Văn hóa an toàn thực phẩm là gì

Ngành công nghiệp thực phẩm đã có một lịch sử lâu dài trong việc cải thiện an toàn thực phẩm, thông qua đào tạo và áp dụng các hệ thống an toàn thực phẩm, điển hình như HACCP, ISO 22000 hay BRC, FSSC…

Không thể phủ nhận các lợi ích mà doanh nghiệp đã thu được sau khi áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm, điển hình là giúp doanh nghiệp sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy trong hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm.

Văn hóa an toàn thực phẩm là gì

Hay, giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm còn là bằng chứng cho thấy rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp là hiệu quả, được thiết kế, hoạt động và cải tiến liên tục một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới…

Mặc dù các lợi ích kể trên, nhưng hiện nay có sự phụ thuộc quá mức vào tính hiệu quả của những hệ thống như vậy, điều này trong một số trường hợp cũng đã thúc đẩy “văn hóa đổ lỗi” khi có sự cố xảy ra.

Một số doanh nghiệp đã nhận thấy rằng mảnh ghép còn thiếu để tiếp tục cải thiện hiệu suất an toàn thực phẩm và thay đổi hành vi trong toàn tổ chức là bắt đầu từ văn hóa an toàn thực phẩm. Họ thấy rằng, văn hóa đó phải được thúc đẩy từ bên trong và thường được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo an toàn thực phẩm có tầm nhìn và can đảm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác lại cho rằng, văn hóa an toàn thực phẩm của doanh nghiệp là được thúc đẩy từ bên ngoài, họ chờ đợi hoặc dựa vào các yếu tố bên ngoài tổ chức thúc đẩy họ, một vài động lực bên ngoài như sau:

  • Việc đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn mới cập nhật của GFSI hay FDA.
  • Hoặc yêu cầu từ nhà đầu tư và từ thị trường.

Văn hóa an toàn thực phẩm là gì

Trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức đến việc xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm, nhưng lại thiếu sự nhất quán và thống nhất giữa các nhân viên về “Văn hóa đó trông như thế nào?”. Theo định nghĩa của GFSI TWG thì “Văn hóa an toàn thực phẩm là các giá trị, niềm tin và chuẩn mực được chia sẻ có ảnh hưởng đến tư duy và hành vi đối với an toàn thực phẩm trong và xuyên suốt một tổ chức.” Như vậy, văn hóa đó không chỉ là việc thực hiện các quy trình và thủ tục mà còn là hiểu được vị trí của một doanh nghiệp hiện nay và những kế hoạch cần thực hiện của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, trong mọi bối cảnh, thời gian và xuyên suốt toàn bộ tổ chức.

Và một bài viết của GFSI đã phác thảo năm “khía cạnh văn hóa” và các thành phần của văn hóa an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến mọi người trong toàn công ty như sau:

1. Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn và sứ mệnh truyền đạt lý do tồn tại của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chuyển điều này thành kỳ vọng và tạo thành thông điệp rõ ràng sau đó truyền đạt cụ thể cho nhân viên ở tất cả các cấp bật trong doanh nghiệp. Để làm được điều này phải đáp ứng 3 yếu tố:

  • Lãnh đạo cấp cao có tham gia vào vấn đề ATTP hay không?
  • Thông điệp được truyền đạt như thế nào?
  • Tất cả các nhân viên có thấu hiểu hay không?

2. Con người

Con người là thành phần quan trọng của bất kỳ văn hóa an toàn thực phẩm nào. Hành vi và hoạt động của con người cũng góp phần vào sự an toàn của thực phẩm và có khả năng làm giảm hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm. Các vấn đề liên quan đến nhân sự trong văn hóa an toàn thực phẩm như là: vai trò đóng góp của họ vào hệ thống an toàn thực phẩm, phản hồi khi phát hiện mối nguy mất ATTP, liên quan đến đào tạo ATTP- những kiến thức có được khi đào tạo, những cam kết và hành động của nhân sự ở mức độ nào? Và cuối cùng là hiệu suất ATTP được đo lường như thế nào?

3. Tính nhất quán

Tính nhất quán đề cập đến việc điều chỉnh phù hợp các ưu tiên an toàn thực phẩm với các yêu cầu về con người, công nghệ, nguồn lực và quy trình để đảm bảo áp dụng nhất quán và hiệu quả chương trình an toàn thực phẩm nhằm củng cố văn hóa an toàn thực phẩm.

Văn hóa an toàn thực phẩm là gì

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Bạn có tự tin rằng tất cả nhân viên đều biết trách nhiệm của họ và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ liên quan đến an toàn thực phẩm hay không? Nhân viên có tham gia vào việc thiết kế và cải tiến các quy trình và hướng dẫn liên quan đến an toàn thực phẩm không? Và thêm một số yêu cầu khác NHƯNG bạn có chắc rằng nhân sự của mình có nghĩ là chuyện ATTP chỉ là công việc của ban ISO, ban HACCP hay phòng QA/QC?

4. Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng đề cập đến khả năng một tổ chức điều chỉnh trước những ảnh hưởng và điều kiện đang thay đổi. Thích ứng trong trạng thái hiện tại hoặc chuyển sang trạng thái mới.

Đối với khả năng thích ứng yêu cầu doanh nghiệp có: Chiến lược cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả, sự giám sát thích hợp để đảm bảo đưa ra các quyết định đúng đắn. Và doanh nghiệp dự đoán, quản lý và ứng phó với sự thay đổi như thế nào, học hỏi từ quá khứ và chuẩn bị cho tương lai như thế nào?

5. Nhận thức về mối nguy và rủi ro

Chiều hướng này phân biệt văn hóa an toàn thực phẩm với văn hóa tổ chức. Nhận biết các mối nguy và rủi ro thực tế và tiềm ẩn ở tất cả các cấp độ và chức năng là yếu tố then chốt để xây dựng và duy trì văn hóa an toàn thực phẩm.

Đối với nhận thức về mối nguy và rủi ro: Làm thế nào để nhân viên hiểu tại sao các biện pháp kiểm soát quản lý rủi ro trong khu vực của họ lại quan trọng và hậu quả của việc không tuân theo chúng là gì? Làm thế nào để xem xét “những lần suýt bỏ sót” của mình và sử dụng thông tin này để thúc đẩy các cải tiến trong hệ thống ATTP?…

Sau khi lướt qua những yêu cầu sơ bộ trên thì theo bạn văn hóa an toàn thực phẩm có khó triển khai trong doanh nghiệp hay không? Đặc biệt là doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam? Hãy cùng trao đổi thêm về chủ đề này nhé!

Thực phẩm an toàn là thực phẩm như thế nào?

Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra. Gắn liền với khái niệm thực phẩm an toàn là khái niệm an toàn thực phẩm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là như thế nào?

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.

Xây dựng văn hóa an toàn trọng sản xuất kinh doanh có ý nghĩa gì?

Lợi ích của văn hóa an toàn lao động Một doanh nghiệp với nền văn hóa an toàn vững mạnh thường có ít hành vi có thể đưa tới rủi ro, và bởi vậy doanh nghiệp đó sẽ có tỉ lệ tai nạn lao động thấp, tỉ lệ thay đổi lao động thấp, tỉ lệ xin nghỉ/vắng mặt của người lao động thấp, và năng suất lao động cao.

Luật an toàn thực phẩm là gì?

Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 Có hiệu lực từ ngày 01/07/2011, quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm , xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm…