Vì sao các nước phải ký hiệp định nam cực

Ngày 28/1/1820, đoàn thám hiểm của Nga do Thaddeus Bellingshausen và Mikhail Lazarev dẫn đầu đã khám phá ra Nam Cực. Sự tồn tại của nơi này chỉ được suy đoán trước đó.

Dưới đây là 20 sự thật thú vị ít người biết về vùng đất cực nam lạnh giá này.

Nam Cực có tên miền riêng trên Internet là "aq".

1. Ở Nam Cực, có thời kỳ chỉ những người đã nhổ răng khôn và cắt ruột thừa mới có thể tới làm việc. Thực tế là các cuộc phẫu thuật trên không thể thực hiện tại các trạm ở Nam Cực. Do đó để làm việc ở đây, các thành viên của đoàn nghiên cứu cần phải loại bỏ răng khôn và ruột thừa ngay cả khi chúng hoàn toàn khỏe mạnh, phòng khi xảy ra sự cố vượt quá khả năng xử lý.

2. Nam Cực là nơi khô hạn nhất trên Trái đất. Hay đúng hơn, thung lũng McMurdo khô hạn nằm ở đây và một số khu vực đã không thấy mưa hay tuyết trong 2 triệu năm qua.

3. Giống như nhiều quốc gia, Nam Cực có tên miền riêng trên Internet là aq.

4. Cách đây 53 triệu năm, Nam Cực ấm đến mức những cây cọ mọc trên bờ biển, và nhiệt độ không khí cao trên 20 độ C.

5. Tháng 12/2013, Metallica tổ chức một buổi hòa nhạc ở châu Nam Cực, trở thành ban nhạc đầu tiên trên thế giới biểu diễn ở tất cả các lục địa. Để không làm ảnh hưởng đến hệ động vật địa phương, buổi hòa nhạc được tổ chức dưới một mái vòm bảo vệ đặc biệt, và khán giả nghe nhạc qua tai nghe.

6. Từ năm 1960 đến 1972, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Nam Cực hoạt động tại Trạm McMurdo, trung tâm nghiên cứu và định cư lớn nhất do Mỹ sở hữu.

7. Nam Cực có trạm cứu hỏa riêng. Nó thuộc về nhà ga McMurdo và sử dụng những nhân viên cứu hỏa chuyên nghiệp nhất.

Trạm cứu hỏa ở Nam Cực thuộc về nhà ga McMurdo.

8. Bất chấp điều kiện khắc nghiệt, 1.150 loài nấm đã được tìm thấy ở Nam Cực. Chúng thích nghi hoàn hảo với nhiệt độ cực thấp và thời gian đóng băng, rã đông kéo dài.

9. Về mặt kỹ thuật, cả 24 múi giờ đều có mặt ở Nam Cực, vì ranh giới của chúng hội tụ tại một điểm ở cả hai cực.

10. Không có gấu trắng ở Nam Cực. Để nhìn thấy chúng, bạn sẽ phải đến Bắc Cực hoặc các nước khác như Canada.

11. Có một quán bar ở Nam Cực. Và nó được đặt tại nhà ga "Akademik Vernadsky" của Ukraine.

12. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trên Trái đất là âm 89,2 độ C, ghi nhận ở Nam Cực tại trạm Vostok của Nga vào ngày 21/7/1983.

13. Châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 trên thế giới. Lãnh thổ của nó là 14 triệu km2.

14. Khoảng 99% diện tích Nam Cực được bao phủ bởi băng. Các khối băng lớn của lục địa này thường được gọi là tảng băng.

15. Độ dày băng trung bình ở Nam Cực là 1,6 km. Nam Cực chứa khoảng 70% tổng lượng nước ngọt trên Trái đất.

16. Các dãy núi xuyên Nam Cực chạy qua toàn bộ lục địa và chia nó thành phần phía Tây và phía Đông. Rặng núi này là một trong những ngọn núi dài nhất thế giới - chiều dài 3.500 km.

Trạm Vostok của Nga trên Nam Cực.

17. Sự tồn tại của lục địa Nam Cực không hề được khám phá cho đến năm 1820. Trước đó, người ta cho rằng đây chỉ là một nhóm đảo.

18. Ngày 14/12/1911, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực và cắm lá cờ của quốc gia mình ở đó. Ông cũng trở thành người đầu tiên đến thăm cả hai cực của hành tinh.

19. Kết quả của cuộc đàm phán bí mật vào ngày 1/12/1959 là 12 quốc gia ký Hiệp ước Nam Cực, quy định việc phi quân sự hóa khu vực Nam Cực và sử dụng nó cho các mục đích hòa bình riêng. Ngày nay, hơn 50 quốc gia là thành viên của Hiệp ước.

