Vì sao khi còn nhỏ nếu thường xuyên mang vác nặng thì sẽ không cao lên được

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Không ít phụ huynh khi thấy con mình dậy thì sớm đã chủ quan nghĩ rằng việc này không sao, thậm chí có người cho điều đó là tốt. Song chính suy nghĩ sai lầm đó đã khiến nhiều bé dậy thì sớm mất cơ hội phát triển chiều cao.

Nếu như trước kia trung bình độ tuổi dậy thì của trẻ khoảng nữ thập tam, nam thập lục thì ngày nay độ tuổi dậy thì ở trẻ có xu hướng giảm nhanh. Khoảng 10 tuổi ở trẻ trai9 tuổi ở trẻ gái, được coi là sớm. Thậm chí có bé gái chỉ mới lên 8 đã “sở hữu” một ngoại hình phổng phao không khác một thiếu nữ. Điều này khiến không ít phụ huynh phải lo lắng, băn khoăn trước sự phát triển bất thường của con mình. Bằng chứng là ở những trẻ gái ngực bắt đầu nở nang, vú phát triển và sẫm màu, có thể hành kinh. Ở những trẻ trai cơ bắp nở nang, dương vật dài ra, có râu và vỡ giọng.

Vì sao khi còn nhỏ nếu thường xuyên mang vác nặng thì sẽ không cao lên được

Dậy thì vào khoảng 10 tuổi ở trẻ trai và 9 tuổi ở trẻ gái được coi là sớm

Bước vào thời kỳ dậy thì, chiều cao cơ thể của các bé phát triển rất nhanh do hormon gây dậy thì sớm kích hoạt các cơ xương phát triển. Vào thời kỳ cao điểm, mỗi năm có thể cao thêm từ 6 - 8cm. Sau đó sự phát triển của chiều cao sẽ chậm dần đến khi hai đầu của ống xương khép kín lại thì trẻ sẽ không cao thêm nữa. Và nó cũng đồng nghĩa với việc ban đầu trẻ có thân hình vượt trội, cao to hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên về sau khi các đầu xương nhanh chóng đóng kín, quá trình phát triển về thể chất chưa kịp hoàn thiện khiến những trẻ dậy thì sớm sẽ bị thua kém về chiều cao so với các bạn bình thường khi đến tuổi trưởng thành.

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của trẻ cảnh báo, trẻ gái bị dậy thì sớm sẽ thấp hơn 12cm, trẻ trai thấp hơn 20cm so với bạn cùng lứa khi trưởng thành. Trẻ bị dậy thì sớm được ví như bị đánh cắp cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao.

Cân nặng cơ thể chúng ta có thể tăng ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chiều cao thì không. Muốn tăng chiều cao phải có giai đoạn nhất định, và tuổi dậy thì được xem là giai đoạn vàng thứ 3, cũng là cơ hội cuối cùng để thay đổi tầm vóc mỗi người.

Có rất nhiều trẻ trước tuổi dậy thì thuộc hàng “nhỏ con, chiều cao khiêm tốn”, nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt, khi bước vào tuổi dậy thì, có trẻ đạt tốc độ cao lên tới 18cm/năm. Nhưng nếu trẻ dậy thì sớm sẽ có ít cơ hội cao hơn so với những đứa trẻ dậy thì đúng thời điểm.

>>Xem thêm: Xét nghiệm LH và dậy thì ở trẻ em - Bài viết được viết bởi ThS.BS Trần Quỳnh Trang - Bác sĩ Hóa sinh, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Dậy thì chính là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc về cả vóc dáng lẫn trí tuệ, đây là thời điểm trẻ bắt đầu ý thức được về chiều cao, cân nặng của bản thân. Phát triển chiều cao vượt trội, đồng thời đạt khối lượng xương đỉnh khi vào tuổi trưởng thành là điều bất kỳ trẻ nào cũng cần nhắm tới. Nếu trẻ bị dậy thì sớm, cần làm cách nào để tăng chiều cao cho giai đoạn nước rút này.

Theo các nghiên cứu, một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả mà ai làm cũng được giúp “kích thích” tự nhiên nhất hoocmon tăng trưởng của cơ thể trẻ chính là luyện tập thể dục thể thao hàng ngày phù hợp, trẻ phải được ngủ đủ giấc, đúng giờ, tuyệt đối tránh thức khuya.

Đặc biệt, giúp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm an toàn nhất chính là cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất đó phải đảm bảo đủ 4 nhóm, muốn vậy không thể thiếu các dưỡng chất giúp tăng chiều cao là Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 (vitamin K2 duy nhất từ tự nhiên). Các dưỡng chất này nằm rải rác ít nhiều trong các thực phẩm hằng ngày chúng ta cho trẻ ăn, nhưng trong quá trình nấu nướng, thực chất lượng dưỡng chất tăng chiều cao được đưa vào cơ thể là bao nhiêu thì chẳng ai nắm được. Bởi vậy có thể tìm các dưỡng chất tốt cho xương phát triển này ở các dạng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung.

Dậy thì sớm đồng nghĩa với việc sự phát triển chiều dài của xương sớm bị khóa lại sớm hơn so với bình thường. Vì vậy muốn trẻ dậy thì sớm phát triển chiều cao tối đa, cần bổ sung dưỡng chất Chondroitin giúp kích thích lớp sụn sản sinh ra nhiều hơn, nhờ đó giúp xương dài ra nhanh hơn, chắc khỏe hơn và giúp trẻ cao lớn hơn.

