gì thì tổ chức trình diễnkỹ năng đó.+ Các phương tiện: Trình diễn là trình bày những kỹ năng bằng việclàm cụ thể, nên phải có dụng cụ, mô hình, hiện vật, cũng có thể là những tấmảnh, áp phích. Buổi trình diễn phải thực tiễn, phù hợp với phong tục tập quánđịa phương. Ví dụ: trình diễn việc tắm cho trẻ sơ sinh với các bà mẹ ở nôngthôn thì phải dùng chậu, xoong đun nước chứ không thể dùng máy nước từvòi như ở thành phố…Cần lên danh sách các dụng cụ vật liệu cẩn thận và chuẩn bị các thứnày sẵn sàng. Tốt nhất là có đủ vật liệu để mọi người tự thực hành+ Địa điểm: Phải đủ rộng để đảm bảo mọi người xem được trình diễnvà thực hành được các kỹ năng+ Thời gian: Chọn thời gian thuận tiện và đảm bảo đủ thời gian đểthực hành và giải đáp các câu hỏi- Tổ chức trình diễn+ Bước 1: Giải thích nội dung và kỹ năng sẽ trình diễn82 Cần giơ hiện vật, tranh ảnh cho mọi người xem và khuyến khích đốitượng đặt câu hỏi.+ Bước 2: Tiến hành trình diễnLàm chậm rãi từng bước một. Đảm bảo mọi người đều nhìn rất rõ.Vừa làm vừa giải thích.Lặp lại nếu người xem chưa rõ. Khuyến khích đặt các câu hỏi+ Bước 3: Đối tượng trình diễn lạiĐể 1 người trong nhóm thực hành, mọi người trong nhóm nhận xétcác động tác.+ Bước 4: Đối tượng thực hành.Để từng người trong nhóm thực hành. Cần đi khắp nhóm quan sát đểsửa cho đúng động tác, tốt nhất là để 2 người 1 nhóm, 1 người làm và ngườikia xem, bình luận và sẽ đổi lại. Như vậy họ có thể tự góp ý và giúp đỡ nhauTrước khi kết thúc buổi trình diễn hãy kiểm tra từng người xem họ đãthực hành đúng kỹ năng mới học chưa.Thông thường mỗi buổi có thể dạy 1 vài bước và hẹn mọi ngườivào ngày tiếp theo. Những buổi sau cần yêu cầu 1 người trình diễn lại nhữngđộng tác học ngày hôm trước xem đối tượng còn nhớ không?c) Truyền thông giáo dục sức khoẻ với cộng đồngTrong tài liệu này chúng ta xem xét cộng đồng ở phạm vi địa phương.Ví dụ thôn, xã/ phường, huyện, tỉnh/TP.Khi nào cần truyền thông – giáo dục sức khoẻ cộng đồng?- Một vấn đề sức khoẻ tác động đến nhiều người hay tất cả mọi ngườitrong cộng đồng đó.- Cần có sự hợp lực của mọi người để giải quyết một vấn đề sức khoẻ. Vídụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ và giữ gìn vệ sinh môitrường.- Tổ chức một chiến dịch sức khoẻ, ví dụ chiến dịch tiêm chủng, uốngVitamin A.Làm thế nào để truyền thông – giáo dục sức khoẻ cộng đồng hiệu quả?- Tranh thủ sự ủng hộ của những người có uy tín trong cộng đồng. Đó lànhững người lãnh đạo các tổ chức, chính quyền như Chủ tịch UBND, Bí thưđảng ủy, Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội liên hiệp83 phụ nữ… Ngoài ra còn những người trình độ cao, có kinh nghiệm như giàlàng, thầy cô giáo, sư, cha sứ…- Lôi cuốn các tổ chức tại địa phương cùng tham gia.- Cần phải phối hợp nhiều phương pháp truyền thông, nhiều hình thứckhác nhau như đài phát thanh, loa truyền thanh, loa cầm tay, chiếu phim, dànáp phích, kẻ vẽ khẩu hiệu, mít tinh, cổ động, hội họp, sinh hoạt câu lạc bộ, tổchức các hội thi… hoặc văn nghệ, trưng bày triển lãm, lễ hội.2. Các phươphươngương tiệtiện truyềtruyền thông2.1. CácCác loạloại phươphươngương tiệtiện truyềtruyền thông- Phương tiện truyền thông đại chúng: Phát thanh, truyền hình, báo, tạpchí, sân khấu, chiếu phim. Tranh quảng cáo tấm lớn.- Phương tiện trực quan: phương tiện trực quan là những vật giúp chúngta học tập thông qua nhìn, đây là loại phương tiện của người truyền thôngviên. Các phương tiện trực quan được sử dụng trong truyền thông giáo dụcsức khoẻ là áp phích, tranh gấp, tranh lật, tờ rơi, sách tranh, mô hình, hiện vật,tranh liên hoàn, bảng đen, bảng dạ, phim đèn chiếu…- Hiện hay trình độ của các bà mẹ, nhất là vùng sâu, vùng xa thườngthấp, vì vậy các hình ảnh là rất quan trọng trong giáo dục sức khoẻ, người tanói “Một bức tranh có giá trị bằng 1000 từ” hoặc “Trăm nghe không bằngmột thấy”. Vì vậy trong giáo dục sức khoẻ việc dùng các phương tiện trựcquan để hỗ trợ là vô cùng quan trọng. Lựa chọn phương tiện không phù hợphoặc không đạt tiêu chuẩn tốt thì hiệu quả truyền thông sẽ kém, đôi khi còntác dụng ngược lại. Vì vậy trước khi làm truyền thông chúng ta phải lựa chọnphương tiện trực quan phù hợp với chủ đề truyền thông và phương tiện trựcquan đó phải có đủ các tiêu chuẩn cơ bản.Các tiêu chuẩn cơ bản của một phương tiện trực quan tốt:+ Dễ nhìn+ Dễ hiểu+ Đơn giản+ Trình bày hài hoà+ Hứng thú và hấp dẫn+ Chủ để rõ ràng và tập trung+ Phù hợp với đối tượng và địa phương2.2.2.2. SửSử dụdụng mộmột sốsố phươphươngương tiệtiện truyềtruyền thông thưthường dùngdùng84 2.2.1. Áp phíchÁp phích là một tờ giấy khổ lớn rộng chừng 60cm, cao 90cm vớinhững chữ và hình các biểu tượng để truyền đạt một nội dung.Mục đích: Áp phích thường sử dụng có hiệu quả trong 3 mục đích:- Cung cấp 1 thông tin hay một lời khuyên- Cung cấp các phương thức hoặc chỉ dẫn- Thông báo những sự kiện và những chương trình quan trọngCách sử dụng: Áp phích có thể treo hoặc sử dụng trong thảo luậnnhóm. Cách treo hoặc dán áp phích- Treo hoặc dán áp phích ở địa điểm nhiều người qua lại như chợ, phòngkhám bệnh, phòng họp… nơi đặt áp phích cần tránh mưa gió gây hư hỏng.- Đặt áp phích ngang tầm mắt.- Không nên đặt áp phích quá lâu hoặc thông tin trên áp phích đã cũ.- Tránh đặt áp phích ở những nơi được coi là thiêng liêng, đặc biệt.Cách dùng áp phích trong thảo luận nhóm- Treo áp phích lên tường hoặc gốc cây, hoặc 1 người cầm giơ lên caocho ai cũng nhìn thấy được.- Đề nghị mọi người xem kỹ tấm áp phích.- Hỏi mọi người xem họ có nhìn thấy gì, nghĩ gì về những điều trên ápphích.- Nếu có lời nên đề nghị người biết đọc cho cả nhóm nghe.- Cuối thảo luận, bạn quay lại tấm áp phích. Hỏi lại lần nữa xem mọingười nghĩ gì về nội dung tấm áp phích. Nhắc lại nội dung tấm áp phích đểmọi người ghi nhớ.Bảo quản và cất giữ áp phích: Có thể dán bìa cứng sau áp phích để sửdụng nhiều lần. Cất giữ áp phích trong tủ hoặc cuộn lại có dán nhãn, nếu bạnmuốn lưu để dùng các lần khác.2.2.2.Tranh lậtTranh lật là một bộ gồm nhiều áp phích được trình bày nối tiếp nhau.Phần sau tranh là chữ gồm những nội dung chính cần truyền đạt về chủ đề đó.Mục đích85 Tranh lật chỉ dùng trong khi truyền thông với cá nhân hoặc thảo luậnnhóm nhỏ: không thể trình bày tranh lật mọi nơi trong cộng đồng như ápphích.Cách sử dụng tranh lật- Nếu cuốn tranh lật có nhiều chủ đề thì phải lựa chọn trước khi trìnhbày. Một buổi nói chuyện chỉ cần giới thiệu 1 đến 2 chủ đề.- Đặt các câu hỏi thảo luận xung quanh chủ đề của tranh lật.- Trước khi lật sang tấm sau, phải giải thích tỷ mỉ tấm trước. Khi hết bạncần lật lại từ đầu tóm tắt để giúp mọi người nhớ các ý chính.- Khi sử dụng tranh lật bạn có thể đặt trên bàn hoặc người trình bày cầmtrên tay. Phần tranh quay về phía đối tượng để đối tượng có thể nhìn tranh rõ.Phần văn bản quay về phía truyền thông viên để truyền thông viên có thể xemđược các thông tin quan trọng nếu quên.- Cần nhẹ nhàng khi lật chuyển các tranh, tránh bị rách hỏngTranh gấp:Mục đích: Tranh gấp thường được phát cho nhiều người tại các buổihọp, ở nơi công cộng hoặc từng hộ gia đình. Đối tượng tự đọc, hiểu và làmtheo các nội dung hướng dẫn trong tranh gấp.Cách sử dụng tranh gấp: Có thể sử dụng tranh gấp cho thảo luậnnhóm. Phát tranh gấp cho từng người, mọi người tự đọc và truyền thông viêngiúp nhóm thảo luận, tóm tắt nội dung để mọi người dễ nhớ.Bảng nỉ:Bảng nỉ là một tấm vải thô có thể đính các hình vẽ và lời để làm rõhoặc minh hoạ chủ đề của người truyền thông. Khi chuẩn bị cho buổi nóichuyện, người truyền thông phải nghĩ ra những hình vẽ, lời khác nhau chochủ đề đó.- Mục đích: Bảng nỉ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn điều truyền thôngviên cần truyền đạt trong buổi nói chuyện.- Số người tham dự: thường dùng trong nhóm nhỏ để mọi người đều nhìnrõ.- Cách làm: dùng vải thô đính vào mảnh gỗ, cắt các hình, chữ to cầnminh hoạ từ tạp chí hoặc tự vẽ dán vào bảng. Chú ý hình phải có kích thướcbằng bàn tay, nếu nhỏ quá mọi người sẽ không nhìn thấy.- Sử dụng bảng nỉ: Đặt bảng nỉ lên bàn hoặc giá. Đặt tất cả các tấm tranhlớn và chữ để minh hoạ lên bàn theo thứ tự bạn định dùng. Khi nói chuyện86 bạn có thể đặt vào hoặc nhắc ra từng mảnh tuỳ nội dung cần minh hoạ. Có thểđặt nhiều mảng lên bảng nỉ giống như 1 áp phích nhưng cần lưu ý thứ tự từngmảnh.- Cất giữ bảng nỉ: Luôn giữ khô và được che đậy tránh bụi. Các tranh,ảnh lời và hình phải cho vào phong bì riêng từng chủ đề.Ghi nhớ:- Truyền thông gián tiếp hay trực tiếp đều có ưu điểm và hạn chế riêng nêntrong thực tế 2 phương pháp này thường sử dụng phối hợp để bổ sung, hỗ trợcho nhau.- Hình thức khuyên bảo có ưu điểm là giúp đối tượng lựa chọn cách giải quyếtvà tự nguyện tham gia giải quyết vấn đề.- Một số câu hỏi thường sử dụng trong thảo luận nhóm là câu hỏi mở, câu hỏitiếp theo. Không nên dùng câu hỏi đóng và câu hỏi có gợi ý trả lời.- Để truyền thông – giáo dục sức khoẻ cộng đồng hiệu quả cần tranh thủ sựủng hộ của những người có uy tín trong cộng đồng như lãnh đạo các tổ chức,chính quyền, những người trình độ cao, có kinh nghiệm như già làng, thầy côgiáo, sư, cha sứ…- Trong truyền thông giáo dục sức khoẻ người tuyên truyền viên phải có cáckỹ năng truyền thông tốt, biết lựa chọn các hình thức, thời gian, địa điểm vàcác phương tiện trực quan truyền thông phù hợp.III. LƯỢNG GIÁ.A.Điền vào chỗ trống các câu sau:1.Kể 2 phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻa)..…….................................................................................................b)……...................................................................................................2.Kể 2 loại câu hỏi thường dùng trong thảo luận nhóma)……...................................................................................................b)……..................................................................................................3. Kể 2 loại câu hỏi ít dùng trong thảo luận nhóma) ….....................................................................................................b)……..................................................................................................3.Bài tập tình huống87