Vắc xin astrazeneca tiêm cách mũi 1 bao lâu

Trước đó, người dân đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi 2. Việc đề xuất phương án này nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất này cũng dựa trên hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19. Theo đó, đối với vắc xin AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị triển khai tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

Trả lời phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử sáng 15-11 về việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc cho rằng, theo khuyến cáo của nhà sản xuất liều 2 cách liều 1 của vắc xin AstraZeneca là 4-12 tuần thay vì 8-12 tuần. Tuy nhiên, việc chọn khoảng cách giữa hai mũi tiêm từ 8-12 tuần bởi đây là khoảng thời gian vắc xin sẽ cho hiệu quả bảo vệ tối ưu, tức là miễn dịch tạo ra trong khoảng thời gian 8-12 tuần sẽ ở mức độ cao hơn thời điểm trước 8 tuần.

“Các nghiên cứu cho thấy, khoảng cách hai liều là từ 8 đến 12 tuần thì hiệu quả phòng nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên, tại vùng nguy cơ cao, nếu muốn có bảo vệ sớm hơn thì có thể chọn khoảng cách sớm hơn khuyến cáo. Nếu tiêm hai liều với khoảng cách này, vắc xin có thể đạt hiệu quả cao phòng nhiễm tới 83%, phòng thể nặng và nhập viện trên 90%, trong khi tiêm trước 8 tuần tỷ lệ bảo vệ phòng nhiễm chỉ khoảng 71%. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng thể nặng và nhập viện không chênh nhiều, vẫn trên 90% ”, TS Phạm Quang Thái nêu rõ.

Tại Hà Nội dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường với số ca mắc trong cộng đồng liên tục gia tăng trong những ngày gần đây. Vì vậy, TS Phạm Quang Thái cho rằng, việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần là rất cần thiết, nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Theo số liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bố hơn 11,4 triệu liều vắc xin. Đến sáng 14-11, Thủ đô đã tiêm được 11,04 triệu liều cho hơn 6,11 triệu người, trong đó 4,9 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã đạt khoảng 93%, tuy nhiên chỉ mới gần 70% số này được tiêm đủ 2 mũi. Đặc biệt, với nhóm người trên 50 tuổi tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 lại thấp hơn các nhóm khác. Hiện còn khoảng 1 triệu người trên 50 tuổi đang chờ đến thời hạn được tiêm mũi 2 bắt đầu từ ngày 15-11.

THÁI SƠN

Những ai được tiêm mũi 4 vắc-xin phòng Covid-19?
Theo hướng dẫn tại Công văn số 2357/BYT-DP ngày 9-5-2022, đối tượng tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) vắc-xin phòng Covid-19 bao gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp).

Vắc xin astrazeneca tiêm cách mũi 1 bao lâu

Vắc-xin sử dụng tiêm là vắc-xin loại gì?
Các loại vắc-xin được tiêm cho mũi 4 gồm: vắc-xin mRNA (vắc-xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc-xin do AstraZeneca sản xuất và vắc-xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3 thì bao lâu mới tiêm mũi 4?
Người sau khi tiêm mũi 3, ít nhất 4 tháng sau mới tiêm chủng mũi 4. Đối với người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3, cần tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhưng theo quy định nên trì hoãn tiêm chủng 3 tháng sau khi mắc Covid-19.
Theo CDC Đà Nẵng, thành phố đang triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng: Tiêm chủng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên (tiêm vét mũi 2, liều bổ sung và nhắc lại); tiêm chủng trẻ em từ 12-17 tuổi (tiêm vét mũi 2) và tiêm chủng cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi (tiếp tục tiêm chủng mũi 1). Tính đến ngày 21-5, tổng số liều vắc-xin đã sử dụng trên địa bàn thành phố là hơn 2,5 triệu liều. Trong đó, tiêm chủng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 hơn 881.000 đối tượng (đạt tỷ lệ 100%), mũi 2 gần 871.000 đối tượng (99,5%), tiêm chủng liều bổ sung và liều nhắc lại cho gần 699.000 đối tượng (79,86%). Đối với tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi: mũi 1 hơn 103.000 đối tượng (100%), mũi 2 hơn 100.000 đối tượng (97,84%). Đối với tiêm chủng cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi mũi 1 gần 23.500 đối tượng (26,83%) - đây là số trẻ đủ điều kiện tiêm chủng. Trên địa bàn thành phố đã sử dụng 25.100 liều vắc-xin Moderna để tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi (chưa triển khai cho đối tượng 5 tuổi vì chưa được phân bổ vắc-xin Pfizer).
Khi nào thì triển khai tiêm mũi 4?
Đối với việc tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mũi nhắc lần 2 (mũi 4) theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 2357/BYT-DP ngày 9-5-2022 về việc triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) và chỉ đạo của Sở Y tế tại Công văn số 2145/SYT-NVY, Công văn số 2146/SYT-NVY ngày 12-5-2022 về việc thống kê đối tượng đồng ý tiêm chủng mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4), CDC Đà Nẵng đang phối hợp với các đơn vị rà soát, tổng hợp các đối tượng tiêm chủng theo quy định. Ngay sau khi có số đối tượng, CDC Đà Nẵng sẽ tham mưu Sở Y tế kế hoạch triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng trên địa bàn đúng quy định và mục tiêu đề ra.

Long Vương