20. Ngày 7/1/1978, công dân Argentina Emilio Marcos Palma là người đầu tiên trong lịch sử được sinh ra ở Nam Cực. Người ta tin rằng sự kiện này nằm trong kế hoạch của chính phủ Argentina khi họ cử một phụ nữ mang thai đến trạm Esperanza, sau đó đòi quyền đối với một phần lãnh thổ Nam Cực./.

Cách đây 60 năm, Hiệp ước Nam cực được ký kết vào ngày 1.12.1959 tại Washington (Mỹ) giữa 12 quốc gia có quan tâm lớn đến châu lục băng giá không người bản địa, trở thành thỏa thuận quốc tế về kiểm soát vũ trang đầu tiên trong Chiến tranh lạnh.

Đến nay, có 54 quốc gia tham gia hiệp ước cùng các thỏa thuận liên quan trong Hệ thống Hiệp ước Nam cực (ATS). Trong đó, có các điều khoản nhằm ngăn ngừa xung đột, cấm hoạt động quân sự, cấm khai khoáng, thúc đẩy hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học tại Nam cực “chỉ vì mục đích hòa bình”.

Tham vọng gia tăng

Theo tờ The Guardian, đến nay có 7 nước tuyên bố chủ quyền đối với một phần Nam cực gồm Úc, Argentina, Chile, Pháp, Na Uy, New Zealand và Anh, trong đó có một số tuyên bố chồng lấn và tất cả đều không được công nhận. Tuy nhiên, các nước chưa bao giờ xảy ra xung đột với nhau.

Tuy nhiên, theo trang Lawfare, Trung Quốc đang ngày càng thể hiện tham vọng đối với vùng đất băng giá này. Các nhà khoa học cho rằng Nam cực chứa nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khoáng sản bên cạnh nguồn cá dồi dào và trữ lượng nước ngọt nhiều nhất trái đất là các khối băng. Trong khi đó, ATS cho phép các bên đàm phán lại vào năm 2048. Dù thời gian tương đối dài và công nghệ hiện tại còn giới hạn, nhiều nước được cho là đang âm thầm triển khai kế hoạch tiến đến Nam cực, khi một quan chức cấp cao quân đội Mỹ mới đây cảnh báo rằng sự cạnh tranh tại châu lục này đang cận kề.

Trong những năm qua, Trung Quốc có tốc độ gia tăng hiện diện nhanh nhất tại Nam cực với dự án xây căn cứ thứ 5 đang được xúc tiến. Nước này còn đóng tàu phá băng mới, xây dựng đường băng và đẩy mạnh du lịch đến đây.

“Bên cạnh đó, một số bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể đã vi phạm thỏa thuận với các hoạt động quân sự và phát triển không thông báo, giống như việc bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông”, theo chuyên gia David Fishman từng nghiên cứu tại Viện Brookings.

Theo Giáo sư Anne-Marie Brady tại Đại học Canterbury (New Zealand), Trung Quốc xem Nam cực là “kho báu tài nguyên” vô cùng quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tại cuộc họp thường niên các thành viên Công ước về bảo tồn nguồn lợi ở biển Nam cực (CCAMLR) tại Úc vào năm ngoái, Trung Quốc cùng với Nga và Na Uy là 3 nước bỏ phiếu chống lại việc thành lập 3 khu bảo tồn đại dương, dù EU cùng 21 nước bỏ phiếu ủng hộ.

Kế hoạch nhằm biến 3 khu vực với tổng diện tích 1,8 triệu km2 thành các khu bảo tồn nhiều loại sinh vật như chim cánh cụt, cá voi sát thủ, cá voi xanh và hải cẩu báo với thỏa thuận cấm săn bắn và thăm dò, khai thác dầu khí. Kế hoạch một lần nữa không được thông qua tại cuộc họp kín vào tháng 10.

Theo bà Brady, Trung Quốc coi vấn đề lãnh thổ và tài nguyên ở Nam cực theo kiểu “ai đến trước thì được phục vụ trước” và có thể dùng những cơ chế không chính thức để bành trướng ở lục địa này như đặt địa danh, lập căn cứ và đổ tiền vào nghiên cứu.

Cuộc thám hiểm toàn nữ lớn nhất

Theo tạp chí Forbes, chương trình Homeward Bound do 2 chuyên gia Úc sáng lập vừa đưa 100 phụ nữ từ 33 nước đến thám hiểm Nam cực, trở thành chuyến đi toàn phụ nữ lớn nhất đến lục địa này.

Đoàn rời thành phố Ushuaia (Argentina) vào ngày 22.11 và sẽ thăm 10 căn cứ, trạm nghiên cứu trong 3 tuần. Chương trình nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong ngoại giao khoa học và hành động chống biến đổi khí hậu.

Tin liên quan

1. Khái quát về nam cực

Việc nghiên cứu và chinh phục Nam cực khởi đầu vào thế kỷ XVIII và các nhà thủy thủ-khoa học Nga đã khám phá ra châu Nam cực trong cuộc thám hiểm 1819 -1821.

Cũng như Bắc cực, đối với Nam cực cũng có nhiều quốc gia đưa ra yêu sách để thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ, chẳng hạn:

- Sắc lệnh Hoàng gia Anh vào các năm 1908 và 1917 quy định các đảo và lãnh thổ nằm giữa kinh tuyến tây 20° và 50° từ vĩ tuyến 56° xuống phía Nam là “vùng phụ thuộc” thuộc quyền quản lý của Thủ tướng - toàn quyền thuộc địa Anh ở daoFalklend.

- Pháp đưa yêu sách lãnh thổ tại Nam cực vào năm 1924, khi vùng đất Adel được tuyên bố nằm dưới quyền quản lý của Thống trưởng toàn quyền Madagaska. Năm 1938, Pháp tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng đất này và cuối cùng vào năm 1955 tuyên bố thành lập lãnh thổ hải ngoại của Pháp bao gồm Pawen, Amstecdam, Kvoze và Kergenlen.

Tiếp nữa là một số nước như Chi Tê (tuyên bố 1940), Achentina (1940) cũng có yêu sách đối với Nam cực. Cùng với các yêu sách đó là sự xuất hiện của Học thuyết “Khu vực Nam cực” mà đỉnh của khu vực này là điểm cực nam, đường ranh giới bên cạnh là các kinh tuyến, đáy là bờ biển của các nước tiếp giáp hoặc là đường vĩ tuyến.

2. Chế độ pháp lý quốc tế Nam cực

Ngày 15/10/1959, tại Wasinghton, Hội nghị quốc tế về Nam cực đã được khai mạc với thành phần tham dự bao gồm các nước Áo, Achentina, Bỉ, Anh, Niu-Di-Lân, Na Uy, Liên Xô (cũ), Mỹ, Pháp, Chi Lê, Nam Phi và Nhật Bản. Các nước đã thông qua Hiệp ước về Nam cực, xác lâp chê' độ pháp lý quốc tế của Nam cực, Cùng với Hiệp ưởc về Nam cực 1959, các biện pháp có hiệu lực trong khuôn khổ hiệp ước, các điều ước quốc tế khác có mối quan hệ với hiệp ước Nam cực và các biên pháp có hiệu lực trong khuôn khổ các hiệp ước nêu trên (như Công ước bẳo vệ tài nguyên sinh vật biển của Nam cực 1980, Công ước về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực 1988...) tạo thành hệ thống hiệp ước về Nam cực để điều chỉnh chế độ pháp lý quốc tế Nam cực.

Đoạn 1 Điều 1 Công ước quốc tế Nam cực 1959 quy định:

“Nam cực được sử dụng chỉ hoàn toàn vào mục đích hoà bình. Nghiêm cấm các hoạt động mang tính chất vũ trang như xây dựng các căn cứ, công trình quân sự, không được phép tiến hành các hoạt động vũ trang cũng như việc thử bất cứ loại vũ khí nào”.

Như vậy, Nam cực và các vùng trong giới hạn 60 vĩ độ nam là vùng được sử dụng vào mục đích hoà bình. Điều 5 của Công ước nghiêm câm làm phát nổ vũ khí hạt nhân và nghiêm cấm việc thải các chất phóng xạ xuống khu vực biển Nam cực.

Đối với các yêu sách lãnh thổ của các nước đưa ra, Công ước không làm ảnh hưởng gì đến những yêu sách này nhưng cũng không công nhân các yêu sách đó mà trên thực tế là “ướp lạnh” các yêu sách này.

Để bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, Công ước năm 1980 đã thành lập ủy ban bảo vệ tài nguyên sinh vật biển Nam cực, ủy ban soạn thảo và áp dụng hệ thống giám sát và kiểm soát cồng tác bảo vệ này.

Công ước về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực năm 1988 bao trùm hiệu lực lên châu Nam cực, cũng như các đảo, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển Nam cực. Công ước quy định thành lập ủy ban tài nguyên khoáng sản Nam cực. Ngày 04/10/1991 tại kỳ họp thứ XI của Hội nghị tư vấn đặc biệt cùa Công ước Nam cực đã thông qua Nghị định thư bảo vệ môi trường liên quan đến Hiệp ước Nam cực 1959. Điều 2 của Nghị định thư đã quy định rõ Nam cực được xác định là khu vực bảo tồn thiên nhiên dành cho hoà bình và khoa học. Nghị định thư 1991 còn quy định hệ thống các nguyên tắc bảọ vệ thiên nhiên. Bên cạnh đó, các phụ bản của Nghị định thư còn quy định các hoạt động được phép hoặc không được phép việc sản xuất và loại bỏ các chất thải, vấn đề chống ô nhiễm môi trường biển.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Video liên quan

Chủ đề