Văn bản hướng dẫn mua sắm tài sản mới nhất năm 2024

Ngày 18/11/2020, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định về đầu tư, mua sắm tài sản, hàng hoá trong Công an nhân dân (CAND); Dự thảo gồm 03 chương 27 điều.

Theo đó, dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản, hàng hóa trong CAND theo dự án đầu tư và theo dự toán mua sắm.

Áp dụng đối với đơn vị trực thuộc Bộ; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; học viện, trường CAND; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản, hàng hóa trong CAND. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Công an (gọi tắt là doanh nghiệp) và đơn vị sự nghiệp công lập trong CAND sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua vật tư, nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm công ích phục vụ công tác công an; đơn vị sự nghiệp công lập trong CAND sử dụng: (1) quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các quỹ hợp pháp khác để đầu tư, mua sắm tài sản, (2) nguồn thu hoạt động sự nghiệp để mua hóa chất, vật tư y tế tiêu hao phục vụ công tác khám và điều trị bệnh, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định mua sắm áp dụng theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

Quy trình đầu tư, mua sắm gồm mua sắm theo dự án đầu tư và mua sắm theo dự toán, trong đó, mua sắm theo dự toán được thực hiện theo trình tự sau: - Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm. - Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. - Lựa chọn nhà thầu (lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; mời thầu); đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất; thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng; tiếp nhận hàng hóa, nghiệm thu; thanh toán. - Cấp phát, theo dõi tài sản, hàng hóa mua sắm. - Quyết toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm.

Bên cạnh đó, Chương II của dự thảo Thông tư đã quy định cụ thể đối với việc thẩm định, trình duyệt và quyết định đầu tư, mua sắm; Mua sắm theo dự án đầu tư và dự toán mua sắm; Cấp phát, thanh toán, thẩm định, kiểm soát và quyết toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm; Mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung; Đăng tải thông tin về đấu thầu và đấu thầu qua mạng; Giám sát và đánh giá đầu tư, kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư, đấu thầu mua sắm.

Việc đăng tải thông tin về đấu thầu và đấu thầu qua mạng quy định Công an các đơn vị, địa phương khi soạn thảo các văn bản, tài liệu thuộc gói thầu của các dự án đầu tư, dự toán mua sắm phải căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước để xác định những tài liệu đó thuộc danh mục bí mật nhà nước hay không, trên cơ sở đó, quyết định việc công khai, đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT và văn bản hướng dẫn của Bộ Công an. Việc cung cấp, giao nhận, lưu trữ tài liệu thuộc gói thầu có chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Thông tư số 38/2020/TT-BCA…

Ngoài ra, nguyên tắc đầu tư, mua sắm phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công; đấu thầu; quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan. Bảo đảm tuân thủ chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế, dự toán của dự án đầu tư, dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt; tổ chức mua sắm phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao.

Toàn văn dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 02 tháng kể từ ngày đăng./.

Văn bản hướng dẫn mua sắm tài sản mới nhất năm 2024
Hỏi:

Tại Điều 10 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định như như sau: Điều 10. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ 1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc. 2. Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có). 4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này. 5. Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 6. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có). Xin hỏi Bộ Tài chính nội dung như sau: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán mua sắm thường xuyên quy định tại khoản 5 Điều 10 nêu trên là cơ quan nào? Dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt gồm những nội dung nào? Xin cảm ơn ạ!

04/07/2023

(1) Ngày 11/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; trong đó tại khoản 6 Điều 1 quy định:

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:

“2. Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này).”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 10 như sau:

“5. Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệttrong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng của cơ quan, đơn vị.”

(2) Về thẩm quyền phê duyệt và nội dung của “dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt”:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu, một trong những căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên là “nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt”.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu, khoản 5 Điều 10 Thông tư số 58/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư số 68/2016/TT-BTC ngày 11/11/2022) quy định về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, trong đó có căn cứ: “Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng của cơ quan, đơn vị”.

Thông tư số 58/2016/TT-BTC và Thông tư số 68/2022/TT-BTC là văn bản quy định chi tiết Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu[1], trong đó hướng dẫn việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên theo quy định của Luật Đấu thầu; đối với các nội dung về thẩm quyền quyết định phê duyệt, nội dung của dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt không thuộc phạm vi, đối tượng hướng dẫn của Thông tư số 58/2016/TT-BTC và Thông tư số 68/2022/TT-BTC.

Luật Đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành. Vì vậy, đề nghị Quý độc giả có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn theo quy định.


[1] Điểm a khoản 6 Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ giao Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;