Vì sao hệ thống pháp luật Anh -- Mỹ không phân chia thành các ngành luật

Mục lụcBiên bản học nhómLời mở đầuI.Khái quát chung1. Giải thích các thuật ngữ2. Lich sử hình thành dòng họ common law3. Tiền lệ phápII.Đặc điểm của dòng họ common law1. Dòng họ common law ở Anh2. Dòng họ common law ở Mỹ3. Sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật Anh và Mỹ4. Đặc điểm chung của dòng họ common lawIII.Ưu, nhược điểm của dòng họ common lawIII.So sánh hệ thống pháp luật Anh – Mỹ với hệ thống pháp luật châu Âulục địaIII.Liên hệ ở Việt NamKết luậnDanh sách tài liệu tham khảo.Hệ thống pháp luật Anh – MỹHệ thống pháp luật Anh – Mỹ là dòng họ pháp luật lớn và cơ bản trên thế giới,nó bao gồm các hệ thống pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luậtAnh như Mỹ, Úc, Canada. Tuy là dòng họ có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh– quốc gia ở châu Âu nhưng dòng họ pháp luật này có những đặc trưng riêng,đồng thời có một số điểm khác biệt cơ bản với dòng họ pháp luật của đại đa số cácnước ở châu Âu – dòng họ Civil law.I.Khái quát chung1. Giải thích thuật ngữPháp luật: Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xửsự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chungcủa một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện phápgiáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.Hệ thống pháp luật:• Quan điểm 1: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật cómối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật,các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhànước ban hành.• Quan điểm 2: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, baogồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhauđược phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tínhchất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.Dòng họ common law:Dòng họ pháp luật này được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau: Dòng họpháp luật Anh – Mỹ; dòng họ pháp luật Anglo saxon; dòng họ pháp luật án lệ hoặcdòng họ common law.Ngày nay, thuật ngữ common law được hiểu theo nghĩa thông dụng vàthường được đặt trong mối quan hệ với luật thành văn. Với nghĩa này có các cáchdiễn đạt là: luật án lệ, luật do thẩm phán đặt ra… Nói cách khác theo nghĩa nàycommon law là luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra bằng cácphán quyết của tòa án (án lệ) và bằng tập quán pháp.Tiền lệ pháp: Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức củapháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việccủa tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyếtcho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệpháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng cácnguyên tắc mới trong quá trình xét xử. Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị tríquan trọng trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Anglo- Sacxon).Pháp luật La Mã: Luật La Mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảnghơn 2000 năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc LaMã. Các nguồn của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilisđược tái khám phá trong thời kỳ Trung cổ và mãi cho đến thế kỷ XIX vẫn đượcxem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì thế màngười ta cũng có thể gọi các luật lệ có hiệu lực trên lục địa châu Âu trong thời kỳTrung cổ và trong thời gian đầu của thời kỳ Hiện đại là Luật La Mã.Luật công bình: Luật Công bình hay Luật Công lý là các nguyên lý xây dựng và ápdụng luật được dựa trên lẽ phải, công lý là chính. Pháp điển hóa: là hoạt động củacơ quan có thẩm quyền không những tập hợp các quy phạm pháp luật theo mộttrình tự nhất định, loại bỏ các quy phạm lỗi thời mà còn xây dựng những quy phạmmới thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống đượcphát hiện, sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu lực quy phạm pháp luật… từ đó ra đờicác quy phạm pháp luật mới.2.Lịch sử hình thành và phát triển• Giai đoạn trước năm 1066Từ thế kỉ I đến thế kỉ V, đế chế La Mã thống trị nước Anh song không để lạidấu tích gì đáng kể, kể cả về mặt pháp luật. Sau thời kì này, nước Anh thoát khỏisự đô hộ của đế chế La Mã, lãnh thổ Anh chia thành nhiều miền phong kiến khácnhau, đứng đầu là các lãnh chúa phong kiến và bị chia làm nhiều vương quốc nhỏvới các hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu là ảnh hưởng từ các quytắc tập quán và thực tiễn của các bộ lạc người Giecmanh.Về pháp luật, Luật La Mã hầu như không áp dụng ở Anh, nguồn luật áp dụnglà các tập quán địa phương, chưa có hệ thống pháp luật thống nhất, tồn tại nhiềuvùng, miền khác nhau với nhiều tập quán khác nhau, những tập quán này đượcngười Anh gọi là Luật ví dụ như: Luật Dane được áp dụng ở miền Bắc, LuậtMercia ở miền Trung và Luật Wessex ở miền Tây và miền Nam. Đặc điểm của tậpquán: áp dụng theo nguyên tắc vùng, các tập quán rất đa dạng giữa các vùng, tậpquán của vùng nào chỉ áp dụng cho vùng đó Khi các bên có tranh chấp thường ápdụng tập quán địa phương để phân xử. Những người già sẽ đứng ra giải thích chínhxác các