Vi phạm bản quyền phạt bao nhiêu

Hình ảnh là loại hình tác phẩm được công chúng sử dụng phổ biến nên rất dễ xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền. Để khắc phục và hạn chế việc vi phạm bản quyền hình ảnh, mức xử phạt cho hành vi này được quy định khá cao.

Bản quyền hình ảnh là gì?

Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP còn giải thích rõ về tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử hoặc các phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ theo quy định này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn hiện hành không đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ bản quyền hình ảnh nhưng từ các quy định trên có thể hiểu đơn giản, bản quyền hình ảnh là việc ghi nhận quyền tác giả đối với những tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử hoặc các phương pháp kỹ thuật khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền này được công nhận dù tác phẩm đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Vi phạm bản quyền phạt bao nhiêu

Vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Chương II Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức sau:

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

Biện pháp khắc phục hậu quả

1

Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng

(Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

2

Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

(Khoản 1 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

Chỉ trong vài năm trở lại đây, những nền tảng xuyên biên giới đồng loạt cho ra đời các ứng dụng mới, trong đó nổi bật là Tiktok với việc tạo những video clip ngắn đang thu hút một lượng lớn người dùng, góc độ nào đó họ cũng chính là độc giả của báo chí, và việc vi phạm bản quyền lại chuyển sang hình thức mới mà theo nhiều chuyên gia nhận định - có vẻ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Hàng loạt những video clip hình ảnh, âm thanh mà những thông tin bị cắt cúp, sao chép, làm méo mó, sai lệch thông tin, không chỉ gây thất thu lớn về mặt kinh tế cho các đơn vị nắm giữ bản quyền và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của nhiều cơ quan báo chí chính thống.

Năm 2022, theo nghiên cứu của Media Partners Asia, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực, sau Indonesia và Philippines về tỷ lệ vi phạm bản quyền trên không gian số, nhưng tính theo đầu người, Việt Nam đứng số 1 với khoảng 15,5 triệu người xem bất hợp pháp. Tình trạng các tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền báo chí là khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với các tổ chức truyền hình.

Vi phạm bản quyền phạt bao nhiêu
Một video trên kênh YouTube giả mạo VTV1 với lượt view hơn 2,7M.

Nói về thực trạng vi phạm bản quyền của Đài truyền hình Việt Nam (THVN), ông Nguyễn Thanh Vân - Phó trưởng Ban Kiểm tra, Đài THVN cho biết, rất nhiều đơn vị sử dụng chương trình truyền hình của Đài THVN mà không xin phép, thỏa thuận. Khi tiếp phát sóng chương trình của Đài THVN, nhiều nơi đã tự ý cắt quảng cáo hoặc chèn quảng cáo của mình vào. Các chương trình truyền hình đặc sắc như The voice, Đồ rê mí, Gặp nhau cuối năm…, VTV đã phải mất chi phí bản quyền và sản xuất cực kỳ tốn kém, nhưng bị sao chép và phát tràn lan trên Internet thậm chí in thành băng đĩa bán trên thị trường.

"Một số cơ quan Truyền hình thu chương trình của Đài, nhất là các chương trình giải trí trên kênh VTV3 để phát lại trên kênh sóng của họ. Nhiều những chương trình phải chi kinh phí lớn mua bản quyền, đặc biệt là trên hệ thống Pay TV, nhưng lại bị một số cá nhân, tổ chức phát sóng khác thu lại để phát sóng mà không trả phí bản quyền. Trong lĩnh vực Internet, sự vi phạm bản quyền các chương trình của VTV là rất nghiêm trọng", ông Nguyễn Thanh Vân nêu rõ.

Theo ông Vân, các chương trình gameshow, thể thao, phim truyền hình đang lần lượt là "nạn nhân" của vấn nạn vi phạm bản quyền trên môi trường số. Theo đó, những bộ phim truyền hình bị xé nhỏ, cắt vụn, cùng ghi chú gây sốc để câu view. Hiện tại có khoảng 200 trang web chiếu phim vi phạm bản quyền, với hàng trăm triệu lượt xem mỗi năm, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng từ tiền quảng cáo. Để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, tội phạm liên tục nghĩ ra nhiều hình thức mới để đánh cắp bản quyền như livestream, streaming và loại hình mới nhất là review phim.

Ở lĩnh vực thể thao, tất cả các giải thể thao trên thế giới đều có thể được xem lậu qua gần trăm trang web vi phạm bản quyền. Tính riêng giải Ngoại hạng Anh, trong quý đầu năm 2023 đã có hơn 4 triệu lượt xem lậu tại Việt Nam. Ông Vân cho biết: "Một hình thức táo tợn xuất hiện những ngày gần đây, là tội phạm còn tấn công vào trang web của cơ quan nhà nước, để kết nối tới các trang cá độ bóng đá".

Vi phạm bản quyền phạt bao nhiêu
Ông Nguyễn Thanh Vân - Phó trưởng Ban Kiểm tra, Đài THVN cho biết, vi phạm nội dung trên môi trường số không chỉ là thiệt hại nặng nề về vật chất, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài. (Ảnh: Sơn Hải)

Số liệu của Công ty Kantar Media Việt Nam cho thấy nghịch lý: Dự kiến, trong năm 2023, “miếng bánh” quảng cáo ở thị trường Việt Nam dành cho các cơ quan báo chí chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng. Doanh thu liên quan đến khai thác nội dung báo chí như quảng cáo đang “chảy” về các trang web, trang điện tử, các tài khoản mạng xã hội sao chép sản phẩm báo chí với trị giá khoảng 80.000 tỷ đồng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng nền tảng mạng xã hội, ứng dụng video sử dụng tràn lan thông tin và sản phẩm báo chí để sau đó thu lời từ quảng cáo.

"Các nội dung của VTV bị vi phạm bản quyền, đăng tải lậu bởi rất nhiều trang xem video hằng ngày, hằng giờ. Các cá nhân làm clip chèn logo cũng như nội dung video của VTV để tạo niềm tin, quảng cáo thuốc đông y và ứng dụng cá cược, không chỉ là thiệt hại nặng nề về vật chất, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài. VTV từng bị các đối tác sở hữu bản quyền phát sóng các chương trình giải trí, thể thao hấp dẫn từ chối đàm phán chuyển nhượng vì không thể ngăn chặn hiệu quả việc vi phạm bản quyền”, ông Vân nhấn mạnh.

Xử lý vi phạm còn chưa đủ nghiêm khắc

Theo ông Nguyễn Thanh Vân, tình trạng các tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền báo chí là nghiêm trọng, đặc biệt đối với các tổ chức truyền hình. Tuy nhiên, việc xử lí các trường hợp vi phạm còn chưa đủ nghiêm khắc và toàn diện.

Điều này đòi hỏi VTV nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung cần chủ động đầu tư các công cụ rà quét hiện đại và xây dựng đội ngũ nhân sự giàu chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đặt ra yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc từ cơ quan quản lý Nhà nước và sự nỗ lực của các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet.

Về mặt pháp lý, nhà báo Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP.HCM cho rằng, mức phạt cho hành vi vi phạm bản quyền hiện nay là rất thấp, chưa đủ sức răn đe, cần sửa mức quy định theo hướng tăng mức xử phạt hành chính về vi phạm quyền tác giả để tăng sức răn đe với các hành vi vi phạm bản quyền.

Vi phạm bản quyền phạt bao nhiêu
Lợi dụng uy tín, thương hiệu của VTV, clip chèn logo cũng như nội dung video của VTV để tạo niềm tin, quảng cáo thuốc đông y và ứng dụng cá cược.

Cụ thể, nhà báo Nguyễn Đức Hiển dẫn chứng, theo Nghị định số 131/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định số 28/2017 thì hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm chỉ bị phạt tiền từ 3-10 triệu đồng. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định chỉ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả chỉ bị phạt tiền từ 10-30 triệu đồng.

Hoặc theo Nghị định 119/2020 quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

"Đây là những con số không ăn thua, mức xử phạt hiện nay là rất thấp. Tôi nghĩ rằng, phải tăng lên gấp 3, 5 lần thậm chí gấp 10 lần thì may ra sẽ có tính răn đe mạnh hơn đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm", nhà báo Nguyễn Đức Hiển cho biết.

