Vì sao gót chân bị đau

Trong đời ai cũng đã từng ít nhất có 1 lần bị đau xương gót chân trái và gặp phải không ít phiền hà trong chuyện đi lại. Vậy đau gót chân trái là bệnh gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để hiểu rõ hơn về căn bệnh này để tìm biện pháp ngăn ngừa và điều trị nhé.

Đau gót chân trái là bệnh gì?

Bàn chân là bộ phận giúp chúng ta giữ thăng bằng và thực hiện chức năng di chuyển, vận động. Do thường xuyên phải hoạt động nên bộ phận này dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Vì sao gót chân bị đau

Bệnh đau gót chân

Đau gót chân đôi khi lan rộng sang đến hết cả bàn chân khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu. Tình trạng này có thể kèm theo sự sưng hoặc phù nề ở khu vực chân, màu gót chân bị ửng đỏ. Người bệnh mỗi khi di chuyển thì cảm giác đau nhức sẽ lại càng tăng thêm.

Đau gót chân trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới,… Nhưng thường gặp nhất là viêm cân gan bàn chân.

Những nguyên nhân gây ra đau gót chân trái thường gặp

Nguyên nhân hay gặp nhất gây đau vùng gót chân trái là do tổn thương phần mềm vùng gót chân. Có thể gặp ở những nguyên nhân như sau:

1. Viêm gân gót chân

Vì sao gót chân bị đau

Viêm gân gót

Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi bước đi. Viêm gân gót thường hay tái phát, nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ luôn có nguy cơ đứt từng phần hoặc đứt hoàn toàn gân gót.

2. Viêm gân bàn chân

Thường gặp viêm những gân bám tận trên xương gót.

3. Gai xương gót chân

Gai xương gót giống như là một tấm dây chằng che phủ cơ, mạch máu, thần kinh. Đây là nguyên nhân gây đau ở gót chân mà nhiều người gặp phải nhất.

Vì sao gót chân bị đau

Gai xương gót

4. Bệnh Haglund

Bệnh Haglund gây nên do sự cọ xát giữa giày dép và xương gót. Bệnh biểu hiện bằng đau phía sau gót, gặp chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Đôi khi, bệnh còn kèm theo phì đại lồi củ sau xương gót.

Những đối tượng hay bị đau gót chân trái

Đau khớp gót chân là bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu, nhóm những người sau thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao hơn:

– Người phải thường xuyên phải mang vác nặng.

– Người thường xuyên đi bộ đường trường.

– Những người làm các công việc mà có yêu cầu phải đứng lâu.

– Người thừa cân.

– Người bị dị dạng bàn chân.

Vì sao gót chân bị đau

Người hay mang vật nặng sẽ dễ bị đau gót chân

– Phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối, thai lớn cũng dễ bị đau khớp gót chân.

– Người mẫu, ca sĩ, diễn viên… thường phải đi giày cao gót.

– Vận động viên thể thao có các động tác tác động mạnh, thường xuyên lên phần gan chân như: Bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh…

Cách phòng ngừa và điều trị tình trạng đau gót chân trái

Hiểu được nguyên nhân của đau gót chân trái thì chúng ta dễ dàng có những biện pháp phòng ngừa để tránh gặp phải căn bệnh này. Dưới đây là một số cách phòng tránh đau gót chân có thể tham khảo:

– Giảm cường độ luyện tập các môn thể dục thể thao và tốt nhất là nên nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.

– Áp dụng các bài tập kéo giãn gân gót để đẩy lùi tình trạng căng vùng cân gan bàn chân.

– Ngâm chân với nước ấm đã hòa một chút muối và 3 lát gừng mỏng giúp các cơ nơi bàn chân được thư giãn hiệu quả.

– Nên chọn cho bản thân một đôi giày phù hợp: có độ cao vừa phải, mang giày dép mềm và có tấm lót,… và đặc biệt là tránh đi chân không.

Vì sao gót chân bị đau

Hạn chế mang giày cao gót để phòng ngừa đau gót chân

Đau khớp gót chân luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người, bệnh này không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển mà các biến chứng về sau cũng rất khó lường. Do đó, khi gặp các triệu chứng của bệnh đau gót chân trái dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chữa trị tại nhà mà vẫn không khỏi. Thì hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên ngành tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp càng sớm càng tốt ngay khi các triệu chứng đau thốn gót chân trái làm phiền bạn thường xuyên mà không thể tự khắc phục.

Chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót. Đau gót chân khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, do đó, cần phải biết nguyên nhân đau do đâu và điều trị sớm để giúp bệnh nhân tránh khỏi phiền toái do bệnh gây nên.

Vì sao bị đau gót chân?

Như thường lệ, chị Tr.T.H. chọn đôi giày cao 5cm để đi. Nhưng hôm ấy, chị xỏ chân vào giày xong, khi đứng lên thấy đau nhói ở vùng sau gót chân, không thể bước đi được. Chị vội bỏ giày ra, tập thử vài động tác mới thấy rõ gót chân mình bị đau nhiều hơn khi đưa bàn chân cao lên hoặc đưa mũi chân chúc xuống. Tình trạng đó tăng dần lên, sau vài ngày thì chị đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm bao hoạt dịch gân gót.

Trường hợp viêm bao hoạt dịch gân gót chị H. mắc phải chỉ là một trong số rất nhiều bệnh liên quan đến đau gót chân mà nguyên nhân gây bệnh lại cũng rất nhiều. Thường gặp nhất của đau vùng sau gót chân bao gồm viêm gân gót (viêm gân Achille) và viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm cân gan chân là nguyên nhân hay gặp nhất của đau mặt dưới gan chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. Khi hoạt động, các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Ở những người có bề mặt gan chân bất thường, ví dụ quá phẳng hoặc quá lõm hoặc béo phì, làm nghề phải đi bộ lâu hay đứng lâu... là những yếu tố thuận lợi gây ra chứng đau gan chân.

Vì sao gót chân bị đau

Vị trí đau gót chân.

Dấu hiệu nào cho biết bị bệnh?

Khi bạn thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường, sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi thì đó chính là dấu hiệu bị bệnh ở gót chân. Lúc này, bạn cần đi khám để biết được mình bị đau do nguyên nhân gì để được điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh. Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Nếu đau gót chân thông thường mà không được điều trị kịp thời có thể có diễn biến xấu hơn, dưới đây xin nêu ra một số hậu quả của bệnh đau gót chân và phương pháp điều trị:

Gai xương gót là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Gai xương gót thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau ở gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà lại không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót cũng tương tự như điều trị viêm cân gan chân và hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.

Hội chứng đường hầm cổ chân mắc phải do chèn ép dây thần kinh chầy sau dẫn đến đau hay rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân. Về điều trị phải tùy theo nguyên nhân, nhưng có thể dùng các loại thuốc bao gồm thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiêm corticoid tại chỗ hay các biện pháp phẫu thuật giải phóng chèn ép.

Đau vùng mặt sau gót chân hay gặp nhất là viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm gân gót hay gặp ở những người vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt những người trước kia là vận động viên. Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. Những yếu tố thuận lợi khác dễ gây viêm gân gót như thay đổi giày đi, thay đổi chế độ luyện tập, ví dụ tăng lượng vận động. Về điều trị: ngưng những hoạt động gây đau, chườm đá tại chỗ, tập bài kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá, đi giày dép có tác dụng nâng gót ở cả hai chân và có phần cứng bảo vệ gót chân, vật lý trị liệu như nhiệt nóng bằng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn.

Một trong những nguyên nhân khác gây đau gót chân là do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, dẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô mỡ đệm ở gan chân. Thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hết, thuốc giảm đau thông thường hay chống viêm giảm đau cũng có tác dụng tốt.

Tóm lại, đau gót chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị đau, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.