Vẽ sơ đồ tư duy bài phân bón hóa học

Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.

Tác hại của phân bón hóa học đến môi trường

Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3–) hoặc Nitrit (NO2–) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO3– trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3– xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3– trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3– trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO2– ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.

Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Vẽ sơ đồ tư duy bài phân bón hóa học
PBHH: PHÂN BÓN HÓA HỌC

Vẽ sơ đồ tư duy bài phân bón hóa học
Vẽ sơ đồ tư duy bài phân bón hóa học

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar

4

starstarstarstarstar

2 vote

  1. PHÂN ĐẠM

- Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng.

- Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protêin thực vật.

- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân.

1. Phân đạm Amoni

- Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, …

- Dùng bón cho các loại đất ít chua.

* Lưu ý: Khi tan trong nước, muối amoni thủy phân tạo môi trường axit nên chỉ thích hợp bón cho đất it chua hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi sống (CaO)

2. Phân đạm Nitrat

- Là các muối Nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, …

- Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính.

⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.

3. Urê

- CTPT: (NH2)2CO, 46%N.

- Điều chế: CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O.

- Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi? Do urê trung tính và hàm lượng nitơ cao.

- Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? Giai đoạn sinh trưởng của cây.

II. PHÂN LÂN

- Phân có chứa nguyên tố P, có 2 loại.

- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-.

- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng.

- Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.

- Nguyên liệu: quặng photphoric và apatit.

- Các loại phân lân thường dùng là:

+ Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2.CaSO4(14-20% P2O5).

+ Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2(40-50% P2O5).

+ Phân lân nung chảy: Hỗn hợp quặng apatit với đá xà vân và than cốc (12-14% P2O5).

III. PHÂN KALI

- Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+.

- Tác dụng: tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.

- Đánh giá bằng hàm lượng % K2O.

IV. PHÂN HỒN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP

1. Phân hỗn hợp

- Chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK, là sản phẩm khi trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau tùy theo loại đất và cây trồng.

VD: Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.

2. Phân phức hợp

- Là hỗn hợp các chất được tạo ra bằng tương tác hóa học của các chất.

VD: Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric.

  1. PHÂN VI LƯỢNG

- Cung cấp cho cây các nguyên tố như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), molipđen (Mo), … ở dạng hợp chất.