Vài trò hợp tác trong xây dựng mối quan hệ giúp cho các cá nhân trong tổ chức là gì?

Chọn được đối tác phù hợp như chọn được mảnh ghép còn thiếu cho doanh nghiệp. Việc duy trì và quản trị quan hệ với đối tác được thực hiện hiệu quả sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động và phát triển của mỗi tổ chức.

Vì vậy các doanh nghiệp nên chú trọng và xây dựng quy trình thực hiện quản lý đối tác một cách chi tiết và phù hợp.

Các đối tác phù hợp là những mảnh ghép còn thiếu cho doanh nghiệp bạn nhằm cùng nhau gây dựng bức tranh toàn cảnh cạnh tranh trên thương trường

1. Quản trị quan hệ với đối tác là gì?

Quản trị quan hệ với đối tác là quá trình theo dõi và duy trì các mối quan hệ hợp tác một cách hiệu quả, năng suất và hài hoà.

Nó có thể không được thực hiện quá trang trọng thông qua các phương tiện trao đổi như điện thoại, email, mạng xã hội hay các chuyến thăm chính thức, các văn bản hợp đồng được thỏa thuận, ký kết.

Điều quan trọng ở đây là sự đầu tư thời gian của bạn và nguồn nhân lực để duy trì mối quan hệ với đối tác. Bạn liên lạc thường xuyên với đối tác và cả hai đều có cơ hội đánh giá mọi thứ đang diễn ra như thế nào.

Bên cạnh đó, quản trị mối quan hệ đối tác (Partner Relationship Management - PRM) là một hệ thống phần mềm bao gồm các phương pháp và chiến lược giúp nhà cung cấp quản lý các mối quan hệ đối tác. Thông qua PRM, việc quản lý đối tác sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn với quy trình đáng tin cậy.

2. Tầm quan trọng của việc quản trị quan hệ đối tác

Việc đảm bảo quản trị quan hệ với đối tác tốt sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và ngược lại, nó có thể mang đến những rủi ro không đáng có. Cụ thể: 

  • Một mối quan hệ tốt với đối tác hiệu quả, bản thân quan hệ đối tác sẽ bổ sung nhiều lợi ích về các nguồn tiềm lực, tài năng, chuyên môn quan trọng giúp doanh nghiệp đi lên, phát triển và cạnh tranh được trên thương trường. Ngược lại, mối quan hệ không tốt sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian, tiền bạc và gặp nhiều rủi ro.
  • Duy trì quan hệ đối tác hiệu quả là điều quan trọng để đảm bảo rằng mục tiêu luôn đi đúng hướng. Sự thành công hay thất bại của một dự án thường xác định bởi hướng xử lý thách thức và cơ hội của dự án mà các đối tác thể hiện.

Vì vậy, việc bạn quản trị quan hệ với đối tác sẽ giúp bạn định hướng và đưa ra các bước đi thích hợp, lựa chọn được đối tác phù hợp và quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

Việc quản trị quan hệ đối tác là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào

3. Quy trình quản trị quan hệ với đối tác

Các bước quản trị quan hệ với đối tác riêng biệt nhưng thường diễn ra song song với nhau. Vì vậy, do tính chất ngày càng phát triển của quan hệ đối tác nên doanh nghiệp có khả năng phải xem lại quy trình quản trị nhiều lần trong suốt dự án của mình để có sự thay đổi kịp thời và phù hợp.

3.1 Bước 1: Thiết lập và xem xét các quan hệ đối tác

Bước đầu tiên trong quy trình quản trị quan hệ với đối tác là thiết lập và xem xét các quan hệ đối tác. Cụ thể như sau:

  • Xác định mục đích, mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp: Đây là điều tiên quyết khi doanh nghiệp bạn có ý định lựa chọn hợp tác trong kinh doanh. Mục tiêu càng cụ thể, việc tìm kiếm đối tác sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Lên tiêu chí lựa chọn và đánh giá đối tác: Các tiêu chí được đặt ra để lựa chọn đối tác phù hợp, cùng phát triển tiến tới mục tiêu chính.
  • Tìm kiếm các đối tác tiềm năng: Các đối tác tiềm năng sẽ được đặt ra thông qua danh sách tiêu chí đánh giá đối tác. Từ đó, thông qua việc sàng lọc, đàm phán mà doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn được đối tác phù hợp nhất với hướng đi trong kinh doanh của mình.

Với D&B Hoovers được cung cấp bởi CRIF D&B VN, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp. Bởi D&B Hoovers cung cấp lên đến hơn 120 triệu hồ sơ doanh nghiệp trên toàn cầu với những thông tin, dữ liệu chuẩn xác và khách quan nhất. Ngoài ra, D&B Hoovers sử dụng hệ thống phần mềm phân tích thông tin tinh vi và chuyên sâu nhất nhằm cung cấp những gói thông tin dữ liệu doanh nghiệp tốt nhất cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Xem thêm: 10 bước trong quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh

3.2. Bước 2: Xác định cách giao tiếp và làm việc

Sau khi thiết lập và xem xét các quan hệ đối tác, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm để quan trị quan hệ với đối tác hiệu quả là xác định cách giao tiếp và làm việc.

  • Xác định rõ ràng cách thức giao tiếp và làm việc giữa 2 bên: Cách thức giao tiếp và làm việc cần được thống nhất cụ thể, tránh tình trạng gây mất lòng trong quá trình giao tiếp hay phong cách làm việc không hợp nhau.
  • Xác định trách nhiệm và quyền hạn: Trách nhiệm và quyền hạn cần được quy định rõ ràng và công bằng, mang lại những lợi ích cụ thể cho mỗi bên.
  • Xác định cách giải quyết khi có vấn đề phát sinh: Giúp cho việc hợp tác hạn chế bị gây trở ngại khi có bất kỳ vấn đề hay rủi ro ngoài ý muốn nào.

Các quan hệ đối tác cần dựa trên tinh thần cởi mở, năng động và cùng hướng đi chung

3.3. Bước 3: Chính thức hóa quan hệ đối tác

Chính thức hóa quan hệ đối tác giữa 2 bên thông qua các văn bản thỏa thuận chính thức và không chính thức

Các phạm vi thỏa thuận bao gồm:

  • Thỏa thuận không chính thức giữa hai hoặc nhiều đối tác để cùng làm việc.
  • Dự án, giao thức chương trình (hoặc văn bản các điều lệ).
  • Biên bản ghi nhớ giữa 2 bên (Memorandum of Understanding ).
  • Hợp đồng pháp lý, thỏa thuận tài trợ giữa các bên… .

3.4. Bước 4: Duy trì mối quan hệ bền chặt với các đối tác

Cuối cùng, sau khi đã chính thức bắt đầu mối quan hệ hợp tác, doanh nghiệp cần chủ động duy trì, quản trị quan quan hệ với đối tác của mình trong suốt vòng đời của dự án.

Điều này bao gồm duy trì liên lạc thường xuyên với họ thông qua các kênh chính thức và không chính thức để đánh giá lại các bên xem quan hệ đối tác có thực sự hiệu quả hay không.

Sau một thời gian, lòng tin sẽ được gây dựng đủ giữa các bên, các đối tác sẽ có thể tự do hành động trên con đường hướng tới mục tiêu chung.

4. Những lưu ý để quản trị quan hệ với đối tác thành công

Để quản trị được mối quan hệ đối tác thành công, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Có tầm nhìn và lộ trình hợp tác chung: Trước khi hợp tác, bạn cần đảm bảo đối tác có hướng đi chung. Từ đó việc chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu với nhau sẽ giúp cho việc thấu hiểu nhau và hợp tác thành công.
  • Minh bạch trong hợp tác: Minh bạch là một trong những yếu tố giúp việc hợp tác thành công và thuận lợi đến cuối cùng. Khi bạn khuyến khích sự minh bạch và các kênh giao tiếp cởi mở, cả bạn và đối tác của bạn sẽ có cơ hội thành công tốt hơn.
  • Biết điểm mạnh, điểm yếu của đối tác: Hiểu rõ về điểm mạnh và yếu của đối tác sẽ đòi hỏi bạn phải làm việc với họ theo những cách khác nhau để có được kết quả tốt nhất.
  • Giao tiếp hiệu quả giữa hai bên: Việc thường xuyên giao tiếp giữa các bên sẽ giúp bạn biết chính xác tiến độ cũng như hiệu quả công việc của đối tác.
  • Biết khi nào cần nói lời chia tay: Hãy biết nói lời tạm biệt nếu như đối tác của bạn không còn chung mục tiêu và hướng phát triển ban đầu, việc này giúp doanh nghiệp bạn có thể tìm kiếm lại những đối tác khác phù hợp hơn cùng bứt phá.

Tìm kiếm đối tác phù hợp, khách hàng tiềm năng với D&B Hoovers của CRIF D&B Việt Nam

Trên đây là những thông tin cần biết để doanh nghiệp bạn có cái nhìn tổng quát về quản lý quan hệ đối tác đồng thời về quy trình quản trị quan hệ với đối tác hiệu quả.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ giúp đánh giá và lựa chọn đối tác phù hợp cho doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:

Theo Robert Axelrod và Robert O. Keohane, sự hợp tác giữa các chủ thể (các bên) sẽ diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những người khác. Sự hợp tác giữa các chủ thể luôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau. Vậy hợp tác là gì? Đâu là yếu tố cần thiết để phát triển một mối quan hệ hợp tác bền vững?

Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những nội dung cơ bản về hợp tác. Hãy cùng theo dõi bài viết.

Hợp tác là hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kỳ lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Nguyên tắc hợp tác

Ngoài việc làm rõ hợp tác là gì? chúng tôi còn giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về các nguyên tắc hợp tác. Khi xác lập quan hệ hợp tác, các bên cần lưu ý tới những nguyên tắc hợp tác sau đây:

Thứ nhất: Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện;

Thứ hai: Các bên cùng có lợi nhưng không được làm phương hại đến lợi ích của người khác.

