Vf4 là gì

Skip to content

Với nền tảng thị trường tài chính tại Việt Nam phát triển mạnh, nhà đầu tư đứng trước nhiều hình thức đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản,…. mỗi hình thức đều có lợi suất rủi ro tương ứng. Tuy nhiên phần lớn nhà đầu tư đã bỏ qua một loại hình đầu tư hấp dẫn và cực kì tiềm năng là Quỹ đầu tư.

Vậy tại sao Quỹ đầu tư lại hấp dẫn? Có những loại quỹ nào? Lợi suất hàng năm là bao nhiêu? Hãy cùng GoMoney điểm qua một số quỹ tại Việt Nam

Quỹ đầu tư là một trung gian tài chính, thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các loại tài sản cơ sở hay các danh mục chỉ số. Quỹ đầu tư phù hợp với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và không có nhiều thời gian để quản lý danh mục của mình. Nhà đầu tư tham gia vào quỹ bằng cách mua chứng chỉ quỹ (CCQ) được phát hành bởi chính quỹ đầu tư.

  1. Quỹ đầu tư Dragon Capital – VFM
  2. Quỹ đầu tư VNDirect – VNDAF
  3. Quỹ đầu tư VCB – VCBF
  4. Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh – VEOF
  5. Quỹ đầu tư giá trị MB Capital – MBVF
  6. Quỹ đầu tư cổ phiếu triển vọng Bảo Việt – BVBF
  7. Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom top 30 – TCEF
  8. Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh – VFF
  9. Quỹ Đầu tư Trái phiếu MB – MBBOND
  10. Quỹ mở trái phiếu VNDAF – VNDBF
  11. Quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam – VFM
  12. Quỹ đầu tư trái phiếu SSI – SSIBF
  13. Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt – VCAMBF
  14. Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam – VFMVF1
  15. Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF – VCBF TBF
  16. Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng – VIBF
  17. Quỹ Đầu Tư Định Hướng Bảo Toàn Vốn Việt Nam – VFM VFC
  18. Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam – VFMVF4
  19. ….

Việc đầu tư vào quỹ ở Việt Nam hiện nay rất phổ biến bởi các lợi thế sau:

Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa

Một trong những lợi ích chính của việc đầu tư quỹ chính là việc dòng tiền của các nhà đầu tư được quản lí bởi các chuyên gia tài chính có hiểu biết sâu về lĩnh vực đầu tư và nhiều năm kinh nghiệm làm việc thường xuyên với thị trường.

Tính đa dạng hóa

Đầu tư vào quỹ sẽ giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư. “Không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” là kim chỉ nam mà nhà đầu tư nào cũng biết, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ lượng lớn tiền để đa dạng hóa bởi sự hạn chế về nguồn lực tài chính. Do đó sự phát triển của quỹ đầu tư một phần là nhờ yếu tốt này.

Tính thanh khoản

Chứng chỉ quỹ có tính thanh khoản cao. Trong trường hợp cần vốn, nhà đầu tư có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư vào quỹ bằng cách bán lại CCQ. Với “Quỹ mở” nhà đầu tư bán lại CCQ cho quỹ đầu tư, với “Quỹ đóng” nhà đầu tư bán lại trên thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư khác.

Tính linh hoạt

Đầu tư vào một chứng chỉ quỹ yêu cầu một lượng vốn tối thiểu khá thấp và hợp lý với các nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn tham gia vào quỹ.

Tính minh bạch

Các thông tin liên quan đến tài sản ròng (NAV) của quỹ mở luôn được công bố minh bạch thường xuyên trên trang web của quỹ, hay các đại lý phân phối CCQ. Các tài sản đầu tư của quỹ phải là những tài sản được giao dịch thường xuyên, liên tục trên thị trường, do đó CCQ cũng sẽ có sự minh bạch và uy tín.