tập quán địa phương áp dụng cho các tranh chấp đó.Về tư pháp, thì có các tòa án của các lãnh chúa phong kiến với phương thứcxét xử sử dụng các yếu tố siêu nhiên, thần thánh. Sự hiện diện của nhiều hệ thốngtòa án khác nhau (gọi là các Tòa án truyền thống). Ở mỗi địa phương, đều cónhững Tòa địa hạt được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng, thực hiện việcxét xử dựa trên những tập quán địa phương. Ngoài ra, còn có Tòa án Giáo hội sửdụng luật của Giáo hội, tòa án ở các thành phố áp dụng Luật thương gia và TòaLãnh chúa áp dụng các quy tắc tập quán phong kiến. Tòa án lúc đó là những ngườidân được triệu tập để cùng giải quyết tranh chấp và nếu không xử được người tadùng phương pháp thử tội bằng việc bắt bị cáo cầm vào một miếng sắt nung đỏ,hoặc cầm một viên đá đã được ngâm trong nước sôi, hoặc hình thức thề độc. Nếuvết thương đó lành sau một thời gian xác định, anh ta sẽ bị tuyên là vô tội và ngượclại.• Giai đoạn năm 1066 đến năm 1485Đây là giai đoạn hình thành Thông luật, bắt đầu vào năm năm 1066 ngườiNorman đánh bại người Anglo – Sacxon trong trận Hastings, thống trị nướcAnh. William I vốn là một người Pháp lên ngôi vua, ông vẫn duy trì tập quán phápcủa Anh. Nhưng trên thức tế lại cố làm cho mọi người quên đi ảnh hưởng của quákhứ và xây dựng một chế độ phong kiến tập quyền nhằm nắm độc quyền trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội kể cả lĩnh vực tư pháp. Thuật ngữ luật chung xuấtphát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà vua lập ra, áp dụng các tập quánchung của vương quốc, trái ngược với những tập tục luật pháp địa phương áp dụngở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp phong kiến.Đến thời vua Henry II (1133 - 1189) là giai đoạn phát triển của một hệ thốngCommon law có tính chất quốc gia. Ông gửi các thẩm phán hoàng gia tới nắm tòaán ở các nơi. Trong nhiều thập kỉ, họ đã phải cạnh tranh với các tòa án ở địaphương như tòa án của tỉnh, tòa án giáo hội, tòa án của lãnh chúa phong kiến…Ông đưa các thẩm phán hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm và chọn lọccách thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thànhLuân Đôn và thảo luận về những cụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác.Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ, hay theo Tiếng Latinlà stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràng buộc bởi nhữngphán quyết đã có từ trước đó. Đến cuối thế kỉ XIII, các Tòa án Hoàng gia thắng thếtrong việc xét xử vì chất lượng xét xử tốt và trình độ chuyên môn cao. Dần dần,các tòa án địa phương lấy án lệ của Tòa án Hoàng gia làm khuôn mẫu. Commonlaw bắt đầu chiếm vị trí quan trọng và thu hút nhiều công việc pháp lí, mặc dùtrong một thời gian dài đã phải cạnh tranh với nhiều hệ thống pháp lí: luật tập quánđịa phương, luật thương gia hay các quy tắc tập quán phong kiến… đã tạo ra mộthệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng,Thuật ngữ "Common Law" bắt đầu xuất hiện từ năm 1154 dưới thờivua Henry II.Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba tòa án đượcvua Henry II thành lập là Tòa án Tài chính để xét xử các tranh chấp về thuế, Tòa ánthỉnh cầu Phổ thông đối với những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợicủa nhà vua và Tòa án Hoàng Đế để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếpđến quyền lợi của Hoàng gia. Đầu tiên, Tòa án Hoàng Đế có thẩm quyền kiểm trasự lạm quyền của chính nhà vua, từ đó hình thành ra nguyên tắc căn bản của luậtchung là sự tối thượng của pháp luật. Ngày nay nguyên tắc này không phải chỉ ápdụng cho vua, mà mọi hành vi của chính quyền đều có thể bị đưa ra xét xử trướctòa án.Thời kì này sự ra đời và phát triển của hệ thống trát hay là lệnh gọi ra tòa.Một người muốn kiện lên tòa án Hoàng gia phải đến Ban thư kí của nhà vua, đóngphí và được cấp trát. Trát nêu rõ cơ sở pháp lí mà bên nguyên đưa ra cho vụ việccủa mình. Hệ thống trát mang đặc trưng của pháp luật Thông luật, chứng tỏ vai tròquan trọng của các thủ tục tố tụng. Đó là điều mà giới Luật gia Anh cho rằng luậtLa Mã chỉ giúp cho việc tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho tranh chấp nhưng chưacho phép thắng kiện.Thông luật hình thành tách biệt với quyền lực lập pháp. Thông luật hìnhthành bằng con đường nội tại. Sự hình thành thông luật có tính liên tục và kế thừalịch sử pháp luật các giai đoạn trước. Nguyên tắc Stare Decisis (tiền lệ phải đượctuân thủ) được hình thành và trở thành nguyên tắc rất quan trọng trong hệ thốngthông luật. Thông luật vừa có tính cứng nhắc vừa có tính linh hoạt.• Giai đoạn năm 1485 đến năm 1832Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lý là khi Thông luậtkhông đủ sức để giải quyết một vụ việc, và người đi kiện cho rằng cách giải quyếtcủa Thông luật là chưa thỏa đáng. Chính điều này là cơ sở để xuất hiện hệ thốngmới là hệ thống pháp luật công bình , đồng thời xuất hiện thiết chế Tòa công bình,do viên Tổng chưởng lý hay Đại Chưởng ấn đứng đầu.• Giai đoạn năm 1832 đến nayĐặc điểm cơ bản của hệ thống Thông luật là dựa trên những phán quyết theotập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khimuốn nói đến việc pháp luật nước Anh không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở củaluật chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ, đây là đặc điểmcơ bản chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của La Mã –Đức.Ngày nay bên cạnh án lệ với tư cách là một loại nguồn pháp luật đặc thù củahệ thống Common Law, luật thành văn và các loại qui tắc khác cũng được coi làmột bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật này. Khi xét xử những nước theo hệthống pháp luật Common Law thường căn cứ vào hai câu hỏi lớn, đó là câu hỏi sựthật khách quan và câu hỏi về luật – theo nghĩa rộng. Trong bất cứ vụ việc nào,ngày nay khi xét xử các thẩm phán của Common Law vẫn dựa cả vào án lệ, luậtviết và những căn cứ thực tế để xét xử.3. Tiền lệ phápĐiều kiện để một bản án trở thành án lệPhải có vấn đề pháp lý: Nội dung của bản án được coi là án lệ phải liên quanđến vấn đề pháp lý.Việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này tạo ra một án lệ(một tiền lệ pháp) cho các vụ việc tương lai (thẩm phán thủ lý vụ án phải sáng tạora pháp luật khi xét xử).Phải xuất phát từ một chanh chấp hoặc một sự biến pháp lý cụ thể.b. Học thuyết về tiền lệ phápa.Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ thống pháp luật này đều ít, nhiều chi phối các luậtán lệ theo hướng: Các phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trịràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại. Học thuyếtnày được triển khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyếtcủa tòa án có giá trị ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệthống, đáng tin cậy trong việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tòa án trêntoàn quốc trong công tác xét xử.Dựa trên nguyên tắc bất thành văn stale decisis-“ tiền lệ phải được tôntrọng”Nguyên tắc:Tôn trọng quyết định của tòa cấp trênVD: nước Anh: Tòa sơ cấp- Tòa địa phương phải tuân theo án lệ của tòa cấp cao,Tòa hoàng gia, Tòa phúc thẩm, tòa tối thượng.Không buộc phải tuân theo án lệ của hệ thống tòa án khác. Những quyếtđịnh của tòa án thuộc hệ thống tòa án khác chỉ mang tính tham khảo chứ không bắtbuộc.Chỉ dựa vào cơ sở pháp lí: Những quyết định của thẩm phán trước đó dựatrên phần chứng cứ phái lí của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc.Tham khảo đối với phần bình luận:Những nhận định và phán quyết dựa trêncơ sở của thẩm phán sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án câp dưới tuân thủ nhưng cóthể được xem xét, cân nhắc.Hiệu lực bất kể thời gian: Yếu tố thời gian không làm mất đi tính hiệu lựccủa các tiền lệ.c. Việc ghi chép án lệPhải đầy đủ, chi tiết, giúp người tra cứu tìm được án lệ một cách nhanhchóng chính xác.Nội dung chính:+ Tên vụ án.+ Năm tòa án ra phán quyết đối với vụ án.+ Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ.+ Số thứ tự trang đầu tiên của văn bản ghi chép lại vụ án (đôi khi người ta sửdụng số thứ tự của trang cuối cùng).d. Thẩm quyền ghi án lệNước Anh lập hội đồng ghi chép án lệ ghi một cách trung thực tình tiết củavụ án, quan điểm của thẩm phán cùng với quyết định của tòaNguyên tắc : sau khi ghi chép thì phải được tòa án nơi đưa ra phán quyếtkiểm tra lại trước khi xuất bảne. Lưu trữ, công bố án lệLưu trữ án lệ: sau khi được ghi chép, các án lệ được lưu giữ, công bố trướccác tập báo cáo luật, sau đó được xuất bản thành nhiều kì khác nhauCông bố án lệ: được các tòa đăng tải trước các báo cáo viên, có kí hiệu quyđịnh.II. Đặc điểm của common lawDòng họ common law ở AnhSự ra đời của common lawSau triều đại William đệ nhất, nước Anh đã có nhiều hoàng đế nhưng vịhoàng đế có công lao lớn nhất trong việc thúc đẩy sự ra đời của common law, vớinghĩa là luật chung áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh là Henry đệ nhị (11541189). Henry đệ nhị là hoàng đế Anh quốc có nhiều thành tựu trong việc trị quốcvà một vài thành tựu đó là đã thể chế hóa thành common law từ việc nâng cấp cáctập quán địa phương lên thành tập quán quốc gia và kết thúc việc kiểm soát củaluật bất thành văn ở từng địa phương; để loại trừ các biện pháp cưỡng chế tùy tiệnvà phục hồi hệ thống bồi thẩm đoàn điều tra những khởi kiện hình sự và khởi kiệndân sự có cơ sở. Bồi thẩm đoàn đi đến phán quyết bằng những hiểu biết, bằng nhậnthức của mình về vụ việc chứ không thông qua việc đưa ra chứng cứ. Đây là kiểuthủ tục tố tụng rất khác với thủ tục tố tụng của hệ thống tòa án dân sự và hình sựngày nay ở Anh quốc.Henry đệ nhị đã cử các thẩm phán từ Toàn án Hoàng gia đặt tại thủ phủWestminster của Anh quốc đi giải quyết các tranh chấp ở địa phương trên toànquốc. Ban đầu, các thẩm phán giải quyết tranh chấp theo một cách thức đặc biệt,phụ thuộc vào cách họ hiểu ra sao và nhận thức như thế nào về tập quán địaphương liên quan đến vụ việc. Sau mỗi vụ án như vậy các thẩm phán thường quayvề Westminster để thảo luận về những vụ án mà họ đã xử, về tập quán pháp mà họđã áp dụng và những phán quyết mà họ đã ra. Các phán quyết đó đã được ghi chéplại, gọt giũa và sắp xếp có hệ thống. Theo thời gian một nguyên tác có tên “staredecisis” hay còn được biết đến như “rule of precedent” đã phát triển, theo đó thẩmphán có thể bị ràng buộc bởi những phán quyết của các thẩm phán khác trong quákhứ, bởi các giải thích pháp luật của những thẩm phán tiền bối. Kết quả là khi xétxử những vụ án ở thời điểm hiện tại, người thẩm phán có nghĩa vụ áp dụng nhữngnguyên tắc đã được các thẩm phán tiền bối áp dụng. Nói cách khác nếu hai vụ áncó tình tiết tương tự thì phán quyết mà toà án đưa ra phải có kết cục tương tự. Trêncơ sở áp dụng tiền lệ pháp này, các phán quyết của tòa án đã được duy trì và ngàycàng trở nên cứng nhắc đồng thời các tập quán địa phương từ thời Norman đã từngbước bị thay thế bằng tiền lệ pháp, áp dụng thống nhất trên toán nước Anh.Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống tòa án đầy quyền lực và thống nhất tớimức hạn chế được cả thẩm quyền của toà án giáo hội và đặt mình vào thế xung độtvới nhà thờ. Trong lịch sử pháp luật Anh, common law được phát triển bởi các toànán Hoàng gia đã được thừa nhận trên toàn vương quốc trong vài thế kỷ, trước khiNghị viện Anh được trao quyền lập pháp.1.a.Nếu xét về phương diện luật thành văn, triều đại Edward đệ nhất (1272 –1307) đã chứng kiến sự gia tăng của văn bản pháp luật và vì vậy, Edward đệ nhátđược mệnh danh là Justinian của Anh quốc. Sự bùng nổ về số lượng của luật thànhvăn trong giai đoạn này đã làm cho common law phát triển một cách chậm chạp.Chỉ thới thế kỷ XIX khi diễn ra cuộc cải tổ pháp luật, nước Anh mới được chứngkiến sự phát triển tương tự của luật thành văn.b. Đặc điểm của common lawThứ nhất, “common law” xuất hiện ở Anh thế kỷ XIII là hệ thống pháp luậttập trung cao độ. Sự ra đời của common law chủ yếu dựa vào ba yêu tố: (1) Cáccuộc vi hành của các thẩm phán Hoàng gia lưu động trong quá trình thực thi cônglý trên toàn lãnh thổ nước Anh; (2) Sự phát triển của chế độ phong kiến tập trungđã sản sinh ra tính bất biến trong quá trình quản lí nhà nước; (3) Tầm quan trọngngày càng tang lên của các Toà án Hoàng gia.Common law có được sự tập trung cao độ không phải bằng sự đàn áp hay phủnhận các toà án địa phương mà người khiếu kiện có thể tiếp cận thủ tục tố tụnghiện đại hơn và các giải pháp pháp lý hiệu quả hơn được khai thác và sử dụng ởTòa án Hoàng gia so với thủ tục tố tụng và giải pháp pháp lí được khai thác và sửdụng bởi các toà án địa phương.Thứ hai, các thành tố quan trọng của common law gồm: (1) những quy phạmrút ra từ những khái niệm pháp lý từ thời Anglo – Saxon và được thực thi bởi toàán hoàng gia từ thời thượng cổ; (2) Tập quán pháp dựa trên những quyền lực đượcthiết lập từ lâu đời, qua nhiều thế hệ, được phát triển và sửa đổi; (3) Các phánquyết của tòa án. Phán quyết của toà án là thành tố vô cùng quan trọng trongcommon law mặc dù những phán quyết này cũng được xây dựng dựa trên vô số tậpquán và truyền thống có từ lâu đời hay như người ta vẫn thường nói, common lawdo Tòa án Hoàng gia tạo ra từ vô số những tập quán địa phương.Trong thực tiễn,những tập quán về đất đai từ thời Anglo – Saxon và thời Norman đã định hìnhcommon law ở giai đoạn đầu khi nó mới hình thành. Tuy nhiên, chính sự phát triểncủa chủ nghĩa phong kiến Anh sau này đã quyết định bản chất của common law.Nói cách khác, common law là bộ phận pháp luật của Anh mà từ khi hình thànhcho tới trước cuộc cải cách tư pháp (1873- 1875) được thực thi bởi các Tòa ánHoàng gia. Bộ phận pháp luật này có nguồn gốc từ những tập quán cổ, được thừanhận rộng rãi và sau đó chủ yếu được thừa nhận rộng rãi và sau đó chủ yếu pháttriển và gọt giũa thong qua các phán quyết của tòa án quan nhiều thời đại.Thứ ba, common law được xem như việc luận ra hay bộc lộ pháp luật thôngqua các phán quyết được tuyên của Tòa án Hoàng gia. Vì vậy, các thẩm phánHoàng gia không chỉ được coi là những nhà làm luật mà đúng hơn là những ngườituyên bố hay bộc lộ pháp luật. Tiền lệ pháp vì vậy đóng vai trò hết sức quan trọngtrong việc xây dựng và phát triển của common law. Các thẩm phán Hoàng gia lúckhởi nghiệp nếu không giàu có và quyền thế thì sau khi hành nghề thì trở nên giàucó và quyền thế vì vai trò của họ trong xã hội và quan hệ gần gũi với Quốc vương.Họ đã làm hình thành nên đội ngũ thẩm phán của Nhà vua, gồm những thẩm pháncó phẩm chất xuất sắc, được tuyển chọn lựa kĩ lưỡng. Rất ít người trong số cácthẩm phán này được học luật dân sự hay luật giáo hội nhưng chính những thực tiễnđã làm cho học trở thành những thẩm phán chuyên nghiệp và common law đã đượcphát triển nhờ có đội ngũ thẩm phán này.Thứ tư, nói đến sự phát triển của common law không thể không đề cập sựphát triển của hệ thống trát. Hình thức khởi kiện hay hệ thống trát là đặc điểm quantrọng nhất của hệ thống pháp luật Anh thời trung cổ. Trong quá trình phát triển củacommon law ở Anh, hình thức khởi kiện và thủ tục tố tụng tương tụ đóng vai tròhết sức quan trọng.Trát là văn bản hành chính dưới dạng một bức thư, được chứng thực bằng dấuđóng trên trát, được dùng vào mục đích hành chính và tư pháp.Các hình thức khởi kiện: (1) Trát khởi kiện về bất động sản, được sử dụng để yêucầu tòa án giải quyết những vấn đề có liên quan tới quyền sử dụng đất đai; (2) Trátkhởi kiện cá nhân, được sử dụng để yêu cần tòa án giải quyết những vụ việc cóliên quan tới nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường thiệt hại về thương tật hay tài sản xảyra đối với bên nguyên;(3) Trát hỗn hợp dùng để khởi kiện đối với những vụ việcthuộc cả hai loại (1), (2). Ngoài ra còn nhiều hình thức khởi kiện khác.Thứ năm, đặc điểm đặc thù nhất của common law là common law khôngđược tìm thấy trong các bộ luật, đạo luật, trong các bản chuyên luận về luật của cáchọc giả pháp lý mà được tìm thấy trong các phán quyết của các thẩm phán, ghinhận lại kết quả giải quyết những tình huống có thật trong thực tiễn. Nói một cáchchính xác, common law được tìm thấy trong tập hợp tiền lệ pháp được tích lũytrong nhiều năm. Từ khi common law hình thành, người Anh đã cho rằng luật dothẩm phán làm ra không chỉ là nguồn luật duy nhất mà còn là nguồn luật quantrọng ở Anh.2. Dòng họ common law ở MỹSự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Mĩ:Ngay từ giai đoạn khởi đầu của quá trình : nội địa hóa của người Anh ở châuMỹ, hệ thống pháp luật đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của cáclục địa ở Châu Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của thực dân Anh Mỹ trong những ngày đầuđặt chân lên mảnh đất này chống chọi với thiên nhiên và sự tấn công của người dađỏ vì nhu cầu về tòa án và luật sư hầu như không nãy sinh.Một vài thuộc địa của Anh ở Mỹ như Pennsylvania và Massachusetts đidựng chế độ thần quyền trong đó mọi tranh chấp đều được quyết bởi các giáo sĩ cơđốc giáo dựa trên kinh thánh chứ chưa cần dùng tới luật sư, thẩm phán và án lệ củaAnh quốc. Từ đầu của thế kỉ XVII các thuộc địa này đã có xu hướng coi luật thànhvăn thể hiện ở hoạt động pháp điển hóa và bộ luật ở Massachusetts năm 1643 vàPennsylvania năm 82. Tuy nhiên, hoạt động pháp điển hóa này hoàn toàn không cóliên hệ nào với kĩ thuật pháp điển hóa hiện đại.Bước sang thế ki XVIII, tình hình kinh tế xã hội của các thuộc địa của Anh ởMỹ đã có những biến chuyển lên do nhu cầu giao lưu thương mại giữa các thuộcđịa này với nước ngoài và với nước mẹ Anh quốc đã tăng lên. Trước tình thế đó,chính trị thần quyền đã mất dần chỗ đứng ở các thuộc địa này, đồng thời một tầnglớp luật sư gồm những người đã từng tốt nghiệp các cơ sở đào tạo luật sư ở Londontừ trước khi di cư sang châu Mỹ đã bắt đầu hành nghề ở các thuộc địa mới này.Cùng với sự hiện diện và hoạt động của các luật sư Anh, sách luật từ Anh quốccũng dần dần được sử dụng phổ biến ờ các thuộc địa, đặc biệt là cuốn “Bình luậnvề pháp luật Anh” của Blackstone.Chủ nghĩa đế quốc của Anh vào giữa thế ki XVIII đã dẫn đến phong trào đấutranh giành độc lập ở Mỹ. Người phát ngôn của cả hai phía đều là các luật sư và cókhông dưới 25 luật sư trong số 56 người kí kết bản tuyên ngôn độc lập năm 1776.Sau khi giành được độc lập năm 1776, lí tưởng về nền cộng hoà và sự nhiệt tìnhđối với luật tự nhiên đã khuyến khích ý tưởng pháp điển hoá ở Mỹ. Trong suốt thòigian chiến tranh với người Anh cho tới tận khi kết thúc chiến tranh năm 1781, đạidiện của các nước Mỹ đã giành được độc lập đã cố gắng liên kết với nhau về mặtchính trị nhưng vẫn phải tới tận năm 1787 Công ước Philadenphia về lập hiến mớiđược kí kết với thành phần tham dự của quá nửa sổ thành viên là luật sư và đã đưara bản Hiến pháp Liên bang có hiệu lực. Hiến pháp năm 1789 đã thành lập Hợpchủng quốc Hoa Kì, từ 13 thuộc địa của Hoàng gia Anh. Tới nay, Hiến pháp Mỹvẫn còn tiếp tục có hiệu lực với một vài sửa đổi.Sau khi Mỹ giành được độc lập, đã có sự đấu tranh quyết liệt giữa hai trường phái :một ủng hộ common law của Anh và một ủng hộ pháp điển hóa. Năm 1808, NewOrleans đã tách khỏi Lousiana lúc đó và đã thông qua Bộ luật dân sự kiểu Pháp.Bất kể sự đấu tranh quyết liệt giữa hai trường phái trên, cuối cùng, hệ thống phápLuật Mỹ vẫn thuộc dòng common law, trừ New Orleans từ năm 1812 đã trở thànhmột bộ phận của bang Lousiana. Lí do là common law đã ăn sâu vào tiềm thức củangười Anh ở Mỹ vì thế khó có thể hoàn toàn dứt bỏ mô hình hệ thống pháp luậtnày.Ngày nay hệ thống Pháp luật Mỹ vẫn còn dựa trên những nguyên tắc pháp lí truyềnthống của luật án lệ của Anh nhưng vốn là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với nềnvăn hóa đa dạng và lãnh thổ rộng lớn cùng với những thay đổi nhanh chóng về xãhội và kinh tế. Mỹ đã và đang xây dựng phát triển một hệ thống pháp luật khônghoàn toàn theo chiều hướng hệ thống pháp luật của Anh.Hệ thống pháp luật hiện hữu của Mỹ hinhg thành cùng với việc soạn thảo, phêchuẩn và thi hành Hiến pháp Mỹ năm 1787 – 1789, theo đó cơ cấu tổ chức củaChính phủ liên bang và mối quan hệ giữa chính phủ liên bang và chính phủ bangđược quy định rõ. Chính phủ liên bang được tổ chức thành ba ngành: lập pháp,hành pháp và tư pháp; mỗi ngành lại tiếp tục được cơ cấu thành những đơn vị khácnhau.Cơ quan lập pháp liên bang – Quốc hội – được chia thành 2 bộ phận: Hạ nghị việnvới hơn 400 hạ nghị sĩ được tuyển cử từ mỗi quận trong từng bang, với nhiệm kỳ 2năm; Thượng nghị viện với 100 thượng nghị sĩ được tuyển cử từ 50 bang vớinhiệm kỳ 6 năm và thời điểm hết nhiệm kỳ được bố trí xen kẻ giữa các thượngnghị sĩ.Cơ quan hành pháp do tổng thống đứng đầu, với nhiệm kì 4 năm và không đượcgiữ ghế quá 2 nhiệm kì. Tổng thống có quyền tham gia vào quá trình làm luật và cóquyền phủ quyết đối với dự luật đã được Nghị viện thông qua; và ban hành các vănbản pháp luật theo sự ủy quyền của quốc hội.Cơ quan tư pháp gồm Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm và các Tòa án cấp quận.Ngoài ra còn có một số Tòa án chuyên biệt trong hệ thống Tòa án liên bang.Mỗi bang của Mỹ đều có chính phủ và hiến pháp riêng mặc dù hầu hết hiến phápcủa các bang được soạn thảo theo mô hình hiến pháp liên bang, với cùng cơ cấu tổchức chính phủ ban và những quyền dân sự cũng như quyền công dân tương tựnhau giữa các bang. Hầu hết hệ thống tòa án của bang gồm 3 cấp. Quyền lập phápđược phân chia giữa cơ quan lập pháp của liên bang và các cơ quan lập pháp củabang. Nếu có sự xung đột giữa luật của bang và luật Liên bang, luật Liên bang sẽđược áp dụng.3. Sự khác biệt của hệ thống pháp luật Anh – MỹGiữa hai hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ có một số khác biệt điển hình:Một là trong hệ thống pháp luật Mỹ có sự phân chia giữa luật Liên bang và luậtcủa các bang mà ở Anh không có sự phân chia này do cơ cấu chính trị đơn nhất củaAnh.Hai là hệ thống tòa án Mỹ cũng được tổ chức khác với hệ thống tòa án củaAnh, thể hiện sự tồn tạo của hệ thống tòa án kép, gồm hệ thống tòa án lien bang vàhệ thống tòa án bang.Ba là luật hiến pháp và luật hành chính của Mỹ cũng khác với của Anh. Trongkhi Hiến pháp Mỹ thừa nhận học thuyết tam quyền phân lập theo đó ba cơ quannhà nước (luật pháp, hành pháp và tư pháp hoàn toàn đọc lập) thì ở Anh, trongnhiều thế kỉ, học thuyết này lại bị phủ nhận, thể hiện ở chỗ Thượng nghị viện Anhđồng thời là cấp xét xử phúc thẩm cao nhất trong hệ thống tòa án của Anh cho mãitới thừoi gian gần đây. Luật hành chính của Mỹ điều chỉnh cả về tổ chức và hoạtđộng của hang loạt các ủy ban ở cấp Liên bang và cấp bang mà ở Anh không hề có.Bốn là các thuật ngữ pháp lí được sử dụng ở hai quốc gia này cũng khác nhau,ví dụ thuật ngữ “high court” ở Mỹ được hiểu là tòa án tối cao trong khi đó ở Anhchỉ được hiểu là tòa án sơ thẩm có thẩm quyền xét xử những vụ việc dân sự có giátrị tranh chấp lớn và xét xử phúc thẩm đối với một số vụ việc hình sự từ tòa ánhình sự cấp cơ sở.Đặc điểm chung của common lawHệ thống pháp luật này có các đặc điểm cơ bản sau đây:Không chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã cổ đại như các nước lục địachâu Âu: Do hành chủ yếu bằng những án lệ - kết quả hoạt động xét xử của cơquan tòa án. Các hình thức tố tụng của tòa án hoàng gia được xác định theo cácdạng đơn khác nhau. Mỗi dạng đơn khác nhau sẽ nhận được những trát hầu tòakhác nhau. Mỗi loại trát hầu tòa đều có trình tự riêng xác định thứ tự các hành vi tốtụng, đại diện các bên, trình tự đưa dẫn chứng, phương thức thi hành án. Đối vớimột dạng đơn thì cần phải có bồi thẩm đoàn, đối với một dạng đơn khác thì khôngcần đến bồi thẩm đoàn nhưng cho phép chứng cứ có thể là lời tuyên thệ. Ví dụ, đơnkiện có thể bị bác bỏ nếu một số nhân chứng nhất định tuyên thệ rằng bị đơn làngười đáng tin cậy. Một số dạng đơn đòi hỏi phải có mặt bị đơn khi xem xét, mộtsố đơn khác lại không cần thiết điều đó. Trong những điều kiện như vậy thủ tục đitrước pháp luật và “pháp luật bị bó hẹp trong dòng chảy của tố tụng”. Tính phứctạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng truyền thống của hệ thống pháp luật Anglosaxon đã cản trở việc tiếp nhận luật La Mã vào lãnh thổ nước Anh.Khác với hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, hệ thống Anglo-saxon không chiathành công pháp và tư pháp: Các nhà luật học Anglo-saxon cho rằng đã là phápluật thì phải do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, do vậy công pháp hay tư phápđều thể hiện ý chí của nhà nước, việc chia pháp luật thành công pháp hay tư phápnhư các nước lục địa châu Âu chỉ mang tính chất tương đối, không có ý nghĩa gì cơbản. Nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law không có sựphân biệt giữa luật công và luật tư, trừ hệ thống pháp luật Anh. Ở Anh, việc phânbiệt hai mảng luật này là nhằm xác định thủ tục tố tụng nào cần áp dụng để giảiquyết các vụ việc có liên quan.