Các yếu tố dẫn đến các bên quyết định xây dựng quan hệ hợp tác

Thứ nhất: Một bên xây dựng mối quan hệ hợp tác với bên khác đều xuất phát từ mong muốn của họ. Theo đó, mong muốn của mỗi bên sẽ dựa trên những nhận định của họ về lợi ích. Việc lợi ích tương đồng nhiều hay ít đều tác động đến việc các bên có hợp tác với nhau hay không. Khi có lợi ích tương đồng, các bên sẽ dễ dàng hợp tác với nhau hơn, và ngược lại các bên sẽ khó có thể hợp tác với nhau khi các bên có sự khác biệt về lợi ích.

Thứ hai: Một vấn đề khác cũng tác động tới quyết định hợp tác của các bên, đó là những nhận thức về lợi phần tương đối và lợi phần tuyệt đối. Theo đó, các bên coi lợi phần tương đối mà mình thu được là quan trọng hơn so với lợi ích mà người khác thu được nếu hai bên cùng hợp tác. Vì vậy, các bên sẽ thiết lập quan hệ hợp tác nếu họ thu được nhiều lợi ích hơn so với các bên khác.

Còn lợi phần tuyệt đối được hiểu là lợi ích mà mỗi bên sẽ đạt được khi hợp tác với bên khác, mà không cần so với lợi ích mà các bên cùng tham gia hợp tác thu được như thế nào. Theo đó, họ cho rằng,  lợi ích thu được từ hành vi hợp tác dù lớn hơn hay nhỏ hơn lợi ích của bên khác thì vẫn là một mục tiêu đáng theo đuổi, đơn giản vì bên đó sẽ không thu được bất kỳ lợi ích nào nếu không tham gia quan hệ hợp tác.

Ý nghĩa của hợp tác

Như đã đề cập ở phần hợp tác là gì, hợp tác là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức mà còn giữa các sinh vật với nhau. Khi tham gia vào quan hệ hợp tác các bên cùng chung tay góp sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì một mục tiêu chung. Vì vậy, hợp tác mang lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng:

Thứ nhất: Hợp tác giúp các bên hiểu biết về nhau hơn, tránh gây ra những mâu thuẫn trong quá trình làm việc.

Thứ hai: Hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, quyền con người,….

Thứ ba: Quan hệ hợp tác giữa các bên sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

Thứ tư: Hợp tác sẽ góp phần nhanh chóng đạt được mục tiêu chung.

Hình thức hợp tác

Các bên có thể hợp tác với nhau theo các hình thức sau đây:

– Hợp tác song phương, hợp tác đa phương;

– Hợp tác toàn diện ở từng lĩnh vực, giữa các cá nhân, các nhóm, cộng đồng, dân tộc, quốc gia với nhau.

Các yếu tố cần thiết để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững

Việc thiết lập quan hệ hợp tác với nhau là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong lúc nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như hiện nay.  Nhưng làm như thế nào để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết

Thứ nhất: Hợp tác phải có một mục tiêu chung

Việc có một mục tiêu chung khi hợp tác với nhau là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, khi có một mục tiêu chung các bên mới có thể làm việc với nhau, cùng cố gắng và giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu đó.

Thứ hai: Xác định rõ vai trò của từng bên

Trong một mối quan hệ hợp tác cần xác định rõ vai trò của từng bên. Từ đó, các bên sẽ biết họ cần làm gì để đạt được mục tiêu chung. Tuy mỗi bên đảm nhiệm một vai trò nhưng các bên vẫn cần phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhay để giúp công việc hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Thứ ba: Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau

Trong mối quan hệ hợp tác, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau có vai trò cực kỳ quan trọng. Các bên sẽ không thể làm việc với nhau nếu như thiếu đi sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Khi các đều dành sự tôn trọng và tin tưởng cho đối phương thì mối quan hệ hợp tác mới bền chặt. Từ đó, các bên sẽ đồng hành cùng với nhau để thực hiện mục tiêu chung.

Thứ tư: Giải quyết xung đột bằng phương pháp “hòa bình”

Tranh chấp, xung đột là điều khó tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ hợp tá nào. Khi xảy ra tranh chấp, xung đột, điều quan trọng là các bên cần tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề đó. Một trong những giải pháp tốt nhất đối với các bên là giải quyết những tranh chấp, xung đột bằng biện pháp “hòa bình”. Điều này giúp cho các bên hiểu về nhau hơn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp.

Trong bối cảnh quốc tế như hiện nay khi toàn cầu hóa trở thành một thực tế không thể đảo ngược và xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề toàn cầu mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được thì hợp tác giữa các quốc gia trở thành một lựa chọn gần như bắt buộc.

Với mục tiêu: “ Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”, kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, Việt Nam đã luôn chú trọng tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở động hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Mọi thông tin đóng góp về bài viết hợp tác là gì? Quý độc có thể gửi về Tổng đài tư vấn của TBT Việt Nam chúng tôi, trân trọng!

Video liên quan

Chủ đề