Ưu nhược điểm của phương pháp tính thuế hải quan

Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Show

Luật Phamlaw có nhận được câu hỏi từ bạn có email Maianh… với nội dung như sau:

Tôi đang nghiên cứu về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Luật sư có thể hướng dẫn tôi căn cứ và phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được không? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng mà kế toán viên làm trong lĩnh vực này phải thường xuyên tiếp xúc và xử lý. Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.

Thứ hai, Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng; giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ ba, Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

2. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Ngoài ra, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
  • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

3. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

Thứ nhất, Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.

Thứ hai, Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

Thứ ba, Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

  • Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
  • Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

4. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

Có 3 phương pháp để xác định căn cứ tính thuế của hàng xuất, nhập khẩu cụ thể là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp.

Thứ nhất, Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Thuế XNK phải nộp=Trị giá tính thuếxThuế suất theo tỷ lệ %

Trong đó:

  • Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của luật hải quan.
  • Thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng sẽ có thể thay đổi tại từng thời điểm tính thuế (tham khảo tại đây)

Thứ hai, Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:

Thuế XNK phải nộp=Lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩuxMức thuế tuyệt đối

Trong đó: Mức thuế tuyệt đối có thể thay đổi tại từng thời điểm tính thuế.

Thứ ba, Phương pháp tính thuế hỗn hợp:

Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định: Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn cứ và phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, Quý khách hàng có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>> Dịch vụ kế toán thuế

>>> Dịch vụ quyết toán thuế

Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gồm những phương pháp nào? Làm sao xác định được trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu? Cũng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý: 

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 

Luật Hải quan năm 2014

Thông tư 39/2015/TT-BTC

1. Phương pháp trị giá giao dịch

1.1. Khái niệm:

Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh.

1.2. Các khoản thanh toán:

Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.

Bao gồm các khoản sau đây:

     – Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại

     – Các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ.

     – Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại. Bao gồm:

  • Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa
  • Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán. Ví dụ như khoản tiền trừ nợ. 

1.3. Điều kiện áp dụng:

Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

     – Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu. Trừ các hạn chế dưới đây:

  • Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định
  • Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa.
  • Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu. Nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.

     – Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện. Nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó. Thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này. Khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

     – Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.

Trừ các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức.

     – Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. Hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

1.4. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán. Hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu. Mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại. Trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.

Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian
  • Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng.
  • Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.

1.5. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá theo phương pháp này

Bao gồm:

     – Hợp đồng mua bán hàng hóa

     – Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu khai có mối quan hệ đặc biệt nhưng mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch)

     – Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này)

     – Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản, điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng)

     – Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ)

     – Chứng từ, tài liệu khác chứng minh việc xác định trị giá hải quan theo trị giá giao dịch do người khai hải quan khai báo.

>>>Xem thêm: Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

     – Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

     – Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện như phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

3.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo 2 phương pháp nêu trên. Thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự. Với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch. Và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan.

Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán. Nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

3.2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:

Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

     + Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam. Vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu. Với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

     + Điều kiện mua bán:

     – Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan;

Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu trên. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại. Nhưng khác nhau về số lượng. Sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu như 2 lô hàng trên. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại. Nhưng cùng số lượng. Sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu như 3 lô hàng trên. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng. Sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

     – Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải. Hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

     – Nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được ủy quyền. Thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác. Và phải có cùng xuất xứ.
     – Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên. Thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan. Trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.

Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan. Thì phải chuyển sang phương pháp khác.

3.3. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này,

Mỗi chứng từ 01 bản chụp. Bao gồm:

  • Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
  • Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;
  • Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
  • Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
  • Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
  • Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.

>>>Xem thêm: Phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu

4. Phương pháp trị giá khấu trừ

4.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên. Thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ. 

Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam. Hoặc việc bán hàng hóa chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán. Theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
  • Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp.

4.2. Nguyên tắc xác định

Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau:

     – Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam.

Trường hợp không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan. Thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường Việt Nam để xác định giá bán thực tế.

Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên trạng như khi nhập khẩu là hàng hóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hóa nhập khẩu.

     – Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt.

     – Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá.

Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu.

     – Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu,

Nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá. Tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu.

4.3. Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:

  • Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự. Được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu
  • Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá. Hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu. Nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan. Người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.

4.4. Nguyên tắc khấu trừ:

Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp. Có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

4.5. Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam. Bao gồm:

  • Chi phí vận tải, phí bảo hiểm. Và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập khẩu.
  • Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam. Khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam
  • Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam.

4.6. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này

Bao gồm:

  • Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định;
  • Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng. Và các loại chi phí mà người đại lý phải trả.
  • Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí.
  • Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá hải quan của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.
  • Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá hải quan.

>>>Xem thêm: Người nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu theo quy định pháp luật

5. Phương pháp trị giá tính toán

5.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên. Thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán.

Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

     – Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu.

     – Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm a khoản này.

     – Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu khác.

5.2. Căn cứ để xác định trị giá tính toán:

Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất. Trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại. Do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.

5.3. Vấn đề kiểm tra sổ sách

Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.

Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hóa cung cấp phục vụ xác định trị giá hải quan. Có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nếu được sự đồng ý của nhà sản xuất. Và phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan. Và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra.

5.4. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này

Bao gồm:

  • Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí. Có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này.
  • Hóa đơn bán hàng của người sản xuất.
  • Chứng từ về các chi phí.

6. Phương pháp suy luận

6.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo tất cả các phương pháp trên. Thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận.

Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt từng phương pháp xác định trị giá hải quan. Và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.

6.2. Không được sử dụng các giá trị sau để xác định trị giá hải quan.

Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan:

  • Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;
  • Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
  • Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác;
  • Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ các chi phí sản xuất hàng hóa được sử dụng trong phương pháp tính toán;
  • Trị giá tính thuế tối thiểu;
  • Trị giá do cơ quan hải quan xác định không tuân theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này hoặc trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam;
  • Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.

6.3. Một số trường hợp áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan:

–  Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày. Hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn. Nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá hải quan.

–  Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ. Bằng một trong các cách sau đây:

     +Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ. Thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày. Kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ

     + Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu. Hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự. Cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu. Thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt. Với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán.

     + Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.

     +Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán. 

6.4. Chứng từ, tài liệu:

Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp đã được áp dụng linh hoạt để xác định trị giá hải quan. 

>>>Xem thêm: Quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu – nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại thương

Trên đây là những thông tin cơ bản về Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn kế toán chuyên nghiệp nhất. 

Điện thoại: (024) 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey