Vàng có giá trị như thế nào

Thị trường

  • Tin tức

  • Tin BVSC
    Tin thị trường
    Tin kinh tế
    Tin tài chính- Ngân hàng
    Tin bất động sản
    Tin ngành - hàng hóa
    Tin doanh nghiệp
    Tin đấu giá
    Nhận định chuyên gia

  • Lịch sự kiện

  • Công cụ đầu tư

  • Top doanh nghiệp
    Tìm kiếm, lọc cổ phiếu
    Tải dữ liệu Metastock/AmiBroker

Vàng có giá trị như thế nào

Vàng có giá trị như thế nào

Tin kinh tế - Đầu tư

Giá trị thực và ảo của vàng với nền kinh tế ... ?

Vàng có giá trị như thế nào

Tamnhin.net - 23 Tháng Bảy 2013 -

Vàng có giá trị như thế nào
Facebook |
Vàng có giá trị như thế nào
Twitter |
Vàng có giá trị như thế nào
Google |
Vàng có giá trị như thế nào
In tin |
Vàng có giá trị như thế nào
Gửi email |

Nhưng không biết tự bao giờ cụ thể ngày nay thì con người đã tự đưa lên và coi trọng nó xếp hạng nó vào loại tài sản có giá trị lớn và có thể là "của để dành " và tích trữ đối với kẻ mạnh từ cá nhân, gia đình, tổ chức, nhóm hội, quốc gia và quốc tế. Giờ đây nó đã trở thành thị trường vàng. Nó đã thao túng và làm chao đảo các nền kinh tế ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Kể cả lên giá hay mất giá, nó đều có tác động rất lớn đến sự ổn định hoặc bất ổn của nền kinh tế.., Có phải là đã đến lúc toàn nhân loại không có cái gì để làm tin và chứng minh cho sự phát triển hùng mạnh hay giàu có nữa lên con người đã thần tượng hóa "vàng" lên thành loại tài sản có giá trị quá lớn và có vai trò cũng như tầm ảnh hưởng rộng sâu đến mức nếu ai là chủ sở hữu nó với khối lượng lớn thì là kẻ mạnh và kẻ giàu có .....

Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao chúng ta lại đề cao giá trị của vàng đến thế, giả sử không có cơm ăn, không quần áo mặc và các phương tiện điều kiện tiện nghi sinh hoạt hàng ngày như đi lại... thì chúng ta có thể chết đói, chết rét , lạc hậu... và bần cùng hóa hay chậm tiến bộ... Còn không có vàng đeo trên người... ta có sao đâu thậm chí còn đỡ vướng.. Nhiều người nói "ngân khố của quốc gia nào có nhiều vàng" là ổn nhưng thực tế nếu một lúc nào đó mà các quốc gia không tích trữ lúa gạo... thực phẩm mà chỉ tích vàng... tất cả chỉ có vàng thì khi đó vàng đổi lấy vàng có ăn được không ? Rồi tôi lại nghĩ lúc đó có khi vàng lại là ghánh nặng cho quốc gia, quốc khố... Liệu có ngày đó không? tôi trộm nghĩ có thể lắm chứ... Vì vàng nó có là cái gì đâu mà con người cứ đưa nó lên một mức giá trị quá cao so với giá trị sử dụng thực tế của nó!.

Nhất là thời gian gần đây có những thời kỳ giá vàng làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế thế giới và thị trường giá luôn có xu hướng tăng, đặc biệt tăng đột biến cho 02 năm gần đây. Cùng lúc đó là nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng trầm trọng và lao dốc không phanh. Có thể ví von khi con người mất niềm tin bởi những giá trị thực tế của sự phát triển theo xu hướng tiến bộ và nhân loại không còn nhận thức được giá trị đích thực của tài sản hay của cải vật chất chính thống nữa. Họ đành lấy vàng làm "Bà chúa" đỡ để cho nó là loại tài sản cao giá hay vô giá như vậy có "viển vông và viễn tưởng " không?.

Mới đây theo tổ chức UBS dự báo về giá vàng trong hai năm 2014 và 2015, theo đó giá vàng năm 2014 chỉ còn 1.325 USD/ounce và đến năm 2015 giá vàng có thể chạm đáy 1.200 USD/ounce. (Một ounce vàng tương đương 31,1 gram, trong khi một lượng (lạng) vàng tương đương 37,5 gram).

Như vậy, những tiên đoán của các chuyên gia kinh tế vào đầu năm 2013 liệu sự hồi phục của nền kinh tế thế giới sẽ đưa đến sự sụp đổ giá vàng hay không, nhất là sau khi Ben Bernanke, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, tuyên bố cắt giảm 85 tỉ USD mỗi tháng trong kế hoạch mua công trái của Chính phủ Mỹ, một động thái cho thấy chính sách tiền tệ sẽ bớt nới lỏng hơn, đồng thời cho biết có thể tăng nhẹ lãi suất đồng USD khi tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ xuống dưới 7%. Đang có những tín hiệu cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ mạnh mẽ hơn, trong khi lãi suất công trái Mỹ đang tăng.

Nhưng liệu giá vàng sẽ chỉ rơi xuống mức 1.200 USD/ounce trong năm 2015 như UBS dự báo? Kinh nghiệm thị trường cho thấy rằng kỳ vọng về sự xuống giá của một loại sản phẩm được đầu cơ luôn tạo ra một áp lực tâm lý cộng hưởng bầy đàn lây lan rất nhanh trên thị trường, khiến cho áp lực đẩy giá xuống sẽ trở nên mạnh hơn và phi lý hơn. Nếu điều đó xảy ra, không loại trừ kịch bản giá vàng thế giới có thể tiến gần sát với giá thành sản xuất của nó, tức khoảng 1.000 USD/ounce.

Đâu đó đã có những lời khuyên được truyền tai trong giới kinh doanh vàng quốc tế rằng mọi người nên sớm tỉnh giấc mơ vàng. Người chậm chân có thể lâm vào hoàn cảnh trớ trêu “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ” và phá sản như chơi. Donald Selkin, người giúp quản lý 3 tỉ USD tài sản với tư cách chiến lược gia thị trường của National Securities Corp. tại New York trong tuần qua đã trả lời Bloomberg News rằng:

“Người ta đã nhận thức rằng vàng đã không còn được cần đến như một nơi trú ẩn an toàn nữa. Lạm phát đã chấm dứt, mọi người đang nhìn về thị trường chứng khoán và đang ngây ngất. Và họ tự hỏi: Mình cần vàng để làm gì đây?” Và có nên nói không với vàng?! Tôi hy vọng khi vàng mất giá hoặc đưa về giá trị đơn giản và thực tế của nó thì nền kinh tế thế giới có lẽ sẽ bớt khủng hoảng hơn vì con người lúc đó sẽ không còn chỉ quan tâm đến vàng là thứ tài sản mà mọi người cần phải có ,phải sở hữu thật nhiều nó mà nhân loại cần quan tâm đến việc phát triển sản xuất ra các sản phẩm cần thiết, phát triển khoa học kỹ thuật để nâng cao năng xuất lao động và có các biện pháp chống biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và dịch bệnh chứ không cần quan tâm đến vàng để làm gì nữa. Khi đó có lẽ thế giới sẽ thanh bình trở lại...với màu xanh hy vọng và hòa bình khắp năm châu.


Nói thực với những gì đã và đang diễn ra trên thị trường vàng Việt Nam, cả thị trường BĐS và thị trường chứng khoán tôi vẫn có một nhận định nó không tồn tại thật mà nó ảo. Nó cứ diễn ra theo xu hướng kiểu tâm lý " đám đông và tự phát" không có nhận định phân tích tính quy luật kinh doanh và cuối cùng người dân vẫn là kẻ chịu khổ và thiệt hạ nhiều nhất : Cụ thể vào cuối tháng 6 vừa qua, khi giá vàng thế giới đang trên đà giảm mạnh, người dân tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn chen chân mua vàng bất chấp mức giá chênh lệch trên 6 triệu đồng mỗi lượng so với giá vàng thế giới (tương đương 24%), khi nghe tin tỷ giá đồng bạc Việt Nam được chính thức điều chỉnh giảm 1% so với đồng đôla Mỹ.