Mọi thứ đều có hai mặt nên bên cạnh những lợi thế trên thì cũng có một vài bất lợi sau:

  • Chi phí mua bán, giao dịch

Hay còn gọi là phí giao dịch khi bạn nạp tiền vào tài khoản hay rút tiền khỏi tài khoản. Ví dụ nếu bạn muốn nạp tiền vào tài khoản Finhay thông qua Momo sẽ mất phí là 2% (tối thiếu 4000VNĐ). Hay ở quỹ VF1/VF4 của Dragon Capital là

Phí mua chứng chỉ quỹ

Từ 1 triệu – 1 tỷ đồng

0.6%

Từ trên 1 tỷ – 10 tỷ đồng

0.4%

Trên 10 tỷ đồng

0.2%

Vf4 là gì

Về vấn đề rút tiền, phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa nạp và rút thì số phí bạn phải chịu sẽ là tỷ lệ nghịch. Do đó nhà đầu tư nên đầu tư dài hạn để giảm thiểu chi phí rút tiền. Ví dụ với biểu phí của Finhay ta có

Thời gian

Dưới 3 tháng

3 – 6 tháng

6 – 12 tháng

12 – 18 tháng

Trên 18 tháng

Phí rút tiền

1.39%

0.99%

0.79%

0.49%

Miễn phí

Nguồn: Biểu phí rút tiền của Finhay

Bên cạnh phí rút tiền ra thì bạn còn phải chịu một khoản phí là Thuế thu nhập cá nhân (thường sẽ là 0.1%) mà các quỹ thường đã đề cập trong hợp đồng điện tử.

Là một trong những khoản phí giúp duy trì tài khoản của bạn và thường sẽ được thu vào ngày đầu tiên của mỗi tháng. Số tiền bạn đầu tư càng lớn thì phí duy trì tài khoản sẽ càng nhỏ như phí quản lý của Finhay dưới đây:

Tài khoản đầu tư có số dư dưới 10 triệu VNĐ áp dụng mức phí 0.09% / tháng

Tài khoản đầu tư có số dư nhiều hơn 10 triệudưới 50 triệu áp dụng mức phí 0.07% / tháng

Tài khoản đầu tư có số dư nhiều hơn 50 triệu áp dụng mức phí 0.05% / tháng

  • Phải theo xu hướng bất chấp xu hướng xấu của thị trường

Với bản chất của các quỹ là đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tài sản, chỉ số thì việc thị trường đi xuống dẫn đến hiệu quả đầu tư không tốt là điều tất yếu mà nhà đầu tư phải chịu. Đó cũng chính là lý do vào năm 2018 hàng loạt quỹ có hiệu quả đầu tư không tốt.

Quỹ

Tên đầy đủ

Công ty quản lý quỹ

2017

2018

2019

2020

VCAMBF

Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt

Bản Việt

9.70%

-6.36%

1.41%

7.67%

VFMVF1

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam

VFM

44.84%

-9.63%

10.60%

24.85%

VCBF-TBF

Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF

Vietcombank

31.75%

-4.96%

4.01%

7.87%

Do vậy đầu tư vào quỹ nên đầu tư dài hạn để có thể tránh rủi ro, biến động trong ngắn hạn của thị trường mà những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm chưa thể nắm bắt được

  • Có độ trễ trong tính thanh khoản

Tính thanh khoản thường sẽ có độ trễ từ 3-7 ngày (chưa tính đến thứ 7, chủ nhật, ngày lễ) vì bản chất rút tiền là việc bán lại CCQ cho các quỹ và các đại lý phân phối chứng chỉ quỹ rồi lại chuyển về tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư, nên sẽ mất thời gian để process.

  • Khó lựa chọn cho bản thân một quỹ phù hợp

Bạn phải xác định rõ khẩu vị rủi ro, mục đích tài chính trước khi tìm hiểu một quỹ đầu tư thực sự phù hợp cho bản thân. Bởi với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, thì có hàng chục đến hàng trăm quỹ đang tồn tại trên thị trường, và để có thể tìm ra một quỹ tốt và phù hợp bạn phải tìm hiểu mình trước.

Chứng chỉ quỹ (CCQ) là một hình thức thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Giá trị của một chứng chỉ quỹ được công bố minh bạch trên các trang web của công ty quản lý quỹ hay các đại lý phân phối chứng chỉ quỹ hay có thể tính bằng tổng tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ trên thị trường.

Giá trị CCQ = Tổng tài sản ròng của quỹ / số lượng CCQ

Chứng chỉ quỹ thể hiện giá trị tài sản ròng của quỹ trên lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành, nên việc đánh giá một quỹ chỉ dựa trên NAV là không khách quan bởi hiệu suất đầu tư của quỹ không dựa trên NAV.

Tuy nhiên độ lớn của NAV vẫn là một yếu tố đáng chú ý để nhà đầu tư quan tâm. Bởi nó thể hiện sự tin tưởng của các NĐT vào quỹ đó. Càng nhiều NAV, càng nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào quỹ. 

Vf4 là gì

Chứng chỉ quỹ của một quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty, tuy nhiên có vài sự khác biệt dưới đây:

 

Chứng chỉ quỹ

Cổ phiếu

Quyền biểu quyết

Không

Có

Tham gia vào việc đưa ra quyết định

Không

Có

Vai trò

Đều chứng nhận quyền sở hữu

Lợi nhuận

Đều hưởng trên vốn góp

Hiện nay có 3 tiêu chí để dựa vào đó phân chia thành những cặp quỹ đầu tư khác nhau trên thị trường.

Căn cứ vào hình thức lưu chuyển vốn:

  • Quỹ mở: là hình thức phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay. Các nhà đầu tư vẫn có thể mua bán sau lần đầu tiên phát hành CCQ ra công chứng dựa trên giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV), giao dịch này thực hiện trực tiếp với công ty quản lí quỹ hoặc các đại lí môi giới
  • Quỹ đóng: phát hành chứng chỉ quỹ duy nhất một lần khi thành lập quỹ, với số lượng nhất định. Nhà đầu tư không thể bán lại hay mua thêm từ quỹ mà sẽ phải thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán, nơi những nhà đầu tư khác cũng có nhu cầu như vậy.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và cách hoạt động:

  • Quỹ đầu tư dạng công ty: là hình thức quỹ được thành lập theo quy định của pháp luật, có pháp nhân, giấy phép kinh doanh, mã số thuế cụ thể.
  • Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: là hình thức ủy thác đầu tư dưới dạng hợp đồng mà không thành lập công ty.

Căn cứ vào nguồn vốn huy động

  • Quỹ đầu tư tập thể: Là hình thức phát hành, huy động rộng rãi ra ngoài thị trường, người mua có thể là nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc những tổ chức tín dụng nhưng đa phần là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Quỹ đầu tư tư nhân: Là hình thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ nhà đầu tư được lựa chọn trước. Có thể là các cá nhân nhỏ lẻ, và cũng có thể là tổ chức tin dụng và đa phần là các tổ chức tín dụng, định chế tài chính.

Quỹ đầu tư ETF là một quỹ đầu tư thụ động với mục đích chính là mô phỏng đầu tư theo một số chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và đa số là cổ phiếu và tập trung vào Bluechip, hướng tới sự ổn định.

Quỹ cổ phiếu

Khá giống với quỹ ETF, quỹ đầu tư cổ phiếu tập trung vào các cổ phiếu tiềm năng phát triển trên thị trường ở trên mọi lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng,…. là một kênh đầu tư khá hấp dẫn với những nhà đầu tư mạo hiểm, ưa thích rủi ro.

Quỹ trái phiếu

Trái ngược với quỹ cổ phiếu và quỹ ETFs, quỹ tập trung vào đầu tư trái phiếu, đem lại dòng tiền ổn định và phù hợp với những nhà đầu tư sợ rủi ro, ưa thích sự an toàn

Quỹ cân bằng

Quỹ cân bằng là quỹ mở phân bổvào cả cổ phiếu tài sản thu nhập cố định (trái phiếu) với mức rủi ro trung bình. Quỹ cân bằng phù hợp với người Việt Nam bởi có sự kết hợp giữa dạng đầu tư truyền thống (lãi cố định giống tiền gửi) vào trái phiếu và đầu tư vào cổ phiếu có lợi suất cao, giúp NĐT có thể lựa chọn quỹ phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.

Dưới hàng chục, hàng trăm quỹ đầu tư lớn nhỏ đang tồn tại trên thị trường, để có thể chọn ra một quỹ tốt bạn hãy kiểm tra xem:

  • Hiệu quả đầu tư trong những năm gần đây của quỹ có tốt so với tình hình kinh tế
  • Quỹ có thường xuyên công bố thông tin đến nhà đầu tư
  • Tài liệu về danh mục, hiệu suất trên trang web có đẩy đủ thông tin
  • Danh mục đầu tư có đa dạng với nhiều cổ phiếu của nhiều ngành nghề khác nhau.
  • Quy trình chuyên nghiệp, nhân viên có dày dặn kinh nghiệm
  • Quỹ có nhận được nhiều sự tin tưởng từ các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, bạn phải xác định rõ khẩu vị rủi ro, mục đích tài chính trước khi tìm hiểu một quỹ đầu tư thực sự phù hợp cho bản thân. Bởi với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, thì có hàng chục đến hàng trăm quỹ đang tồn tại trên thị trường, và để có thể tìm ra một quỹ tốt và phù hợp nhất bạn phải tìm hiểu mình trước.

Tổng quy mô tài sản mà Dragon Capital Group đang quản lý đến nay là hơn 77,000 tỷ đồng (gần 4 tỷ Đô La), công ty có dịch vụ sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu cho cả nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Các sản phẩm đầu tư của VFM từ cổ phiếu, trái phiếu đến quỹ ETF đều có hiệu quả hoạt động khá tốt:

Nhìn vào bảng có thể thấy hiệu suất quỹ E1VFVN30 của DCVFM có một lợi suất đáng mơ ước, so với phần còn lại. Với những năm kinh tế phát triển thì vượt trội so với trung bình và năm kinh tế suy thoái thì hạn chế thua lỗ.

Sản phẩm đầu tư

Tên quỹ

NAV/CCQ (VNĐ)

Lợi suất

2017

2018

2019

2020

Cổ phiếu

VFMVSF

21248.37

-24%

6%

17%

VFMVF4

25030.82

46%

-11%

9%

17%

Trái phiếu

VFMVFB

21248.37

25.13%

11.05%

9.01%

6.46%

Cân bằng

VFMVF1

60463.09

44.84%

-9.63%

10.60%

24.85%

VFMVFC

9297.87

3.21%

-7.98%

ETFs

E1VFVN30

22555.99

56.92%

-11.41%

3.90%

21.38%

Với gần 15 năm hoạt động tại Việt Nam, VCBF đã và đang quản lý tài sản hiệu quả cho nhiều Tập đoàn lớn của Việt Nam và nước ngoài. VCBF quản lý tổng tài sản hơn 124,8 triệu đô la Mỹ tính đến ngày 31/03/2021.

Dưới đây là một số sản phẩm và hiệu suất đầu tư của VCBF:

Sản phẩm đầu tư

Tên quỹ

NAV/CCQ (VNĐ)

Lợi suất

2017

2018

2019

2020

Cổ phiếu

VEOF

20581.49

25%

-11%

9%

14%

VESAF

18677.81

24%

-8%

9%

23%

Trái phiếu

VFF

18107.94

9.90%

6,78%

7.90%

5.77%

Cân bằng

VIBF

12923.21

0.05%

11.59%

ETF

FUEVN100

15522.28

33.53%

VCFM là một thành viên được sở hữu 100% bởi Tập đoàn VinaCapital, một trong những tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản lớn nhất tại Việt Nam, hiện đang quản lý xấp xỉ 3,3 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam

Dưới đây hiệu suất đầu tư của một số sản phẩm của VCFM:

Sản phẩm đầu tư

Tên quỹ

NAV/CCQ (VNĐ)

Lợi suất

2017

2018

2019

2020

Cổ phiếu

VEOF

20581.49

25%

-11%

9%

14%

VESAF

18677.81

24%

-8%

9%

23%

Trái phiếu

VFF

18107.94

9.90%

6,78%

7.90%

5.77%

Cân bằng

VIBF

12923.21

0.05%

11.59%

ETF

FUEVN100

15522.28

33.53%

Đây là ba trong những công ty quản lý quỹ đầu tư uy tín và lớn nhất thị trường Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm các quỹ khác về cả phương châm đầu tư, chi phí giao dịch, chi phí quản lý, đội ngũ phân tích để chọn cho bản thân một quỹ phù hợp.

Mỗi quỹ đầu tư đều có cho mình những tính chất, ưu điểm riêng, tùy vào từng người sẽ có những kế hoạch đầu tư khác nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên với tình hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam thì đầu tư vào quỹ ETFs sẽ là một lựa chọn đúng đắn bởi tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của quỹ.