Vắc xin astrazeneca tiêm cách nhau mấy tuần

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Ngày 19/11, Bộ Y  tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về  khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca. 

Theo Bộ Y tế nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện báo cáo UBND tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, làm ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng "phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND"

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9/2021 của Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện. "Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố"- Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ.

Tại công văn số 7820, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành phố  về khoảng cách tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19, trong đó đề nghị Sở Y tế căn cứ Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Cũng theo Bộ Y tế thời gian tối thiểu giữa hai mũi vaccine phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng chống dịch.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vaccine đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1;

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vaccine này từ 8 đến 12 tuần;

Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca hoặc vaccine do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca là sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1 (tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 và Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 của Bộ Y tế).

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Thông thường thì người ta khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần tiêm dựa trên đề cương của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Với vắc xin Pfizer thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 21 ngày và với vắc xin Moderna là 28 ngày.

Riêng đối với vắc xin Astra-Zeneca thì một nghiên cứu cho thấy nếu giữa mũi tiêm ban đầu và mũi tiêm nhắc lại có thời gian ít hơn 6 tuần cho hiệu quả 55,1% (bảo vệ khỏi bệnh có triệu chứng). Nếu có 6-8 tuần giữa các mũi tiêm hiệu quả tăng lên 59,9%, và nếu đợi 9-11 tuần, hiệu quả là 63,7%. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 12 tuần hoặc lâu hơn, hiệu quả đã tăng lên 81,3%. Vì vậy với vắc xin Astra-Zeneca, người ta khuyên khoảng cách giữa 2 lần tiêm nên là 12 tuần hoặc hơn.

Trước đó, người dân đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi 2. Việc đề xuất phương án này nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất này cũng dựa trên hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19. Theo đó, đối với vắc xin AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị triển khai tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Trả lời phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tửsáng 15-11 về việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc cho rằng,theo khuyến cáo của nhà sản xuất liều 2 cách liều 1 của vắc xin AstraZeneca là 4-12 tuần thay vì 8-12 tuần. Tuy nhiên, việc chọn khoảng cách giữa hai mũi tiêm từ 8-12 tuần bởi đây là khoảng thời gian vắc xin sẽ cho hiệu quả bảo vệ tối ưu, tức là miễn dịch tạo ra trong khoảng thời gian 8-12 tuần sẽ ở mức độ cao hơn thời điểm trước 8tuần.

“Các nghiên cứu cho thấy, khoảng cách hai liều là từ 8 đến 12 tuần thì hiệu quảphòng nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên, tại vùng nguy cơ cao, nếu muốn có bảo vệ sớm hơn thì có thể chọn khoảng cách sớm hơn khuyến cáo. Nếu tiêm hai liều với khoảng cách này, vắc xin có thể đạt hiệu quả cao phòng nhiễm tới 83%, phòng thể nặng và nhập viện trên 90%, trong khi tiêm trước 8 tuần tỷ lệ bảo vệ phòng nhiễm chỉ khoảng 71%. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng thể nặng và nhập viện không chênh nhiều, vẫn trên 90%”, TS Phạm Quang Thái nêu rõ.

Tại Hà Nội dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường với số ca mắc trong cộng đồng liên tục gia tăng trong những ngày gần đây. Vì vậy, TS Phạm Quang Thái cho rằng, việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần là rất cần thiết, nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Theo số liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bố hơn 11,4 triệu liều vắc xin. Đến sáng 14-11, Thủ đôđã tiêm được 11,04 triệu liều cho hơn 6,11 triệu người, trong đó4,9 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã đạt khoảng 93%, tuy nhiên chỉ mới gần 70% số này được tiêm đủ 2 mũi. Đặc biệt, với nhóm người trên 50 tuổi tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 lại thấp hơn các nhóm khác. Hiện còn khoảng 1 triệu người trên 50 tuổi đang chờ đến thời hạn được tiêm mũi 2 bắt đầu từ ngày 15-11.

THÁI SƠN

Video liên quan

Chủ đề