Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh đề cập đến việc đi ngoài ra phân lỏng, nhiều nước ba lần trở lên một ngày sau khi dùng thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn (kháng sinh). Khoảng 1/5 người dùng thuốc kháng sinh bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.

Thông thường, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là nhẹ và không cần điều trị. Tiêu chảy thường khỏi trong vòng vài ngày sau khi ngừng dùng thuốc kháng sinh. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn yêu cầu ngừng hoặc đôi khi chuyển đổi kháng sinh.

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy do kháng sinh

Đối với hầu hết mọi người, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh gây ra các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như:

  • Phân lỏng;

  • Đi tiêu thường xuyên hơn;

  • Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể bắt đầu khoảng một tuần sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi, tiêu chảy và các triệu chứng khác không xuất hiện cho đến vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi kết thúc điều trị kháng sinh.

Nhiễm trùng do Clostridioides difficile (trước đây là Clostridium difficile)

C. difficile là một loại vi khuẩn sản sinh độc tố có thể gây ra bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn. Ngoài việc gây ra phân lỏng và đi tiêu thường xuyên hơn, nhiễm trùng C. difficile có thể gây ra:

  • Tiêu chảy nghiêm trọng và mất nước;

  • Đau bụng dưới và chuột rút;

  • Sốt nhẹ;

  • Buồn nôn;

  • Ăn không ngon.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tiêu chảy do kháng sinh

Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bất kỳ loại tiêu chảy nào là mất nước và điện giải. Mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm rất khô miệng, khát nước dữ dội, ít hoặc không đi tiểu, chóng mặt và suy nhược.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy do kháng sinh

Cơ chế tiêu chảy liên quan đến kháng sinh vẫn chưa hoàn toàn được hiểu. Cơ chế đề xuất là do dùng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên dẫn đến tiêu chảy. 

Thuốc kháng sinh dễ gây tiêu chảy nhất

Gần như tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có thể gây tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Thuốc kháng sinh phổ biến nhất bao gồm:

  • Macrolide, như clarithromycin.

  • Cephalosporin, như cefdinir và cefpodoxime.

  • Fluoroquinolon, ciprofloxacin và levofloxacin.

  • Penicillin, như amoxicillin và ampicillin.

Nhiễm C. difficile

Khi thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, vi khuẩn C. difficile có thể nhanh chóng phát triển ngoài tầm kiểm soát. Vi khuẩn C. difficile tạo ra độc tố tấn công lớp niêm mạc của ruột. Các loại kháng sinh thường liên quan đến nhiễm trùng C. difficile bao gồm clindamycin, fluoroquinolones, cephalosporin và penicillin - mặc dù hầu như bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gặp rủi ro.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị tiêu chảy do kháng sinh?

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể xảy ra ở bất kỳ ai dùng kháng sinh. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tiêu chảy do kháng sinh

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Tiêu chảy do kháng sinh, bao gồm:

  • Đã từng bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trong quá khứ;

  • Đã dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài;

  • Đang dùng nhiều hơn một loại thuốc kháng sinh.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiêu chảy do kháng sinh

Để chẩn đoán tiêu chảy liên quan đến kháng sinh cần biết tiền sử bệnh và tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh nào.

Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn nếu nghi ngờ bị nhiễm C. difficile.

Phương pháp điều trị tiêu chảy do kháng sinh hiệu quả

Điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng.

Phương pháp điều trị tiêu chảy nhẹ liên quan đến kháng sinh

Nếu bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng có thể sẽ hết trong vài ngày sau khi điều trị kháng sinh kết thúc. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên ngừng điều trị kháng sinh cho đến khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm.

Điều trị vi khuẩn C. difficile

Nếu nhiễm trùng C. difficile, ngừng bất kỳ loại kháng sinh nào đang dùng và có thể kê đơn thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn C. difficile gây tiêu chảy. Đối với những người bị nhiễm trùng loại này, các triệu chứng tiêu chảy có thể quay trở lại và cần phải điều trị nhiều lần.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiêu chảy do kháng sinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Uống đủ nước: Để chống lại tình trạng mất nước nhẹ do tiêu chảy, hãy uống thêm nước hoặc đồ uống có chứa chất điện giải. Đối với tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn, hãy uống chất lỏng có chứa nước, đường và muối - chẳng hạn như dung dịch bù nước bằng đường uống. Hãy thử nước dùng hoặc nước hoa quả không nhiều đường.

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng dung dịch bù nước đường uống, chẳng hạn như Pedialyte, để bổ sung chất lỏng và chất điện giải.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tránh đồ uống có nhiều đường hoặc chứa cồn hoặc caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà và cola, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

  • Tránh các loại sữa cũng như đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay khi đang bị tiêu chảy. 

Phương pháp phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi cần thiết. 

  • Giữ vệ sinh cá nhân và khi ăn uống.

  • Hãy cho bác sĩ biết nếu đã bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh hoặc C. difficile trước đây. Bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh một lần hoặc C. difficile trong quá khứ làm tăng khả năng thuốc kháng sinh sẽ gây ra phản ứng tương tự một lần nữa.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, có thể do vi khuẩn, do virut, do nhiễm ký sinh trùng nhưng cũng có thể do dùng kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ. Hầu hết thường nhẹ và tự hết khi bạn ngưng dùng kháng sinh. Đôi khi có một loại tiêu chảy nặng xảy ra gọi là viêm ruột màng giả.

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược.

Vì vậy khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người thầy thuốc phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh.

Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loại vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn.

Do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, nhất là các kháng sinh phổ rộng hiện nay. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là ampicillin, các cephalosporin, erythromycin và clindamycin.

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Trong một số trường hợp trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu; đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt.

Làm thế nào để phân biệt được trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh với trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn hay tiêu chảy do nhiễm virut?

Trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là không có sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng kháng sinh; trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện tiêu hóa khác như nôn, đau bụng.

Tuy nhiên, với các trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh, cần đưa trẻ đến bác sĩ và xét nghiệm phân để chẩn đoán phân biệt.

Vai trò của kháng sinh trong điều trị tiêu chảy là gì

Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh cho trẻ dùng.

Chính vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.

Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa probiotic và prebiotic có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác.

Trong trường hợp tiêu chảy nặng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/