Vì sao có ít phần mềm chạy trên hệ điều hành Linux số Windows

Hệ điều hành Linux là gì?

Khái niệm hệ điều hành Linux

Định nghĩa hệ điều hành

Hệ điều hành là tập hợp các chương trình phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm trên máy tính. Các hệ điều hành máy tính phổ biến hiện nay: hệ điều hành Linux, hệ điều hành Windows, hệ điều hành MacOS.

Hệ điều hành Linux

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Đây là một phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.

Thuật ngữ “Linux” được sử dụng để chỉ Nhân Linux.

Linux cũng đồng thời được sử dụn rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành tương tự Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các công cụ GNU, cũng nhưcác bản phân phối Linux. Ngày nay, Linux được phân ra làm nhiều nhánh như: Ubuntu, Linux Mint, Fedora… Được sử dụng thông dụng nhất hiện nay đang là Ubuntu.

Lịch sử ra đời của hệ điều hành Linux

Cha đẻ của Linux là một người Phần Lan – nhà khoa học máy tính Linus Torvalds.

Phiên bản Linux đầu tiên được ông viết vào năm 1991, khi chỉ là một sinh viên của Đại học Helsinki. Trong 3 năm làm việc miệt mài, ông đã cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành Linux hiện nay.

Hệ điều hành Linux được sử dụng như thế nào?

Mọi phiên bản của hệ điều hành Linux đều quản lý tài nguyên phần cứng, khởi chạy và xử lý các ứng dụng, cũng như cung cấp một số dạng giao diện người dùng. Nhờ có cộng đồng phát triển khổng lồ và có nhiều phiên bản, Linux gần như đã thâm nhập vào các tác vụ của lĩnh vực máy tính. Ví dụ, Linux đã nổi lên như một hệ điều hành phổ biến cho các máy chủ web như Apache và các hoạt động mạng, các tác vụ tính toán khoa học đòi hỏi các cụm máy tính khổng lồ, chạy cơ sở dữ liệu,..

Tương tự như các hệ điều hành khác, Linux cũng cung cấp một môi trường trung gian để người dùng có thể giao tiếp với phần cứng máy tính và thực hiện các công việc của mình. Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng mã nguồn mở, hệ điều hành đem lại nhiều sự thoải mái hơn cho người dùng, đặc biệt các lập trình viên, nhà phát triển.

Hệ điều hành Linux phù hợp với đối tượng người dùng nào?

Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng Linux. Có thể bạn cũng đã từng tiếp xúc qua Linux, cho dù bạn có biết hay không. Theo một khảo sát, có đến 2/3 số trang web hiện nay được tạo bởi các máy chủ chạy Linux. Nhiều thiết bị mà bạn có thể sở hữu, chẳng hạn như điện thoại và máy tính bảng Android và Chromebook, thiết bị lưu trữ kỹ thuật số, máy ghi video cá nhân, máy ảnh có thể đang được chạy Linux. Xe ô tô của bạn cũng có Linux phía dưới mui xe.

Ngay cả Microsoft Windows cũng có liên quan hệ điều hành này. Các công ty và cá nhân chọn Linux cho máy chủ của họ vì hệ điều hành này an toàn, linh hoạt và nhận nhiều hỗ trợ tuyệt vời từ một cộng đồng lớn người dùng.

Linux là gì? Tại sao lập trình viên nên biết cách sử dụng Linux

Chào các bạn,

Cái tên Linux chắc bạn nghe nhiều rồi nhỉ, và có thể bạn đã biết Linux là tên một hệ điều hành máy tính được các lập trình viên yêu thích, thế nhưng bạn mới chỉ nghe vậy thôi, chứ tại sao các lập trình viên lại yêu thích hệ điều hành này thì bạn chưa biết, có phải vậy không? Nếu đúng thì … bạn thật giống mình ngày trước. Trước kia, khi nghe các “developer nhà người ta” khuyên rằng “là lập trình viên thì nên biết cách dùng Linux” mình cũng rất tò mò, không hiểu cái OS này có gì hay ho mà lại được họ ca ngợi như vậy. Mình cũng có bỏ công tìm hiểu, thì chỉ thấy họ nói: Linux nhẹ, Linux linh hoạt, Linux miễn phí,… nhưng tưng đó lý do là chưa đủ để mình cảm thấy “thích” hệ điều hành này, phải mãi cho tới khi…

Cho tới khi đi làm, vì công việc mà bắt buộc phải sử dụng tới Linux để phát triển dự án, mình mới hiểu được lý do tại sao các developer tiền bối lại khuyên vậy. Cụ thể lý các do là gì, mình xin được chia sẻ lại qua bài viết ngắn gọn này.

Mục lục

  • I. Linux và các bản phân phối của Linux
    • 1.1 Linux là gì?
    • 1.2 Các bản phân phối của Linux
  • II. Tại sao lập trình viên nên biết cách sử dụng Linux?
    • 2.1 Các server phần lớn đều sử dụng hệ điều hành Linux
    • 2.2 Là môi trường lý tưởng cho các công nghệ Open Source
    • 2.3 Có ứng dụng CLI mạnh mẽ
  • III. Một số lưu ý về Linux
    • 3.1 Nếu bạn chuyên làm các stack liên quan tới Windows, biết Linux có thể không giúp ích cho bạn
    • 3.2 Linux không phù hợp với các ứng dụng văn phòng hay thiết kế
    • 3.4 Sao chỉ thấy so sánh Linux với Windows vậy, sao không thấy so sánh với MacOS?
  • IV. Cài đặt Ubuntu để nghịch

#1. Về lịch sử phát triển

Linux được bắt đầu như một dự án cá nhân của một sinh viên người Phần Lan tên là Linus Torvalds, mục đích ban đầu là để tạo ra một nhân hệ điều hành miễn phí hoàn toàn.

Linux miễn phí và là mã nguồn mở ngay từ khi mới ra đời – năm 1991. Linux bắt đầu như một dự án “chỉ làm cho vui”, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một trong những dự án mã nguồn mở lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Ban đầu, Linux theo giấy phép riêng của nó có hạn chế về hoạt động thương mại. Sau đó, dự án đã thông qua GPLv2. Tìm hiểu thêm về loại giấy phép này trên Wikipediatại đây!

Còn đối với Windows, phiên bản Windows 1.0 của Microsoft được phát hành vào năm 1985 và không giống như Linux, nó là một sản phẩm mã nguồn đóng hoàn toàn được Microsoft bán theo chương trình cấp phép.

#2. Về xử lý, can thiệp vào mã nguồn

Có lẽ, điểm khác biệt lớn nhất của 2 mã nguồn này là khả năng truy cập và chỉnh sửa mã nguồn. Bạn có thể chỉnh sửa, thay đổi các tính năng đối với Linux, nhưng với Windows thì không.

Linux được cấp phép GNU Public License nên nó cho phép người dùng truy cập mã nguồn đến tận lõi của hệ điều hành.

Theo Wikipedia thì:GNU General Public License, viết tắt GNU GPL hay chỉ GPL) là giấy phép phần mềm tự do được sử dụng rộng rãi, đảm bảo cho người dùng cuối tự do chạy, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ phần mềm.

Còn đối với hệ điều hành Windows thì chắc chắn là không rồi, chỉ trừ khi bạn là kỹ sư trong nhóm phát triển hệ điều hành Windows, còn không thì bạn không có quyền truy cập vào mã nguồn này. Nó được bảo mật vô cùng cẩn thận !

Tính mở của Linux có cả ưu điểm và nhược điểm, một mặt nó cho phép người dùng chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm và hệ điều hành nhanh hơn.

Nhưng mặt khác, nó cũng cho phép các nhà phát triển truy cập vào mã nguồn, nhiều kẻ xấu sẽ tìm kiếm và lợi dụng các lỗ hổng để phát tán các phần mềm độc hại đến người dùng.

Trên Windows, điều này là không thể, nhưng không có nghĩa là nó an toàn 100% nhé. Một lần nữa, với một người sử dụng bình thường thì họ thường không quan tâm đến việc liệu họ có xem được mã nguồn tạo nên hệ điều hành mà họ đang sử dụng hay không.