Theo ông Hiển, có một điều cản trở các cơ quan báo chí thực hiện quyền bảo vệ mình là, để xử phạt đối tượng vi phạm thì phải kiện, phải tố giác và chứng minh. Mà quãng đường đó có khi còn tốn thời gian và tiền bạc hơn nhiều so với mức bồi thường có thể nhận được. Nhiều cơ quan báo chí hiện nay chỉ dừng ở mức hoặc bỏ qua, hoặc gọi điện yêu cầu nơi xâm hại bản quyền gỡ nội dung, hoặc tác giả là phóng viên ca cẩm trên facebook.

"Nếu giờ chúng tôi đi kiện một hành vi vi phạm, thay vì phạt 30 triệu đồng mà phạt lên 500 triệu đồng, thì chắc chắn ngay cả khi các cơ quan quản lý chưa vào cuộc, chỉ cần luật sư của mình làm việc với luật sư bên kia, họ sẽ phải đàm phán để có mức bồi thường theo thoả thuận và họ cũng không dám vi phạm", ông Hiển nêu vấn đề.

Ông Nguyễn Đức Hiển nhận định, mức phạt quá thấp khiến người bị xâm hại thấy “không đáng”. Nó tạo ra cảm giác đối với bên xâm hại lẫn nạn nhân rằng chuyện đó không cái gì to tát. Lâu dần, cách hành xử như phạm luật, kém văn minh được coi là bình thường. Chưa kể, với những tác phẩm vị xam hại "thô bạo" bởi nhiều đối tượng, cơ quan báo chí hoàn toàn không đủ sức để đấu tranh, tự bảo vệ.

Xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả báo chí trong môi trường số là vô cùng khó khăn

Theo luật sư Trần Thị Khánh Hương, Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp lý - Truyền thông Hà Nội, với sự phát triển của khoa học công nghệ mở ra nhiều cơ hội mới trong cách thức thể hiện, truyền đạt, phân phối, hưởng thụ tác phẩm, các hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng vì vậy mà ngày càng tinh vi và đa dạng hơn, không chỉ các hành vi trực tiếp xâm phạm quyền tác giả mà bao gồm cả các hành vi gián tiếp tạo tiền đề cho việc xâm phạm quyền tác giả.

Bà Trần Thị Khánh Hương cho biết, khi bị vi phạm bản quyền báo chí, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, các cá nhân, tổ chức bị vi phạm có quyền có thể lựa chọn biện pháp tương ứng để bảo vệ quyền tác giả của mình. Có thể tự mình sử dụng biện pháp dân sự - tự thỏa thuận, hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp hình sự và biện pháp hành chính để xử lý tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.

Vi phạm bản quyền phạt bao nhiêu
Luật sư Trần Thị Khánh Hương, Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp lý - Truyền thông Hà Nội. (Ảnh: ICT)

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

"Song, việc xác định mức thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề gặp nhiều khó khăn trên thực tế, và việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả báo chí trong môi trường Internet còn khó khăn hơn rất nhiều", luật sư Trần Thị Khánh Hương nhận định.

Bà Trần Thị Khánh Hương dẫn chứng, đơn cử như trường hợp một tác phẩm báo chí được lưu trữ và cho phép truy cập trái phép trên mạng Internet, có thể sử dụng công cụ kỹ thuật để đếm được bao nhiêu lượt người truy cập để xem hoặc download tác phẩm đó một cách trái phép trên một website cụ thể. Trong trường hợp này, nếu giả định việc xem trực tuyến hoặc tải tác phẩm đó đã được định sẵn cho mỗi lần truy cập thì có thể tính được sơ bộ thiệt hại mà chủ sở hữu quyền tác giả bị mất trên thực tế.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều trường hợp tác phẩm được sao chép trái phép từ một website, sau đó tiếp tục được đưa lên các website khác hoặc được các cá nhân chia sẻ với nhau. "Rất khó kiểm soát được số lượng người truy cập trái phép trong trường hợp trên. Cơ sở để đánh giá mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh đối với lĩnh vực quyền tác giả cũng đặc biệt khó khăn - vì việc sử dụng tác phẩm phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố, tâm lý của công chúng, nhu cầu của công chúng", bà Hương nói.

Theo luật sư Hương, pháp luật dân sự và pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định chế định bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm bản quyền báo chí, đó chính là cơ sở để các chủ thể có quyền lấy căn cứ để tự thỏa thuận hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ đề nghị mức trách nhiệm bồi thường, đồng thời cũng nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật.