Vì sao hải dương bùng dịch

Theo đánh giá của ông Triệu Thế Hùng, tình hình dịch Covid-19 tại Hải Dương những ngày qua diễn biến phức tạp với số ca mắc mới liên tục tăng cao. Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, các cấp, các ngành cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, nhất là khi biến chủng Omicron đã xuất hiện và có khả năng lây lan nhanh tại Việt Nam.

Thông tin từ ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương cho biết, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng mạnh từ ngày 01/01/2022 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 13.000 ca mắc. Trong một tuần nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần (từ 29/1 đến 4/2), toàn tỉnh ghi nhận 2.219 ca mắc, số ca mắc tương đương với 2 tuần trước đó. Đặc biệt, trong 3 ngày từ 05-07/2, toàn tỉnh có 1.892 ca, riêng ngày 08/2, có 1.245 ca mắc mới. Trong số các ca mắc Covid-19 đang điều trị, có 27 bệnh nhân nặng, 2.820 bệnh nhân đang điều trị tại nhà.

Vì sao hải dương bùng dịch
Ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Hải Dương

Tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine đạt 98,71%, trong đó, 96,25% đã được tiêm đủ 2 mũi, 27,81% đã được tiêm 3 mũi. Tỷ lệ người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi: 99,11%, trong đó 92,72% đã tiêm 2 mũi. Ngành y tế nhận định sau kỳ nghỉ tết số ca mắc Covid-19 sẽ tăng hơn do sự di chuyển của người dân tăng cao, tiếp xúc phức tạp, nhất là người dân về quê ăn tết ở các địa bàn có dịch bệnh phức tạp mà không phải xét nghiệm bắt buộc. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức xét nghiệm cho người lao động trước khi quay trở lại làm việc nên khả năng phát hiện ra các trường hợp F0 mà không có triệu chứng cũng tăng lên.

Theo đó, ông Hùng đã yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 các cấp tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch ở mức độ cao nhất. Tăng cường công tác kiểm soát việc phòng chông dịch trong hoạt động lễ hội đầu năm, các nơi không đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch không được tổ chức lễ hội và các hoạt động tập trung đông người. Kiểm tra chặt chẽ các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ khách sạn, thực hiện đầy đủ nghiêm túc thông điệp 5K. Các sở, ngành, địa phương hạn chế tổ chức hoạt động đông người không cần thiết, công chức, viên chức, đảng viên gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, không tham gia tụ tập liên hoan sau Tết.

Vì sao hải dương bùng dịch
Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch ở mức độ cao nhất. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Hải Dương

Tăng cường phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục và trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ngoài việc xét nghiệm Sars-CoV-2 theo qui định, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của học sinh, phụ huynh và người lao động: Tất cả các trường hợp nghi mắc, hoặc có các triệu chứng của bệnh phải tự giác ở nhà và khai báo y tế ngay với cơ quan, đơn vị và y tế địa phương, tuyệt đối không được đi học, đi làm để giảm thiểu tối đa các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất và đóng cửa trường học.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu ngành y tế và các địa phương đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng mùa xuân theo kế hoạch số 302/KH-UBND. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi, ưu tiên tiêm mũi 3 đối với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và những công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự chuẩn bị nhập ngũ. Ngành y tế cũng cần chuẩn bị đủ cơ số thuốc và vật tư y tế phục vụ điều trị bệnh, đảm đảm bảo tính mạng và sức khỏe và nhân dân, không để bị động, lúng túng, bất ngờ khi xuất hiện các biến thể mới.

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cùng một số sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với Công ty CP FPT để triển khai ứng dụng phần mềm quản lý và điều trị F0 tại nhà. Theo đó, hiện ứng dụng trên đã viết xong và sắp tới sẽ được cho chạy thí điểm. Khi triển khai đồng loạt, Công ty CP FPT sẽ miễn phí dịch vụ trong thời gian đầu.

Các F0 cách ly tại nhà hoặc người chăm sóc F0 tải ứng dụng miễn phí từ App Store hoặc Google Play, cài đặt trên điện thoại thông minh để có thể cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày và nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ các cấp chính quyền. F0 cách ly tại nhà hoặc người thân chọn chức năng “Đăng ký” (với lần đầu) hoặc “Khai báo” tại phần “Đăng ký thông tin và nhận hỗ trợ gói chăm sóc y tế dành cho F0 cách ly tại nhà” trên màn hình trang chủ, tiếp theo chọn loại khai báo là “Theo dõi sức khỏe tại nhà” hằng ngày.        

Khi khai báo thông tin sức khỏe, người dân cần lưu ý cung cấp chính xác số điện thoại di động, địa chỉ nơi đang ở để lực lượng y tế cấp xã có thể tiếp cận và hỗ trợ một cách nhanh nhất. Ngoài ra, người dân có thể tra cứu danh bạ điện thoại theo địa phương tại mục “Tổ phản ứng nhanh” và bấm gọi trực tiếp từ danh sách khi cần liên hệ hỗ trợ y tế khẩn cấp. Trường hợp F0 cách ly tại nhà không thể sử dụng điện thoại thông minh, người chăm sóc F0 có thể khai báo hộ trên ứng dụng hoặc gọi điện tới cán bộ trạm y tế để được hỗ trợ.

Các phiếu khai thông tin sức khỏe sẽ được trạm y tế tiếp nhận trên hệ thống Khai báo y tế điện tử. Hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn SMS trực tiếp tới số điện thoại của BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19 cấp xã khi F0 khai báo có các triệu chứng như sốt, khó thở để Ban chỉ đạo cử “Tổ phản ứng nhanh” trợ giúp cho F0 sớm nhất có thể.

Việt Nam nên đổi từ 'dập dịch' sang cứu kinh tế và sống chung với Covid?

Vì sao hải dương bùng dịch
Vì sao hải dương bùng dịch

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tiêm chủng: hình chụp 28/4 ở Hải Dương

Hôm nay 07/05/2021, tin tức nói Covid đã có mặt tại Bệnh viện K chuyên chữa ung thư ở Hà Nội.

Mặc dù đã quen với việc dịch lắng đi rồi lại bùng phát, và hầu như lần nào tâm điểm bùng phát cũng là từ các bệnh viện lớn, nhưng tin tức trên vẫn làm nhiều người rất lo lắng.

Covid bùng phát tại các bệnh viện khiến ta lo đòn đánh kép lên bệnh nhân

Lo vì người bệnh ung thư thể trạng vốn đã yếu, lại trải qua quá trình điều trị chịu nhiều loại thuốc vốn gây nhiều tác dụng phụ (trong đó phổ biến là gây suy nhược cơ thể), thì đòn đánh kép của Covid + ung thư sẽ gây ra hậu quả không lường nổi.

Hơn một năm chống chọi COVID, truyền thông Việt Nam đưa tin chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số khoảng 1.700 ca bệnh.

Covid-19: Việt Nam ráo riết chống dịch, siết chặt cách ly

Người nhập cảnh chui nhiễm Covid, Việt Nam loay hoay tìm lỗ hổng

Sau một tháng yên lành, Việt Nam có thêm 20 ca nhiễm Covid mới

Việt Nam có để kinh tế ngưng trệ vì hăng say 'dập Covid'?

Với dân số trên 100 triệu người trải dài ở nhiều địa hình phức tạp, cả hai con số kể trên được thế giới đánh giá là một kỳ tích mới của ngành y tế và chính phủ Việt Nam. Nhất là khi xem xét nó trong điều kiện thiếu thốn bác sĩ, thiết bị và thuốc men, cộng với khả năng truyền thông và nhận thức rất chênh lệch của người dân giữa các vùng.

Sẽ ra sao nếu không chỉ bệnh viện chữa ung thư mà Covid tấn công các cơ sở y tế chuyên khoa lão khoa, thận, tiểu đường, HIV…, những nơi bệnh nhân vốn đã khá "mong manh"?

Sẽ ra sao nếu COVID tấn công các cơ sở cứu trợ người già và nhà tù, nơi có điều kiện sống chật chội, dinh dưỡng kém, vệ sinh và thông khí đều hạn chế?

Nếu thế, con số tử vong chắc chắn không dừng ở 35 và tốc độ tăng cũng sẽ không nhỏ giọt như suốt hơn năm nay.

Điều đáng lo nhất, viễn tượng các cơ sở y tế ở những vùng trọng điểm sẽ quá tải về nhân lực và thiết bị y tế- cũng có thể xảy ra.

Chỉ trong hai ngày nay, nhìn vào hàng loạt mệnh lệnh liên tiếp về giãn cách, cấm các hoạt động thiết yếu, cho học sinh nghỉ học trên hàng chục địa phương khắp cả nước, người quan sát có thể hình dung phần nào quan điểm của chính phủ Việt Nam về đợt bùng dịch lần này.

Nhận diện đúng rủi ro

Xin được giới thiệu một góc nhìn khác: Covid ở Việt Nam có thể chỉ là bệnh nhẹ

Tôi đang sống ở TP HCM. Hơn một năm nay bùng đại dịch, cuộc sống của tôi gần như không thay đổi gì. Vẫn đi làm bình thường, cuối tuần đi chợ mua thức ăn. Vẫn thỉnh thoảng đi ăn tiệm, cà phê công việc hay tán dóc.

Thói quen đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, vệ sinh và mở cửa nhà cho thông thoáng, có ánh nắng thì đã hình thành từ bé, là lối sống rồi.

Miền Nam nắng nóng quanh năm, từ lâu ai ra đường cũng phải đeo khẩu trang, trước để tránh nắng đốt rám cái mặt, sau để đỡ hít bụi. Còn ôm hôn thì dân ta làm gì có thói quen ôm hôn ai? Di chuyển thì cũng gần như tuyệt đối bằng xe máy. Xe hơi thì hạ cửa sổ, chịu khó nóng tí nhưng an toàn….

Nhìn quanh, người dân cũng sống với tâm thế như vậy. Chỉ có thay đổi là tỷ lệ đeo khẩu trang nhiều hơn, rửa tay nhiều hơn. Còn thì người ta vẫn tụ tập cà phê và nhậu nhẹt gần như trước khi có dịch.

Có lẽ thời tiết nắng chan chứa và gió lồng lộng ở Việt Nam, đặc biệt ở hơn nửa dải đất từ miền Trung đổ vào vốn không có mùa đông, chính là kẻ tử thù của virus corona.

Vì sao hải dương bùng dịch
Vì sao hải dương bùng dịch

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Bãi biển Đà Nẵng

Vì theo các nghiên cứu khoa học nhất quán từ đầu mùa dịch đến giờ, các giọt bắn cực nhỏ chứa virus từ mũi họng người bệnh bắn ra, khi gặp nhiệt độ cao và môi trường thoáng khí chúng sẽ nhanh chóng khô ngay khiến con virus tiêu đời lập tức.

Trong điều kiện đặc trưng này, độc tính của virus cũng giảm nhẹ. Chúng chỉ tồn tại và lan truyền nhanh trong không gian kín, nhiệt độ thấp và không thông khí mà thôi.

Chính đặc trưng của khí hậu và lối sống của người Việt là yếu tố tự nhiên cực kỳ quan trọng bên cạnh các biện pháp khác của chính phủ khiến COVID không lan rộng và gây tử vong nhiều.

Sự thật, trước giờ các ổ dịch đều bùng phát từ trong bệnh viện. Còn ở chợ hay các bãi biển nơi người chen chúc san sát, gần như không đeo khẩu trang hay sát khuẩn tay, thì lại không có ca lây nhiễm nào.

Đợt dịch trước bùng từ hai ổ dịch trong bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Đà Nẵng. Đợt này, dịch bùng tiếp tại 6 bệnh viện (đang bị phong tỏa, gồm bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bệnh viện khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2), bệnh viện Phổi (Lạng Sơn), bệnh viện 105 Sơn Tây, bệnh viện K cơ sở Tân Triều) và có thể chưa dừng lại, trích theo báo chính thống.

Những người làm việc trong ngành y ở Việt Nam quá rõ tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo nặng nề ở tất cả các cơ sở y tế trong cả nước. Đặc biệt ở các bệnh viện công, nơi bệnh nhân luôn luôn đông, nhân viên y tế quá tải, cơ sở vật chất và khả năng chăm sóc thiếu thốn và yếu kém. Cuối cùng, chính những nơi đang điều trị bệnh nhân lại trở thành nơi lây nhiễm và phát tán bệnh ra cộng đồng.

Nhưng phong tỏa cả bệnh viện, từ chối nhận bệnh nhân mới ngay khi có một mầm bệnh trong khoa phòng nào đó liệu có phải là biện pháp tốt nhất?

Ngay từ đầu mùa dịch năm ngoái, tuy ngấm ngầm nhưng trong giới chuyên môn y tế ở Việt Nam đã hình thành hai quan điểm khác biệt.

Luồng quan điểm phổ biến và chiếm vị trí chủ đạo trên cả truyền thông lẫn thực hành, gồm các lãnh đạo Bộ Y tế và khá đông các bác sĩ đang làm việc thì tán thành cách thức chống dịch hiện tại.

Nghĩa là bất cứ khi nào, bất cứ điểm nào khi có ca dương tính thì lập tức khoanh vùng, cô lập, truy vết, cách ly ngay lập tức. Mục đích là giữ một cộng đồng "sạch", không có mầm bệnh. Phương thức này đang được thực hiện từ đầu mùa dịch cho đến hiện tại.

Luồng quan điểm thứ hai mà tôi tìm hiểu được đến từ hầu hết gồm các bác sĩ cao tuổi hơn, trong đó có nhiều chuyên gia cây đa cây đề về dịch tễ, cho rằng các biện pháp cực đoan đang tiến hành sẽ không thể có hiệu quả trong dài hạn, ngược lại gây tốn kém rất nhiều công của vì hoàn toàn thụ động đi theo đuôi con virus.

Họ cho rằng phải chấp nhận thực tế virus đã tồn tại và lưu hành trong cộng đồng, nhưng không bùng phát vì thiếu các điều kiện cơ bản. Do vậy, quan trọng nhất tất nhiên vẫn là thực hành 5K, nhưng song song đó phải dự phòng và dự báo thật tốt các điểm có nguy cơ, lập kế hoạch từ trước và đảm bảo thường xuyên việc tăng cường thông khí, vệ sinh, giãn cách… tại các nơi có nguy cơ cao như cơ sở y tế; hạn chế các hoạt động tập trung đông người trong không gian kín…

Mục đích là chống được dịch bệnh nhưng giảm thiểu thiệt hại kinh tế, duy trì đời sống bình thường nhất có thể.

Những người này đặt câu hỏi: "Nếu vẫn tiếp tục đóng cửa và bỏ hàng núi tiền ra để chạy theo cắt cơn COVID-19, nhưng sang năm lỡ có thêm con COVID-22 hoặc một mặt bệnh nào đấy đã cũ bỗng đùng đùng quay trở lại, thì tiền đâu mà lo"?

Thêm nữa, nhóm quan điểm kể trên cho rằng con số gần 1.700 người dương tính ở Việt Nam không phản ảnh đúng thực tế. Theo họ, đây chỉ là những ca phát hiện dương tính khi đến xét nghiệm ở bệnh viện hoặc khi nhập cảnh.

Nhưng với tính chất lây lan và thích nghi với tế bào vật chủ của virus cùng với việc Việt Nam không xét nghiệm rộng rãi thì số lượng người nhiễm virus nhưng không phát hiện triệu chứng, hoặc chỉ có một ít triệu chứng sau đó đã tự khỏi phải cao hơn thế rất nhiều.

Nếu chết vì Covid thấp như thế thì có đáng sợ?

Cũng lý luận như thế, họ chứng minh con số 35 người tử vong vì Covid được công bố, trong đó hầu hết là người cao tuổi và người có bệnh nền lâu năm là rất thấp so với tỷ lệ tử vong của các căn bệnh đang lưu hành khác, ví dụ bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Ví dụ, năm 2017 Việt Nam có tổng cộng 27.000 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến tiểu đường.

Vì sao hải dương bùng dịch
Vì sao hải dương bùng dịch

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một góc phố cổ Hà Nội vắng lặng do hàng quán phải đóng cửa vì dịch Covid-19

Năm 2015, mỗi ngày có 80 người tử vong do bệnh này. Với bệnh tim mạch, mỗi năm có 200.000 người tử vong -số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam….

Cuối cùng, luồng quan điểm này nhận xét: ở Việt Nam, Covid không đáng sợ như cách mà Nhà nước đang nhận định. Hơn nữa, quy luật của virus là dần dần giảm độc lực để trở thành một căn bệnh thông thường. COVID cũng không nằm ngoài quy luật này mà sẽ dần trở thành cúm mùa.

Nhà nước cần thay đổi phương thức chống dịch để tiết kiệm tiền của và nhân lực, đồng thời tỉnh táo khai thông lại nền kinh tế cho cuộc chung sống lâu dài với COVID.

Các lý lẽ nói trên hầu như không được hiện diện trên các trang báo chính thống. Chúng chỉ tồn tại trong truyền thông xã hội, các post cá nhân trên mạng xã hội facebook, các cuộc tranh luận nội bộ và bàn cãi trong các nhóm, trên mạng cũng như ngoài đời.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trong và ngoài ngành y dần đồng tình với quan điểm này, cho dù với thái độ thận trọng, theo nhiều mức độ khác nhau.

Hôm nay, hầu hết các dịch vụ có thể tụ tập đông người như nhà hàng, rạp hát, phòng gym, quán bar, karaok, vũ trường, quán game… trên nhiều tỉnh thành đã được yêu cầu đóng cửa.

Đà Nẵng còn căng hơn: quán ăn không được bán tại chỗ, chỉ được bán mang đi. Thậm chí bãi biển cũng bị đóng cửa! Trường học quay lại thời học online, cha mẹ kêu trời. Các địa điểm du lịch nháy mắt quay lại vắng tanh như chùa Bà Đanh vì làm gì còn dịch vụ mà đến nghỉ dưỡng?

Tôi cứ nghĩ mãi về các con số 35 người tử vong và gần 1.700 ca bệnh, trong những so sánh bất tận quay cuồng về thiệt hại và chung sống.

Còn quý vị?

Bài thể hiện quan điểm riêng của một cây bút tự do ở TPHCM.

Xem thêm:

Covid: Quán Hà Nội 'đóng ngoài, mở trong' có gây hiểu lầm?

Dịch Covid và câu hỏi 'Vì sao châu Âu đến nỗi này?'

Covid-19: Việt Nam ráo riết chống dịch, siết chặt cách ly