Ví dụ về công ty mẹ con ở Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ, công ty con được quy định như sau:

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”

Như vậy, một doanh được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp như trên.

Việc hình thành công ty mẹ sẽ tạo nên mô hình công ty mẹ - công ty con.

Lưu ý:

- Mô hình Công ty mẹ - công ty con không phải là loại hình doanh nghiệp.

- Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (theo khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo khoản 1 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020, tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của pháp luật doanh nghiệp.

Ví dụ về công ty mẹ con ở Việt Nam
Mối quan hệ giữ công ty mẹ và công ty con (Ảnh minh hoạ)
 

Mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động như thế nào?

1. Công ty mẹ chi phối đến hoạt động của công ty con

Mô hình công ty mẹ - công ty con có đặc điểm lớn nhất là sự chi phối của công ty mẹ. Một số trường hợp công ty mẹ chi phối hoàn toàn các công ty con bởi vì việc thành lập công ty con là do công ty mẹ thực hiện

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ có thể sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần của công ty con.

Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên, việc nắm giữ trên 50% cổ phần công ty trở lên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Công ty mẹ sẽ có quyền và quyết định một số vấn đề quan trọng đối với công ty như:

- Có quyền triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên

- Có quyền thông qua nghị quyết của Đại hội đồng.

Ví dụ: Khoản 4 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 quy đinh:

Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành.

2. Công ty mẹ và công ty con vẫn là các pháp nhân độc lập

Công ty mẹ và công ty con đều là các pháp nhân độc lập, có mã số thuế riêng và hoạt động kinh doanh riêng theo kế hoạch và chiến lược của các bên.

Khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con như sau:

“2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty Con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.”

Trong trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Trường hợp này, người quản lý công ty mẹ phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

(theo khoản 3, 4 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020)

Ưu và nhược điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con

Ưu điểm

Nhược điểm

- Quy mô hoạt động lớn, có nhiều công ty con nên có thể hoạt động đa ngành, đa nghề.

- Phân tán rủi ro cho các các công ty con: hợp đồng, giao dịch đồng thời là các nghĩa vụ, trách nhiệm đi kèm sẽ được phân tán cho các công ty con để ký kết với các đối tác.

- Tăng khả năng cạnh tranh cho công ty mẹ trên thị trường. Công ty mẹ sở hữu càng nhiều công ty con thì càng sở hữu nhiều thị phần, nguồn vốn dồi dào.

- Các công ty con bị hạn chế một số quyền lợi so với các doanh nghiệp khác như: không được đầu tư, mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ, và các công ty con khác

- Mặc dù có địa vị pháp lý độc lập, nhưng công ty mẹ chi phối quá nhiều vào hoạt động của công ty con. Đặc biệt là những mô hình mà công ty mẹ sở hữu trên 50% hoặc 65% số cổ phần hoặc vốn điều lệ.

- Chế độ pháp lý và cách thức quản lý khá phức tạp. Công ty mẹ cần phải cử nhân sự quản lý và tham gia hoạt động ở tất cả công ty con.

Như vậy, công ty mẹ là những doanh nghiệp có sở hữu cổ phần, vốn điều lệ lớn tại các công ty khác. Một công ty mẹ có thể có một hoặc nhiều công ty con.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty con 2021

1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế

Căn cứ khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

Theo đó, một số đặc điểm nổi bật của tập đoàn như sau:

- Không có tư cách pháp nhân, không được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp;

- Hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con. Công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật;

- Chính phủ là cơ quan xem xét lựa chọn và đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế;

- Việc thành lập tập đoàn kinh tế phải được thông qua bởi đề án thành lập và căn cứ trên quyết định thành lập của Thủ tướng chính phủ;

- Tên của tập đoàn thường bắt đầu bằng từ “Tập đoàn”. Tuy nhiên không bắt buộc phải có cụm từ này.

2. Điều kiện thành lập tập đoàn

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế được thành lập khi có đủ điều kiện sau:

2.1. Về ngành, nghề kinh doanh

Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ;

2.2. Đối với riêng công ty mẹ

- Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty CP, công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ.

- Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.

- Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.

- Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.

2.3. Đối với mối quan hệ công ty mẹ - công ty con

- Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.

- Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.

Sau khi đã có đủ những điều kiện như trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định các công ty mẹ trong tổng công ty.

Nhóm công ty được phép xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Như vậy, tập đoàn là tổ chức không có tư cách pháp nhân và hoạt động dưới mô hình công ty mẹ, công ty con. Để trở thành tập đoàn, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ như trên.

3. Quy định về tách doanh nghiệp

Các công ty có thể kết hợp thành tập đoàn bao gồm một số công ty ít hay nhiều tùy trường hợp. Các công ty này có tư cách pháp nhân riêng, có đời sống riêng, nhưng liên kết với nhau dưới quyền của một công ty mẹ, công ty này nắm quyền kiểm soát trên toàn bộ các công ty của tập đoàn và đưa ra các quyết định chung. Nhưng tập đoàn không có tư cách pháp nhân mà chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Sự tập trung các công ty thành tập đoàn thường được thực hiện bằng cách thành lập các công ty mẹ mà ngôn ngữ kinh doanh thông dụng gọi là “holding”. Mục đích của công ty này là mua cổ phần của các công ty khác nhằm quản lý và kiểm soát các cồng ty đó. Nếu công ty mẹ có 50% + 1 cổ phần trong công ty A thì công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty này. Nếu công ty A mua 50% + 1 cổ phần của công ty B, công ty A nắm quyền kiểm soát công ty này. Do đó, công ty mẹ kiểm soát được công ty B mặc dù chỉ có 25% vốn trong công ty này. Trên thực tế bằng cách góp vốn hoặc mua cổ phần của các công ty theo một kế hoạch được tính toán rất tinh vi, công ty mẹ có thể nắm quyền kiểm soát cả một tập đoàn công ty mặc dù phần vốn của công ty mẹ trong các công ty con chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít.

Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 dưới tiêu đề “tách doanh nghiệp” quy định là Công ty TNHH hay Công ty cổ phần có thể tách một phần tài sản của mình để thành lập một công ty mới hay góp vốn vào một công ty có sẵn. Đây chính là cơ sở tạo lập các tập đoàn công ty tại Việt Nam thông qua sự thành lập công ty holding.

Tầm cỡ của tập đoàn có thể lớn hay nhỏ. Chủ một doanh nghiệp gia đình có thể đứng đầu một tập đoàn nhỏ chỉ gồm có hai công ty: một công ty trong đó vốn gồm các bất động sản; các bất động sản này được đem cho một công ty thứ hai thuê để kinh doanh thương mại. Bằng biện pháp này các bất động sản của chủ doanh nghiệp có thể tránh được hậu quả các rủi ro trong việc khai thác kinh doanh.

Trái lại, có các tập đoàn lớn bao gồm hàng trăm doanh nhiệp như tập đoàn Parisbas (Pháp) có khoảng 450 công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau: bảo hiểm, ngân hàng, sản xuất ô tô, xây dựng, thực phẩm, khách sạn, dầu khí...

4. Sự kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con

Luật Doanh nghiệp 2020 không có định nghĩa thế nào là một công ty con, khi nào thì được coi là có sự tham gia và kiểm soát của một công ty mẹ đối với một công ty khác mà chỉ đưa ra một quy định khá mơ hồ: “Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan” (Điều 196). Nghiên cứu luật của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét sau đây:

- Khi một công ty mẹ sở hữu quá phân nửa vốn của một công ty, thì công ty này được coi là công ty con.

Không nên lầm lẫn công ty con với chi nhánh công ty. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân độc lập, không có sản nghiệp riêng.

- Sự tham gia vào một công ty khác với sự đầu tư đơn thuần. Tham gia vào một công ty hàm ý là bên tham gia muốn tạo lập một liên hệ lâu dài vơi công ty bằng cách mua cổ phần hay đăng ký góp vốn. Sự tham gia cho phép kiểm soát công ty này tức là có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý công ty. Có thể xác định có sự tham gia và kiểm soát của một công ty đốì với một công ty khác khi:

+ Công ty tham gia nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp một tỷ lệ vốh cho phép có đa số phiếu bầu trong các phiên họp Đại hội đồng, đó là sự kiểm soát pháp lý.

+ Có sự kiểm soát thực tế khi công ty tham gia trên thực tế quyết định, bằng quyền đầu phiếu, các nghị quyết của Đại hội đồng.

+ Sự kiểm soát được phỏng đoán khi công ty tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp một tỷ lệ phiếu bầu trên 40% trong khi không có cổ đông nào có số phiếu bầu cao hơn tỷ lệ này.

Trong các trường hợp trên đây, công ty tham gia cũng được gọi là công ty mẹ và công ty chịu sự kiểm soát là công ty con.

Sự tham gia có thể được thực hiện giữa các công ty trong một tập đoàn hay giữa các tập đoàn vđi nhạn. Trong một tập đoàn công nghiệp công ty mẹ có thể tham gia vào một nhóm công ty khác hoạt động trong các lĩnh vực tương tự hay bổ sung. Lúc đầu công ty mẹ cũng hoạt động sản xuất công nghiệp. Sau đó thường tập đoàn ưở thành tập đoàn tài chính, công ty mẹ trở thành một holding, không sản xuất công nghiệp nữa mà chỉ quản lý việc tham gia tài chính ttong các công ty con và bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo hay quản lý trong tập đoàn.

Việc tham gia giữa các công ty trong cùng một tập đoàn có ba cơ cấu chính:

- Cơ cấu kim tự tháp cho phép công ty holding kiểm soát các công ty con mặc dù chỉ nắm giữ một tỷ lệ vốn nhỏ trong các công ty này.

- Cơ cấu trung tâm tiên niệm ở giữa tập đoàn có một công ty mẹ kiểm soát toàn bộ các công ty con.

- Cơ câu vòng tròn: Công ty A kiểm soát công ty B, công ty B kiểm soát công ty c, công ty c kiểm soát công ty D, công ty D kiểm soát công ty A.

Một tập đoàn dù quan ừọng đến mấy cũng không thể sống nếu không thiết lập các quan hệ với các tập đoàn khác. Thường để cộng tác với nhau ttong cùng lĩnh vực hoạt động nhất định các tập đoàn thoả thuận thành lập một tổ chức gọi là công ty con chung.

Công ty con chung có thể được thành lập dưới bất cứ hình thức nào; nhưng nguyên tắc chủ yếu là các tập đoàn phải có quyền lợi ngang nhau trong vấh đề quản lý và các vân đề khác

Sự thoả thuận của các tập đoàn để thành lập một công ty con chung được thể hiện bằng một hợp đồng trong đó quy định chi tiết các quyền lợi và nghĩa vụ của các tập đoàn ưong công ty con chung, mục đích là để thực hiện sự bình đẳng giữa hai bên.

5. Phương thức liên kết tập đoàn

Tất cả các kỹ thuật trong Luật Doanh nghiệp đều có thể được sử dụng để thực hiện việc tham gia: công ty mẹ có thể đứng ra thành lập một công ty trong đó họ nắm giữ một tỷ lệ vốn đủ để kiểm soát nó.

Công ty mẹ có thể đem một phần tài sản của mình vào một công ty đã có sẵn (có thể chuyển nhượng hẳn một ngành kinh doanh), đổi lại sẽ nhận được một số cổ phần đủ để kiểm soát công ty này.

Công ty mẹ có thể đóng góp hiện kim vào một công ty có kế hoạch tăng vốn với điều kiện các cổ đông của công ty này phải từ bỏ quyền ưu tiên đăng ký mua cổ phần mới.

Công ty mẹ cũng có thể mua các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bằng cách gom các cổ phiếu của công ty mà họ muôn tham gia. Việc thu gom này có bất lợi là phải có thời gian và nhất là đẩy số cầu về một loại cổ phiếu lên cao khiến giá cổ phiếu này gia tăng. Đây là một vấn đề khá phức tạp về hoạt động của thị trường chứng khoán mà luật pháp sẽ phải quy định để tránh mọi xáo trộn ưên thị trường tài chính có hại cho nền kinh tế.