Đây là hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ pháp luật: Việc coi trọng tiền lệ phápluật có nguồn gốc lịch sử và truyền thống tố tụng: Trước năm 1066 (trước khingười Normand – người miền Bắc nước Pháp xâm chiếm nước Anh) nước Anhchưa có hệ thống pháp luật chung. Dưới triều đại vua Wiliam đệ nhất (1066-1087)rất nhiều vị thẩm phán được nhà vua cử từ Westminster (Thủ phủ của nước Anh lúcbấy giờ) đến tất cả các vùng đất thuộc quyền cai trị của nhà vua. Ở các vùng đượcgửi đến các vị thẩm phán đã áp dụng những tập quán và luật pháp của vùng để xétxử các vụ án thuộc thẩm quyền của mình. Sau thời gian làm việc nhất định các vịthẩm phán được nhà vua triệu tập trở lại Westminster để thảo luận những vấn đềtập quán và lập pháp của vùng mình đã áp dụng xét xử. Trong quá trình thảo luậncác vị thẩm phán đã trao đổi kinh nghiệm xét xử và đã đưa ra những vụ án mà họcho là điển hình, mang lại công bằng, công lí trong xã hội. Những bản án này saukhi được hội nghị thẩm phán thừa nhận là bản án nguyên tắc sẽ trở thành á lệ ápdụng cho các vụ việc tương tự về sau trên toàn bộ lãnh thổ nước Anh. Thuật ngữcommon law (thông luật) xuất hiện từ đó. Common law là dòng họ pháp luật trò đó4.các hệ thống pháp luật trực thuộc ít, nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luậtAnh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyếttiền lệ pháp.Hệ thống pháp luật Anglo-saxon bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật(common law) và luật công bình (equity): Nếu tiền lệ pháp luật hình thành từ cácán lệ thì luật công bình hình thành trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, công lí.Thẩm phán trò các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law đóng vai tròquan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật. Pháp luật Anhkhông được pháp điển hoá như pháp luật của các nước thuộc dòng họ civil law;nước Anh không có những bộ luật chứa đựng toàn bộ những quy phạm pháp luậtđiều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thì nào đó. Theo quan điểm phổ biến củangười Anh, luật thành văn mặc dù được thừa nhận là nguồn luật ở Anh nhưng thựcchất chỉ được ban hành dựa trên án lệ nhằm chắt lọc, hợp nhất các quy phạm phápluật nằm rải rác ở các bản án khác nhau. Vì vậy, nếu như các bộ luật trong dòng họcivil law chứa đựng những quy phạm và những nguyên tắc pháp lí mang tính kháiquát cao, có chức năng cung cấp giải pháp pháp lí để giải quyết nhiều vụ việc thì ởAnh chức năng đó lại thuộc về các phán quyết do thẩm phán tuyên. Nếu giải pháppháp lí cho vụ việc có liên quan được tìm thấy trong cả án lệ và luật thành văn vàgiữa hai nguồn luật này có sự mâu thuẫn, về nguyên tắc, luật thành văn được ưutiên áp dụng.Chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ commonlaw là chế định ủy thác - chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời dohoàn cảnh lịch sử riêng có của nước Anh, sau đó đã lan sang các nước thuộc địacủa Anh. Chế định ủy thác trong dòng họ common law ra đời gắn liền với nhu cầugiải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng ủy thác đất đai ở Anh thời trungcổ nhằm đưa ra giải pháp công bằng đối với người được ủy thác có hành vi chiếmdụng đất đai của người ủy thác trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác đất đai.Ngày nay, chế định ủy thác ở dòng họ common law không còn chỉ giới hạn phạmvi điều chỉnh trong những quan hệ ủy thác đất đai mà còn mở rộng sang nhiều quanhệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau như thương mại và hàng hải.Sau khi hình thành ở Anh quốc, common law đã lan sang khắp các châu lục từchâu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ common law, mộttrong hai dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới. Sự bành trướng của common law củaAnh diễn ra trong suốt quá trình Hoàng gia Anh thực hiện chính sách thuộc địahoá. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của common law Anh đối với các thuộc địakhông giống nhau và có thể chia các thuộc đó thành hai nhóm:+ Một là những miền đất trước khi người Anh xâm chiếm chưa có người sinhsống hoặc chỉ có thổ dân sinh sống nhưng chưa có cuộc sống văn minh. Commonlaw mà thực dân Anh đưa vào những thuộc địa này được tiếp nhận một cách tựnhiên. Những thuộc địa này thường có hệ thống pháp luật rất gần gũi với hệ thốngpháp luật Anh.+ Hai là những miền đất trước khi người Anh chinh phục đã có thủ lĩnh bản địahoặc đã từng là thuộc địa của một cường quốc châu Âu, nay người Anh giành đượchoặc được chuyển nhượng. Đối với những thuộc địa này, người Anh áp dụng chínhsách kiên định là tiếp tục duy trì pháp luật và thậm chí cả hệ thống toà án bản địachứ không thay thế bằng common law của Anh. Điều đó lí giải tại sao một số nướcthuộc địa của Anh ngày nay và một số quốc gia đã từng là thộc địa của Anh lại cóhệ thống pháp luật không thuộc dòng họ common law.III. Ưu, nhược điểmƯu điểm:Đối với việc ban hành và áp dụng pháp luật, tiền lệ pháp giúp cho hệ thốngpháp luật của các quốc gia mang đậm hơi thở của cuộc sống chứ không chủ quan,áp đặt một cách độc đoán bất chấp những đặc điểm của xã hội và truyền thống,phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.Tiền lệ pháp là pháp luật của thực tế nên nó đã điều chỉnh những vấn đề cụthể lẫn khái quát qua đó khắc phục được các lỗ hỏng pháp lý của các hệ thống phápluật. Đòng thời tiền lệ pháp được áp dụng rất thuận tiện và có hiệu quả khi thựchiện (các bên phải thi hành theo các bản án đã tuyên và như thế cũng có nghĩa làpháp luật đã có hiệu lực ngay lập tức).Được hình thành từ thực tế (từng vụ án cụ thể) cho nên tiền lệ pháp có thểthay đổi theo sự thay đổi của thời gian, điều đó thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻocủa tiền lệ pháp, phù hợp với sự thay đổi của xã hội.Đối với việc xét xử của tòa án, tiền lệ pháp có tác dụng thúc đẩy sự côngbằng của thẩm phán trong quá trình xét xử. Các đối tượng lien quan trong vụ án cóthể biết trước các hậu quả pháp lí của cụ việc vì họ biết các quyết định này khôngphải là các quyết định tùy tiện của các thẩm phán mà các thẩm phán đã dựa vào cácquyết định của các vụ việc trước đó. Mặt khác, thẩm phán không muốn xét xử lạihoặc bị bãi bỏ khi bản án bị kháng án, điều này tránh được việc xét xử theo cảmtính. Các đương sự khi nhận được bản án cũng không kháng cáo bừa bãi. Điều đóthúc đẩy sự ổn định, chắc chắn và có thể dự đoán của pháp luật, thúc đẩy sự côngkhai, minh bạch trong hệ thống pháp luật.Tiền lệ pháp tạo điều kiện cho thẩm phán đưa ra những quan điểm tư tưởng,dướng lối mới trong việc áp dụng pháp luật để phù hợp với thực tế.Nhược điểm:Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp màtừ cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, khôngphù hợp với nguyên tắc pháp chế, đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luậtvà phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đốivới việc thực hiện pháp luật, ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật.Tiền lệ pháp còn là hình thức pháp luật của giai cấp tư sản (Anh – Mỹ) chonên việc sử dụng hình thức này dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng, sử dụng vào mụcđích vụ lợi, phục vụ cho lợi ích riêng của tư bản độc quyền.Tiền lệ pháp là hình thức làm luật xuất phát từ hoạt động của tòa án màquyết định và bản án quá nhiều, liên tục tang theo thời gia nên gay nhiều khó khăntrong quá trình vận dụng. Thẩm phán sẽ khó khăn khi nhận định trong những điềukiện hoàn cảnh như nhau nhưng tình tiết vụ việc lại hoàn toàn khác nhau, lúc nàythẩm phán phải so sánh và hình thành nên một tiền lệ mới, như vậy sẽ làm phức tạpthêm khi áp dụng luật. Ngoài ra, vì có quá nhiều án lệ nhiều khi các thẩm phán khókhăn khi lựa chọn, áp dụng án lệ nào. Bên cạnh đó, các luật sư với kĩ xảo và mánhkhóe của mình trong việc tìm, phân tích án lệ sẽ hướng đến vận dụng những án lệcó lợi nhất cho than chủ, điều đó càng làm cho vụ việc thêm phức tạp.Tiền lệ pháp cũng rất cứng nhắc trong quá trình xét xử, thẩm phán buộc phảituân thủ theo những tiền lệ trước đó, đặc biệt là những thẩm phán ở nước Anh vốnrất bảo thủ, ngại thay đổi. Ngoài ra tiền lệ pháp được hình thành từ những bản ánriêng lẻ của những tình tiết của mỗi vụ việc vì vậy nó không mang tính khái quátvà rất khó để hệ thống và theo dõi.IV. So sánh hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (common law) với hệ thống phápluật châu Âu lục địa (civil law)Sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này được thể hiện ở cáctiêu chí sau:Tiêu chíHệ thống pháNguồn gốc của luậtCác bộ luật lớnđại học của Đứ=> Dòng họ phNguồn luậtỞ dòng họ CivCác nước thuộhại ở pháp chủHọc thuyết khôTập quán phápCác nguyên tắKhông cóĐặc điểm pháp líCivil Law chịuHệ thống phápCác hệ thống pTính pháp điểntư. Công phápcác chế định pCác chế định đThủ tục tố tụngHệ thống phápHệ thống CivilỞ các nước theCác nước theokhi xét xử.Về vai trò của luật sư và thẩm phán, chứng cứPháp luật lục đhệ thống phápThẩm phán ở cThẩm phán củV. Liên hệ Việt NamỞ Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tiền lệ pháp cũng được coi làmột nguồn trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Trong khi đó, ở miền Bắc Việt Nam vàsau này làNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền lệ pháp không đượcthừa nhận là một nguồn chính thức. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại thông qua nhữngbiến tướng là việc "hướng dẫn xét xử" của tòa cấp trên (để lấp những "lỗhổng" pháp lý đang tồn tại).Hiện nay, đã có những tín hiệu khả quan cho thấy trong tương lai không xa,tiền lệ pháp sẽ trở thành một nguồn luật chính thức, một hình thức pháp luật đượccông nhận. Trong quá trình đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dânsự, đa số ý kiến bộ ngành, nhất là Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam nhất trí áp dụng án lệ trong công tác xét xử của Tòa án. Minhchứng cụ thể là việc Tòa án Nhân dân Tối cao đã xuất bản hai tuyển tập quyết địnhgiám đốc thẩm (về dân sự và hình sự) và chủ trương phát triển án lệ của Bộ Chínhtrị Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới.Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2010 thì: “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinhnghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xửgiám đốc thẩm, tái thẩm”.Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common Law) là một trong hai hệ thống phápluật lớn và điển hình trên thế giới. Hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên"dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay phápluật ở các nước thuộc hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyếtnhững mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấyvẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc"của hệ thống pháp luật này._hết_

Video liên quan

Chủ đề