Sự tuột dốc của giá vàng thế giới đang làm lộ rõ những nhược điểm của thị trường vàng Việt Nam, những nhược điểm gây thiệt đơn thiệt kép cho cả người tiêu dùng lẫn nền kinh tế. Trên tiến trình phát triển kinh tế và khi thu nhập của người dân thành thị tăng lên nhanh chóng.
Thực chất theo tâm lý đám đông và mất phương hướng về lưu giữ tài sản mà nhu cầu vàng trong nước gia tăng liên tục và trở nên ảo. Gọi là ảo vì người ta không cần vàng để phục vụ nhu cầu có thực như trang sức hay nguyên liệu trong công nghiệp mà chủ yếu làm nơi trú ẩn giá trị. Nhưng để thỏa mãn nhu cầu ảo này, nước ta đã bỏ ra gần 30 tỉ USD để nhập khẩu hàng trăm tấn vàng trong hai thập niên qua, biến Việt Nam thành nước có tỷ lệ dự trữ vàng trong dân so với GDP thuộc vào hàng cao nhất thế giới (29%). Và như vậy là đồng tiền chết làm suy sụp nền kinh tế vì không có sự phát triển sản xuất ra sản phẩm.. phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu : Lúc này lưu trữ vàng không phải là biện pháp để: "Vàng đẻ ra vàng và tiền đẻ ra tiền" mà đã làm cho nền kinh tế đóng băng. Dòng tiền trong lưu thông cạn kiệt nó đã nằm hết trong vàng và BDS rồi kéo theo các thị trường khác cũng ảo .

Trước tình hình đó nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo từ lâu về các tác hại của tình trạng vàng hóa nền kinh tế Việt Nam khiến nguồn vốn tiết kiệm được của toàn nền kinh tế đã và đang bị “đông cứng” dần. Khi nguồn vốn khả dụng trong nước cần thiết cho đầu tư phát triển ngày càng suy yếu theo tốc độ vàng hóa ngày càng tăng, nền kinh tế ngày càng tùy thuộc nhiều hơn vào ngoại lực, nợ nước ngoài gia tăng. Và một khi ngoại lực suy giảm do ảnh hưởng chung của suy thoái toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta buộc phải chững lại.

Thực tế nhu cầu ảo về vàng trong nước tăng lên mạnh, giá vàng trong nước cũng tăng lên theo kiểu bong bóng. Điều này khiến cho mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có xu hướng dãn rộng ra. Hiện tượng này gây thiệt thòi không nhỏ cho người tiêu dùng Việt Nam và càng làm cho nghiệp vụ kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam trở nên quá béo bở ai được lợi ở đây? câu hỏi vẫn còn nguyên giá trị để các nhà kinh doanh vàng trả lời người dân?

Những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đã đẩy nền kinh tế nước ta đến tình trạng, đôla hóa rồi vàng hóa như hiện nay thì sự nguy hiểm hơn cách đây nhiều năm. Trước đây, vàng còn được sử dụng như một phương tiện thanh toán cho những loại hàng hóa có giá trị cao, như nhà đất, xe cộ. Khi thực hiện chức năng thanh toán, ít ra vàng còn có chút hữu dụng cho sự vận hành và phát triển của nền kinh tế. Ngày nay, khi đồng bạc đã đủ sức đảm đương trọn vẹn chức năng thanh toán, vàng chỉ là một nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của những thành viên được ưu đãi hơn trong xã hội, làm nới rộng hơn khoảng cách giàu nghèo. Đối với đồng bạc, vàng không còn là một người bạn đồng hành mà trở thành một sát thủ.

Gần đây còn có chuyện bế tắc hơn là người dân thay bằng việc gửi vàng vào ngân hàng để lấy lãi thì nay lại nhờ Ngân hàng giữ hộ vàng để mất phí dịch vụ, Như vậy có phải là gánh nợ của người dân có vàng hay không và đặt một dấu hỏi ai được lợi trong việc thực hiện chính sách này... và lượng vàng trong dân cũng như gửi ngân hàng giữ hộ có phản tác dụng của sự lưu thông tiền tệ của nền kinh tế không, một sự vô lý không thể chấp nhận được và phi tiến bộ.

Tôi hy vọng rằng sự lao dốc của giá vàng thế giới hiện nay có thể làm bong bóng giá vàng trong nước tan vỡ và điều đó có thể là cơ hội lớn để nền kinh tế nước ta chấm dứt nhu cầu ảo về vàng. Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ thu hẹp lại theo quy luật thị trường. Nhiều khả năng chúng ta cũng sẽ chứng kiến một điều đảo ngược khác, tích cực hơn. Để bình ổn giá vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ đứng ra mua lại số vàng trong dân để củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia.

Nếu có thể NHNN thực hện được vai trò và trách nhiệm của mình để đảo ngược được tiến trình vàng hóa của nền kinh tế, đó mới là sứ mệnh, tuy khó khăn nhưng vẫn có thể khả thi với điều kiện mọi người chúng ta cùng tỉnh ra và hãy nói không với vàng, rồi nhận định, đánh giá đúng giá trị đích thực của vàng, nhu cầu thực tế về vàng để cùng nhau biến số tiết kiệm khổng lồ, hoặc những hũ vàng lớn đang được gửi giữ hộ hoặc chôn giữ cất dấu ở trạng thái "bất động" thành nguồn lợi hữu dụng và hiệu quả để tiền tệ có thể lưu thông và phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế đất nước.

Giải pháp tài chính

Tin mới

Vàng có giá trị như thế nào
Tín hiệu mới từ thị trường Trung Quốc 16/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Thị trường ngày 16/10: Giá dầu, vàng cùng giảm, palađi tiếp tục phá kỷ lục mới 16/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Thị trường sữa Việt: Hứa hẹn những thương vụ M&A “bom tấn” 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Làm rõ lý do ba năm liền xuất siêu, chỉ tiêu 2020 lại nhập siêu 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Đón đầu cơ hội và khôn ngoan lựa chọn FDI 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Nợ công Việt Nam đang chuyển biến theo hướng tích cực 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Được giao làm sân bay Long Thành, ACV có bao nhiêu tiền? 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Vietnam Airlines, ACV lỡ hẹn thoái vốn, 'siêu ủy ban' nói gì? 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
"Địa chỉ" nhập khẩu vải tận dụng ưu đãi trong EVFTA 15/10/2019
Vàng có giá trị như thế nào
Thị trường ngày 15/10: Giá dầu đảo chiều sụt mạnh, palađi lập kỷ lục mới 15/10/2019

Tin trước

Vàng có giá trị như thế nào
Nguy cơ mắc kẹt 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Tăng tốc, giá vàng lên sát 39 triệu đồng/lượng 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Giá dầu trên thị trường thế giới biến động trái chiều 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Giá vàng tăng 410 nghìn đồng lên 38,67 triệu đồng/lượng 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
SPDR Gold Trust bán tiếp 1,2 tấn vàng 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Doanh nghiệp ở đô thị lớn bị "đào thải" mạnh 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Giá vàng tăng mạnh nhất 1 năm lên 1.335 USD/oz 23/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Tp.HCM - CPI tháng 7 tăng 0,17% 22/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
Xăng dầu kéo CPI Long An tháng 7 tăng trở lại 22/07/2013
Vàng có giá trị như thế nào
CPI thành phố Hà Nội tháng 7 tăng 0,22% so với tháng trước 22/07/2013

Tin nổi bật

THÔNG BÁO VỀ TRÁI PHIẾU CÔNG TY TNHH ĐẦU T...
KHUYẾN NGHỊ AN TOÀN, BẢO MẬT LIÊN QUAN ĐẾN...
Loại mã cổ phiếu SKG ra khỏi “Danh mục Chứng...
THÔNG BÁO Chào bán cổ phiếu ra công chúng...
Loại mã cổ phiếu AMD, ART, FLC, HAI, KLF...

Các chỉ số CK thế giới

  • Châu Mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu

Thị trường Chỉ số Thay đổi


Xem thêm

Nghe/ xem bình luận của BVSC

  • Hướng dẫn GD cổ phiếu lô lẻ
  • Hướng dẫn GD qua điện thoại
  • Xem thêm

Khách hàng cá nhân

  • Công cụ giao dịch trực tuyến
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Dịch vụ lưu ký chứng khoán
  • Quản lý tài khoản và Tra cứu thông tin
  • Giao dịch ký quỹ

Khách hàng tổ chức

  • Dịch vụ môi giới Chứng khoán
  • Sản phẩm và dịch vụ gia tăng
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư

Ngân hàng đầu tư

  • Sản phẩm dịch vụ
  • Thành tích và giải thưởng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Hội sở

Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 3928 8080- Fax: (84-24) 3928 9888
Email:

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (84-28) 3914 6888- Fax: (84-28) 3914 7999
Email: