Ví dụ về dư luận tập thể

Sự lây truyền tâm lý


   Lây truyền tâm lý là hiện tượng phổ biến nhất và cũng được thể hiện rõ nét hơn cả trong số các hiện tượng tâm lý xã hội thường xảy ra trong tập thể các tổ chức, cơ quan. Nó có những biểu hiện rất đa dạng và phong phú.


   Đây là hiên tượng tâm lý tập thể xảy ra khi một (một nhóm) người chịu tác động cảm xúc của một (một nhóm) người khác trong quá trình tiếp xúc trực tiếp, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tổ chức. Kết quả là tạo ra một trạng thái xúc cảm chung của một nhóm, một tập thể lao động. Lây truyền tâm lý có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với mỗi cá nhân và tập thể tùy theo nguyên nhân gây ra nó.


   Nguyên nhân dẫn đến sự lây truyền tâm lý có thể rất đa dạng, phong phú. Có thể nói, tất cả những tác nhân kích thích tới các giác quan của con người gây những cảm xúc khác nhau của họ đều có thổ trở thành nguyên nhân của sự lây truyền tâm lý trong tập thể.


Ví dụ về dư luận tập thể


Các hình thức của sự lây truyền tâm lý:


-    Dao động từ từ.


-     Bùng nổ: xảy ra khi nhiều người ở vào trạng thái căng thẳng, ý chí, sự tự chủ bị giảm sút, họ bắt chước và làm theo người khác một cách máy móc, không còn làm chù được bản thân.


   Hiện tượng lây truyền tâm lý có thể ảnh hưởng tốt nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới cá nhân và hoạt động chung của tập thể. Trong một số trường hợp, lây truyền tâm lý có thể gây nên sự điên loạn, hoảng loạn ở một số đông người trong tập thể, dẫn đến những tình trạng xấu, làm mất vai trò của người lãnh đạo, quản lý.


Dư luận tập thể trong các tổ chức, cơ quan nhà nước


   Dư luận tập thể cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội xảy ra khá phổ biến ở các tổ chức, cơ quan nhà nước. Đây là hình thức thể hiện tâm trạng tập thể trước những sự kiện, hiện tượng, hành vi xảy ra trong tập thổ, biểu thị trí tuệ, tâm tư, nguyện vọng của họ. Dư luận trong tập thể các tổ chức, cơ quan được phân biệt thành hai loại: dư luận chính thức và dư luận không chính thức.


-Dư luận chính thức: là dư luận được người lãnh đạo, quản lý ủng hộ.


-Dư luận không chính thức: là loại dư luận được hình thành một cách tự phát, không có sự ủng hộ của lãnh đạo.


   Dư luận có thể đúng nhưng cũng có thể là dư luận sai, tùy thuộc vào những thông tin thu thập được là những thông tin như thế nào. Dư luận đúng do những thông tin thu thập được đảm bảo được tính chính xác, có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của tập thể. Dư luận sai là dư luận do những thông tin được thu thập thiếu chính xác một cách vô tình hay hữu ý. Nếu thông tin thu thập được không đảm bảo được tính chính xác, công khai và nhạy bén sẽ tạo ra những tin đồn trong tập thể. Tin đồn là cơ sở của việc hình thành những dư luận không chính thức. Người lãnh đạo, quản lý cần quan tâm tới những dư luận trong tập thể, sử dụng dư luận tập thể như một phương tiện quản lý, giáo dục cá nhân và tập thé. Bởi vì dư luận tập thể được coi là một nhân tố sức mạnh to lớn tác động trực tiếp tới mỗi cá nhân và tập thể. Nó chính là yếu tố điều chỉnh hành vi của các cá nhân và hành vi chung của tập thể. Dư luận tập thể chính là chất keo xã hội gắn bó những con người khác nhau trong tổ chức thành một khối thống nhất. Bằng những phương tiện, biện pháp, con đường khác nhau, người lãnh đạo, quản lý cần tác động một cách thích hợp đến dư luận tập thể.

Đọc thêm tại: http://tamlychinhtri.blogspot.com/2015/07/giai-oan-phat-trien-thu-2-va-thu-3-cua.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị

Ví dụ về dư luận tập thể

Bạn có thể nghe nhiều về dư luận nhưng đã thực sự hiểu dư luận là gì? Hôm nay sẽ cùng tìm hiểu nhé.

Dư luận là gì?

Dư luận (Tiếng Anh là Public Opinion: được ghép bởi hai từ Public – Công khai, công chúng và Opinion – ý kiến, quan điểm) là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán, bình luận về một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng nào đó mà họ quan tâm kèm theo thái độ, cảm xúc và những đánh giá chủ quan nhất định, được truyền từ người này sang người kia, nhóm người này sang nhóm người khác, có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tung ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp đi lặp lại thì sẽ trở thành dư luận xã hội - một khái niệm vô cùng phổ biến trong đời sống hằng ngày của nhân loại.

“Dư luận là quan điểm, thái độ và suy nghĩ chung của đa số dân chúng nói chung về một vấn đề công khai cụ thể”

Dư luận không phải luôn luôn xấu. Dư luận cũng như bộ quần áo mà bạn đang mang, cũng tồn tại 2 mặt trái - phải, tích cực và tiêu cực.

Mặt tích cực và tiêu cực của dư luận là gì?

Tích cực

Dư luận là sức mạnh tinh thần trong xã hội, là hành vi biểu hiện cho quyền tự do ngôn luận của con người, là cơ hội để mỗi cá nhân được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của bản thân trước những vấn đề, hiện tượng có liên quan đến lợi ích và đời sống cộng đồng. Tuy không mang tính pháp lý nhưng dư luận lại có khả năng điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội. Nếu dư luận được hình thành với quy mô lớn, nhận được sự tham gia, hưởng ứng của cả cộng đồng, tạo nên những “làn sóng” trên khắp các kênh truyền thông đại chúng thì sẽ có khả năng đấu tranh với những bất công và giành lại công bằng cho một tổ chức/cá nhân nào đó.

Về mặt pháp luật, dư luận sẽ góp phần giúp chính phủ kịp thời nhận ra những lỗ hổng của các dự thảo luật, những sai phạm của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực thi pháp luật… để kịp thời đưa ra những chủ trương, quyết sách phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của xã hội.

Tiêu cực

Quyền tự do ngôn luận cho phép con người được tự do phát ngôn, tự do bày tỏ quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, nó cũng khiến con người trở nên “lạm quyền”, phát ngôn một cách vô tội vạ mà không cần xác minh thông tin, từ đó phát sinh những tin đồn sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến đối tượng là tâm điểm của dư luận và những người xung quanh họ. 

Nếu không được kiểm soát và xử lý một cách kịp thời, chính xác thì dư luận có thể khiến cộng đồng, xã hội hoang mang. Trầm trọng hơn, nó còn có thể tạo điều kiện cho các phần tử phản động kích động, lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động chống phá.

Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành dư luận

Để trả lời cho thắc mắc yếu tố hình thành dư luận là gì, có thể kể đến nhân tố khách quan và chủ quan.

Nhân tố khách quan

Dư luận được coi là biểu hiện của hành vi tập thể, do đó nó thường được khởi điểm từ một cá nhân hoặc một nhóm xã hội nhỏ, từ đó kích thích các cá nhân khác, nhóm xã hội khác cùng tham gia vào quá trình hình thành dư luận. 

Thông thường, các nhân tố khách quan tác động đến dư luận là các thông tin bằng hình ảnh, video sống động, trực quan và có tính thời sự, thu hút được sự quan tâm chú ý của những nhóm người nhất định. Dưới tác động của những nhân tố này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bàn luận thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin, bàn bạc, trao đổi và chia sẻ quan điểm cá nhân với những người xung quanh.

Nếu những nhân tố này xuất hiện không đầy đủ, thiếu rõ ràng thì phán đoán của mỗi người sẽ mơ hồ, từ đó có thể dẫn đến những tin đồn – một sự cường điệu hóa hoặc xuyên tạc sự thật.

Nhân tố chủ quan

Hiểu đơn giản thì nhân tố chủ quan chính là mức độ chuẩn bị tư tưởng của từng người, từng nhóm xã hội trước những sự kiện phát sinh. Nếu quần chúng được chuẩn bị trước về tư tưởng, thái độ thì dư luận sẽ diễn biến theo hướng tích cực và ngược lại.

Bên cạnh đó, nếp suy nghĩ, tính cách, thái độ sống của mỗi người cũng tác động rất lớn đến tính chất của dư luận. Nếp suy nghĩ chủ quan, phiến diện sẽ đưa tới những phán đoán sai lệch và phát sinh những dư luận không đúng. Nếp suy nghĩ văn minh, khách quan, ít bị chi phối bởi những cảm nhận cá nhân sẽ dẫn đường cho những dư luận đúng đắn.

Trình độ phát triển của cộng đồng cũng là một nhân tố tác động không nhỏ đến dư luận. Nếu cộng đồng là một khối thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động thì sẽ hình thành dư luận nhanh chóng, đúng đắn và có giá trị giáo dục. Nếu cộng đồng phân hóa, chia rẽ, không thống nhất về tư tưởng thường sẽ phát sinh nhiều luồng dư luận khác biệt, thậm chí đối lập nhau, rất khó kiểm soát và điều hướng.

Chung quy lại, dư luận cũng giống như tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên đời, đều tồn tại song song hai mặt đối lập: tích cực và tiêu cực. Dư luận không phải điều sai trái, không phải đều đáng bị lên án, phê phán và bài trừ khỏi xã hội. Dư luận tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta – những người tạo ra dư luận có giữ được cái đầu lạnh để đưa ra những đánh giá khách quan nhất về một sự kiện nào đấy hay không. Những dư luận đúng đắn và được kiểm soát tốt sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội, sẽ là tiếng nói của cộng đồng để lên án, bài trừ những tệ nạn và bảo vệ cho những người yếu thế.

Qua nội dung chia sẻ trên, mong rằng bạn đã hiểu được dư luận là gì và các vấn đề xung quanh về thuật ngữ này.

Trang Đoàn