Định lượng ure trong máu là gì

Xét nghiệm định lượng Ure máu bản chất là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ Ure Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận.

Xét nghiệm định lượng Ure là gì?

Ure là một hợp chất được sản xuất bởi quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Hay nói cách khác, đây chính là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Xét nghiệm Ure máu bản chất là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ Ure Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận, nếu chỉ số này rơi vào khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l thì được coi là bình thường.

Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với chức năng thận càng kém, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thế thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém.

Chỉ số ure máu bao nhiêu là cao?

Thông thường, chỉ số ure máu ở mức là 2.5 – 7.5 mmol/l, Nếu như chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép thì chứng tỏ thận đang hoạt động kém hơn và dễ gặp phải các thương tổn, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng suy thận. Muốn biết được chỉ số này thì các bác sĩ sẽ cho người bệnh làm xét nghiệm ure máu để kiểm tra và định lượng ure trong máu, nếu thấy nồng độ ure cao hơn mức bình thường thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn đánh giá chức năng thận.

Các trường hợp khiến Ure tăng cao như:

- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có quá nhiều protein.

- Người bị suy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,...

- Người bị ngộ độc thủy ngân.

- Các trường hợp tăng dị hóa protein: Suy dinh dưỡng, bỏng, sốt,...Nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hóa,...

Ngược lại, những trường hợp định lượng ure trong máu thấp rất hiếm, có thể xuất hiện ở người bệnh gan nặng hoặc suy dinh dưỡng và không được coi là một nguyên nhân, không được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi bệnh lý này. Ngoài ra, chỉ số ure thấp cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ vì thai nhi sẽ sử dụng một lượng lớn protein của mẹ cho sự tăng trưởng của mình.

Giảm ure máu trong các trường hợp như:

Bị hội chứng tiết ADH không thích hợp

Mang thai;

Thực hiện chế độ giảm cân, ăn kiêng;

Mắc phải hội chứng giảm hấp thu;

Bị suy gan hoặc xơ gan, viêm gan cấp tính hoặc mãn tính làm suy giảm quá trình chuyển hóa tổng hợp ure;

Chế độ ăn nghèo đạm, hòa loãng máu, mắc hội chứng thận hư.

Ure máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Bất kỳ sự tăng giảm Ure máu nào cũng đều có những tác động nhất định đến sức khỏe con người. Cụ thể:

Ảnh hưởng tim mạch

Sự thay đổi bất thường của nồng độ Ure máu có thể làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh, nhỏ. Đặc biệt có thể gây ra trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt đối với người bị suy thận giai đoạn cuối.

Ảnh hưởng tiêu hóa

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon. Khi ở mức độ nặng hơn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng, có dấu hiệu đen lưỡi. Trường hợp ure máu tăng quá cao người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa.

Ảnh hưởng hô hấp

Người bệnh thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi NH3 (amoniac), thậm chí có thể gây hôn mê.

Ảnh hưởng thần kinh

Tăng giảm Ure máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh ở 3 mức độ tăng dần, người bệnh có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ; nặng hơn thì rơi vào trạng thái mơ màng, nói mê, vật vã. Khi Ure máu tăng cao ở mức độ nặng nhất có thể dẫn đến co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.

Ảnh hưởng huyết học

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mức độ ảnh hướng có thể khác nhau, thường tăng Ure máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Ảnh hưởng thân nhiệt

Sự thay đổi Ure trong máu khiến nhiệt độ cơ thể giảm.

Định lượng ure trong máu cao phải làm gì?

Để biết định lượng ure trong máu cao hay thấp thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để tiến hành các xét nghiệm cơ bản giúp có được nồng độ chính xác, giúp xác định tình trạng chức năng thận cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu như chỉ số ure máu cao thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên chú ý đến hoạt động của thận, nếu như gặp các vấn đề như viêm thận cấp tính - mạn tính, thận đa nang, hội chứng gan thận do leptospira, ứ nước bể thận do sỏi thận, lao thận... thì cần phải điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tăng nồng độ ure máu thì người bệnh cần xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học, cân bằng lượng protein dung nạp vào cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng định lượng ure trong máu.

Địa chỉ xét nghiệm định lượng Ure uy tín

Hiện nay, rất nhiều người chủ quan khi cơ thể có những triệu chứng bất thường mà không hề hay biết đó lại chính là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên thường xuyên đi tầm soát sức khỏe định kỳ để có thể được chỉ định làm xét nghiệm Ure máu, theo dõi chức năng hoạt động của gan và thận.

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế làm định lượng Ure. Alo Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Chỉ với thao tác rất đơn giản là gọi điện đến tổng đài 1900 989 993 là sẽ có kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm trực tiếp đến tận nơi, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.