Mà quan trọng nhất đối với họ vẫn là trải nghiệm sau khi đã hoàn tất việc cài đặt tất tần tật, tít tìn tịt các chương trình, phần mềm… mà hỗ trợ cho công việc của họ thôi. Có đúng không ạ.

Nếu bạn đang cân nhắc để thay đổi hoặc mua một chiếc laptopmới, thì việc xem xét lựa chọn hệ điều hành nào là điều không thể bỏ qua. Với 3 hệ điều hành phổ biến hiện nay là Mac, Windows và Linux, đâu là lựa chọn thích hợp?

1 Windows - Hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay.

Nền tảng hệ điều hành này được ra mắt năm 1985 bởi Microsoft. Đã có nhiều phiên bản thông dụng như Windows XP, Windows 7, Windows 8 và Windows 10 hiện nay.

Ngoài ra, các phiên bản khácWindow 98, Windows 2000, Windows Vista, Windows Sever,… đã góp phần tạo nên một Windows thống lĩnh thị phần desktop, trở thành hệ điều hành thông dụng với người dùng trên toàn thế giới.

Với định hướng thiên về các tác vụ giải trí, làm việc văn phòng với kho ứng dụng đồ sộ và khả năng thích nghi cao với nhiều dòng máy tính trên thị trường, Windows giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn khi mua máy tính và sử dụng hệ điều hành này.

  • Được nhiều nhà sản xuất phần cứng ưa chuộng: Hầu hết các nhà sản xuất máy tính hiện nay đều lựa chọn trang bị cho sản phẩm của mình hệ điều hành Windows, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều lựa chọn thương hiệu hơn khi mua máy tính, chẳng hạn nhưAsus, Acer, HP, Dell,...
  • Kho ứng dụng phong phú:Windows được trang bị kho ứng dụng phong phú phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong môi trường văn phòng, giải trí, có thể dễ dàng giả lập các ứng dụng trên Android hoặc iOS.
  • Đa dạng mức giá để lựa chọn: Dù bạn muốn mua những chiếc laptop giá rẻ hay những dòng cao cấp thì đều có thể trải nghiệm hệ điều hành Windows. Hệ điều hành này phủ kín mọi phân khúc giá, cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn.

  • Vấn đề vi phạmbản quyền:Hiện nay số lượng hoặc tỷ lệ người sử dụng Windows "lậu" rất cao, đặc biệt ở Việt Nam. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng như mất dữ liệu, thông tin cá nhân, ảnh hưởng hiệu suất làm việc của thiết bị,...
  • Vấn đề bảo mật: Do được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới nên Windows là mục tiêu ưu tiên của nhiều "hacker" nổi tiếng, phần lớn các phần mềm có chứa virus đều được sinh ra dành cho Windows.
  • Hỗ trợ nâng cấp chưa thực sự tối ưu: Microsoft thường tung ra các bản cập nhật bổ sung, đi kèm với đó là những yêu cầu về phần cứng. Nếu cấu hình laptop không đủ mạnh, thiết bị đó sẽ không thể cập nhật bản nâng cấp mới này.

2Hệ điều hành MacOS độc quyền của Apple

MacOS thường được gọi vui là "Hệ điều hành không phải ai muốn sử dụng cũng được".Điều này phản ánh giá cả khá "chát" của các thiết bị sử dụng MacOS so với máy tính sử dụng Windows.

Hệ điều hành này được ra mắt vào năm 1984, tính đến nay đã trải qua khá nhiều bản nâng cấp với tên gọi gắn với các con vật họ nhà mèo:Cheetah, Puma, Jaguar, Panther, Tiger, Leopard, Snow Leopard, Lion,…

Là một thành phần trong hệ sinh thái khép kín của Apple nên MacOS có khả năng tối ưu rất tốt với các thiết bị từ nhà Táo, cho khả năng vận hành mượt mà và ổn định.

  • Độ ổn định, bảo mật cao:Applehạn chế cấp quyền cho bên thứ ba can thiệp vào hệ điều hành của họ, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề bảo mật cũng như các tác nhân làm chậm hệ thống, đảm bảo trải nghiệm trơn tru nhất.
  • Tương thích với hệ sinh thái của Apple:Apple xây dựng một hệ sinh thái mà ở đó, người dùng có thể kết nối các thiết bị với nhau một cách dễ dàng. Người dùng Apple có thể sử dụng các ứng dụng iPhone, iPad ngay trên chiếc MacBook của họ.

  • Kho ứng dụng không phong phú: Dưới hệ sinh thái khép kín, Apple kiểm soát rất chặt chẽ các ứng dụng trước khi đưa lên cửa hàng ứng dụng, dẫn đến kho ứng dụng khá "hẻo" cho cộng đồng người dùng MacOS.
  • Giá thành cao, khó tiếp cận:"Giá đắt" dường như đã trở thành nét đặc trưng cho các sản phẩm của Apple nên sẽ khó khăn cho người dùng hơn để có thể sở hữu một chiếc MacBook. Ngoài ra, các nhà sản xuất khác cũng không chọn MacOS làm hệ điều hành chạy trên thiết bị của họ.

3 Linux - Hệ điều hành mã nguồn mở dành cho lập trình viên

NếuWindows nổi bật ở sự dễ sử dụng, cân bằng về mọi mặt,MacOSnổi trội ở sựkhó tính thìLinux lại là một hệ điều hànhcó thể thay đổi và sửa chữa bởi bất kỳ ai.

Lần đầu tiên ra mắt bởi người cha đẻLinus Torvalds vào năm 1991 sau 3 năm trời làm việc liên tục - mọi thứ bắt đầu khi ông còn là sinh viên đại học Helsinki. Linux với môi trường làm việc mở, hệ điều hành này đã có các phiên bản tiếp theo được phát triển bởi các cộng đồng người dùng.

Đây là một hệ điều hành phát hành miễn phí cho người dùng và bất kỳ ai đều có thể sửa chữa hoặc thay đổi.

Hiện nay, có rất nhiều nhánh của HĐH này được phát triển nổi tiếng trên thế giới như:Ubuntu, Fedora, Linux Mint,...từ các công ty hoặc từ cộng đồng cùng nhau chia sẻ phát triển, nhưng phổ biến nhất là Ubuntu.

  • Bản quyền: Nếu bạn là một người có nguyên tắc và chú trọng đến vấn đề bản quyền thì đây là lựa chọn thích hợp. Linux được phát triển miễn phí cho người sử dụng và dựa trên nền tảng mã nguồn mở.
  • Sử dụng ứng dụng miễn phí: Bạn vẫn có thể làm việc văn phòng qua ứng dụng OpenOffice và LibreOffice chuyên nghiệp như trên Microsoft Office trên Windows mà không phải mất tiền cho phí bản quyền và nhiều ứng dụng khác.
  • Linux linh hoạt và bạn có nhiều lựa chọn: Để phù hợp với mục đích sử dụngbạn có nhiềuphiên bản miễn phí được chia sẻ miễn phí từ cộng đồng sử dụng Linuxchính vì nó có thể sửa chữa bởi bất kỳ ai. Ví dụ các phiên bản:Ubuntu sử dụng tương tự Windows,Lubuntu thường dùng máy tính cũ, có cấu hình không cao.

  • Độ bảo mật cao: Cộng đồng người dùng Linux rất tập trung vào việc sửa lỗ hổng để đảm bảo tính an toànkhiến virus gần như không thể hoạt động trên nền tảng HĐH này. Chính vì thế, đây sẽ là một lựa chọn hệ điều hành lí tưởng cho người dùng chuộng tính năng bảo mật.

  • Hoạt động mượt trên laptop giá rẻ: Nếu bạn đang sở hữu chiếc máy tính có cấu hình yếu thì cũng đừng lo ngại, vì sự đa dạng của cộng đồng người dùng hệ điều hành này nên sẽ không thiếu các phiên bản dành cho máy tính đời cũ hoặc cấu hình yếu.
  • Kho ứng dụng ít:Mặc dù có các phiên bản giả lập và phần mềm hỗ trợ chạy trên Linux nhưng vì đây là hệ điều hành dành cho lập trình viên, điều này sẽ gây khó khăn cho một số người dùng mới vì bạn phải tìm những bài viết hướng dẫn mỗi khi muốn chạy một ứng dụng nào đó.
  • Hỗ trợ Drivers còn hạn chế:Một số nhà sản xuất không phát triển drivers hỗ trợ chạy trên nền tảng Linux, do đó, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm.

  • Khó làm quen: Nếu bạn đã quen thuộc với Windows thì sẽ mất một thời gian để quen thuộc với giao diện và cách sử dụng hệ điều hành Linux.

Lưu ý: Bài viết cung cấp cái nhìn dựa trên một số tính năng của từng loại hệ điều hành, bạn cần cân nhắc nhu cầu của mình, như mục đích dùng laptop và khả năng chi trả trước khi lựa chọn hệ điều hành thích hợp cho mình.

Tham khảo một số Laptop đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Hệ điều hành Linux là gì? Ưu điểm và nhược điểm của HĐH Linux

chaupm
1756
04-07-2018

Trong thế giới của các hệ điều hành thì người ta vẫn đang chứng kiến sự bành trường thế lực của Microsoft Windows và Mac OS trong suốt nhiều năm qua. Vậy nếu như Microsoft Window và Mac OS đã tốt như vậy thì tại sao người ta lại còn cần đến một sản phẩm thay thế khác như hệ điều hành Linux.

Kho phần mềm của Linux vẫn còn hạn chế

Bạn cần điều gì ở một hệ điều hành? Đối với phần đông người dùng, câu trả lời hẳn là tính dễ sử dụng và tính tương thích. Chúng ta sẽ đề cập tới tính dễ sử dụng sau, còn bây giờ, ta hãy bàn về tính tương thích.

Trước hết, bạn hãy liệt kê danh sách những phần mềm bạn thường dùng hàng ngày. Sau đó, hãy cùng xem liệu những phần mềm này có được hỗ trợ chính thức trên Linux hay không:

  • Adobe Photoshop
  • Microsoft Office
  • 7-Zip
  • Final Cut Pro
  • Outlook
  • IrfanView

Và còn rất nhiều phần mềm khác mà chúng ta có thể kể thêm. Nhưng nói đến đây, có lẽ bạn đã hiểu. Linux chưa được các nhà phát triển hỗ trợ những phần mềm dù là phổ biến nhất mọi người thường dùng. Mặc dù cũng có một vài cách khắc phục hoặc dùng những phần mềm giả lập như Wine, nhưng nó thường có lỗi vặt và không ổn định lắm.

Nếu bạn đánh giá cao việc Windows có lượng ứng dụng khổng lồ với gần như mọi phần mềm bạn cần, chắc hẳn bạn sẽ không muốn chuyển sang Linux.

Lỗi vặt

Trước hết, tôi phải thừa nhận rằng Windows không hoàn hảo. Hệ điều hành này vẫn còn những lỗi vặt. Nhưng Windows 10 hiện nay đang chạy trên hơn một tỷ thiết bị trên toàn cầu (Theo Microsoft). Và phần lớn mọi người không gặp phải những vấn đề khi sử dụng.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì Microsoft có một lượng ngân sách khổng lồ và họ thuê hàng trăm người với công việc duy nhất là kiểm tra và tinh chỉnh hệ điều hành. Linux thì không. Ngay cả những bản phân phối được sử dụng rộng rãi nhất thực chất cũng chỉ được tạo ra bởi một nhóm người nhiệt huyết, với nguồn kinh phí eo hẹp.

Ảnh minh hoạ: ITProPortal.

Với những người thạo kỹ thuật, lỗi trên Linux có thể không phải là vấn đề. Họ có đủ kiến thức để tự chẩn đoán và tự khắc phục sự cố. Song đối với những người dùng thông thường, việc phải khắc phục sự cố Linux sẽ là một gánh nặng.

Nếu 77% các máy tính trên thế giới bắt đầu chạy hệ điều hành Linux vào ngày mai, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ thấy vô số bài đăng phàn nàn về những thứ không hoạt động trên Linux so với Windows.

Hỗ trợ Drivers

Windows thường nhận được các drivers mới từ các hãng đầu tiên, và theo sau là macOS. Còn Linux, nếu may mắn thì chúng sẽ nhận được một số ít drivers. Do đó, cộng đồng Linux đã phát triển các drivers mã nguồn mở đi kèm với các bản phân phối Linux.

Tôi không có ý chê trách những người đã tạo nên những drivers mã nguồn mở như vậy; họ đang làm một công việc tuyệt vời. Nhưng sự thật là các drivers này thường không được hoàn thiện hoặc thiếu các tính năng. Và bởi vì họ không có sự hỗ trợ chính thức của công ty mẹ, họ sẽ không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào nếu lỡ như các drivers này không hoạt động.

Một lần nữa, đó không phải là vấn đề đối với những người yêu thích Linux – việc khắc phục lỗi là thú vui của họ. Nhưng đó sẽ là cả một vấn đề đối với những người dùng thông thường – những người chỉ đơn giản là cần một chiếc máy tính hoạt động bình thường.

Games

Game có lẽ là lý do lớn nhất khiến nhiều người không chọn Linux. Và điều này cũng dễ hiểu. Nhiều trò chơi không bao giờ xuất hiện trên Linux, bởi các nhà phát triển không thấy đáng để bỏ thời gian hỗ trợ hệ điều hành này.

Mặc dù Linux hiện nay đã có nhiều Game hơn, bởi Steam hiện đang cố gắng tạo ra các bản port cho Linux, nhưng nó vẫn còn cách một khoảng cách rất xa so với Windows. Và một game thủ chuyên nghiệp chắc chắn sẽ không thể chịu đựng nổi cuộc sống trên Linux.

Thiết bị ngoại vi

Điều này có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề xung quanh việc chơi game. Ngay cả khi các trò chơi yêu thích của mình đã có thể chạy trên Linux, thì vẫn có khả năng cao là bạn sẽ không thể điều khiển Game bằng các thiết bị ngoại vi hiện có của mình.

Vấn đề thiết bị ngoại vi không chỉ xảy ra với việc chơi game. Ngay cả những thứ thiết yếu như card Wi-Fi của bạn cũng có thể gặp rắc rối khi bạn cài đặt một bản phân phối Linux nào đó. Bạn có thực sự muốn dành hàng giờ để tìm kiếm các câu lệnh và các nguồn chỉ để cho máy có thể kết nối mạng không? Một lần nữa, đối với hầu hết mọi người, câu trả lời là không.

Linux phức tạp hơn Windows

Tôi không nói về bố cục của desktop hay vị trí các cài đặt khác nhau, bởi người dùng mới có thể làm quen với chúng chỉ trong vài ngày. Điều đáng nói là về việc sử dụng hệ điều hành hàng ngày. Nếu bạn đã sử dụng Linux lâu năm, thì chắc chắn nó có vẻ đơn giản. Đối với một người nào đó đến từ thế giới “mì ăn liền” của Windows, ngay cả những thứ đơn giản như cài đặt một chương trình cũng khiến họ đau đầu nghiên cứu. Bởi nó không trực quan.

Ảnh minh hoạ: Fossbytes.

Khi một gã khổng lồ công nghệ chọn Linux làm nền tảng – như Google và Chrome OS – kết quả có thể đáng kinh ngạc. Nhưng các bản phân phối Linux mà bạn có khả năng sẽ cài đặt thì thường không dễ sử dụng được như vậy.

Đọc thêm: Tại sao bạn nên lựa chọn một trình duyệt riêng tư ?

1 BÌNH LUẬN

  1. Hùng Hảo 13/02/2022 vào 21:27

    Thông tin rất hữu ích

    Trả Lời

BÌNH LUẬN Hủy trả lời

Bình luận:
Vui lòng nhập bình luận của bạn
Tên:
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Email:
Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác!
Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây
Website:

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

Video liên quan

Chủ đề