Bởi vậy nếu chẳng may trẻ bị dậy thì sớm, đừng vội mừng, nhưng cũng không nên bi quan vì chiều cao ảnh hưởng rất nhiều đến sau này của trẻ. Nếu chúng ta thực hiện tốt các bước chăm sóc cho trẻ, đặc biệt biết bổ sung đầy đủ dưỡng chất là Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Chondroitin và các chất vi lượng khác, cơ hội cuối cùng giúp tăng chiều cao cho trẻ vẫn khả thi và có thể đạt chiều cao như mong muốn.

Vì sao khi còn nhỏ nếu thường xuyên mang vác nặng thì sẽ không cao lên được

Nếu được chăm sóc đặc biệt thì trẻ vẫn có thể phát triển và đạt được chiều cao như mong muốn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng Gói sàng lọc dậy thì sớm.

Gói gồm 1 lần khám chuyên sâu với bác sĩ chuyên khoa nội tiết Nhi và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phù hợp tùy theo giới tính trẻ:

  • Chụp X-quang xương bàn ngón tay thẳng, nghiêng hoặc chếch (bàn tay)
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát (dành cho bé gái)
  • Định lượng FSH (Follicular Stimulating Hormone)
  • Định lượng LH (Luteinizing Hormone)
  • Định lượng Estradiol (dành cho bé gái)
  • Định lượng Testosterone (dành cho bé trai).

Bé sẽ được thăm khám với chuyên gia đầu ngành về Nội tiết Nhi chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Được thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, xét nghiệm đánh giá tuổi xương, chụp MRI não và một số xét nghiệm chuyên sâu hơn, nhằm xác định đúng nguyên nhân gây ra dậy thì sớm và kịp thời điều trị.

Hệ thống bệnh viện Vinmec triển khai Gói sàng lọc dậy thì sớm

1, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0243 9743 556

2, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang.

Hotline: 0258 3900 168

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

"Dậy thì sớm ở trẻ - Cha mẹ nên làm gì?

Điều trị dậy thì sớm như thế nào?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rối loạn cơ xương nghề nghiệp là một biểu hiện của tác hại nghề nghiệp gặp khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đây còn là biểu hiện của nhiều loại rối loạn khác nhau về mức độ, tư thế nhẹ đến nặng, mạn tính, gây mất khả năng lao động.

Chấn thương khi nâng vật nặng thường do tư thế nâng nhấc không đúng, trọng lượng mang vác vật không an toàn...

Việc bê vác vật nặng là nguyên nhân lớn gây các chấn thương, thoái hóa cột sống. Ngay cả khi bạn bê một vật không quá nặng nhưng do làm sai tư thế thế cũng có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho cột sống. Nhất là đối với những người đã lớn tuổi, người từng có tiền sử về xương khớp, thì những có tổn hại này có thể gây ra hậu quả nặng nề như bị đau lưng khi bê đồ nặng. Do đó, cần thực hiện các bước sau để nâng vật nặng đúng cách:

  • Kiểm tra vật trước khi nâng: kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó xem vật đó có dễ dàng di chuyển hay không, nặng hay nhẹ. Kích thước của vật không tương đương với trọng lượng
  • Kiểm tra vật đó có được đóng gói đúng cách: Xem trọng lượng của vật được phân bố cân bằng và đóng gói kỹ chưa.
  • Có dễ dàng cầm chặt vật cần nâng lên không?
  • Để tránh làm tổn thương cột sống của bạn, hãy sử dụng một cái thang khi cần nâng một vật cao hơn đầu của bạn.
  • Đứng càng gần vật bạn nâng càng tốt. Nếu không gần có thể kéo vật gần về phía mình nếu có thể.
  • Tránh không cong lưng và tránh với tay ra ngoài tầm với của bạn.
  • Khi nâng dùng sức của đôi chân và cánh tay không nên dùng sức của vùng lưng dễ làm tổn thương cột sống.
  • Không cố nâng các vật nặng vượt quá khả năng nâng vác của bản thân đặc biệt các vật nặng hơn nhiều so với khối lượng bản thân thường nâng vác.
  • Trong khi nâng, ôm sát vật nặng vào người. Luôn chỉ dùng cơ bắp, và cử động của tay, chân, đùi, chứ không dùng cử động của lưng, hông trong khi nâng. Giữ lưng luôn thẳng, không ngửa ra phía sau.
  • Mở chân rộng bằng vai. Khối nặng phải luôn đặt giữa 2 chân. Nắm thật chắc vào khối nặng đang mang. Ép hai cùi chỏ vào. Không được nâng vật nặng với tư thế hai cùi chỏ khuỳnh ra hai bên.
  • Luôn mang vác vật với kích thước và độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy rõ đường đi. Không được di chuyển về phía trước nếu không nhìn thấy được các ghềnh, gờ chướng ngại vật ở phía trước. Khi chuyển hướng, xoay chân để xoay người, không được xoay lưng hoặc hông.
  • Khi đặt vật nặng xuống dùng cơ bắp và các cử động của tay, đầu gối, không dùng cử động của lưng. Không được phép cúi người để đặt vật nặng xuống. Khi đặt vật nặng lên kệ, lên bệ xe tải, đặt vật nặng xuống và đẩy vào. Luôn đẩy chứ không kéo. Khi kéo, ta khiến tay, vai, lưng làm việc ở vị trí không tự nhiên. Các cử động ở vị trí kéo là bất lợi cho các cơ bắp tay, vai, lưng. Thực tế chứng minh rằng con người đẩy thì hiệu quả hơn kéo các vật nặng.

Vì sao khi còn nhỏ nếu thường xuyên mang vác nặng thì sẽ không cao lên được

Để tránh làm tổn thương cột sống của bạn, hãy sử dụng một cái thang khi cần nâng một vật cao hơn đầu của bạn

Vì sao khi còn nhỏ nếu thường xuyên mang vác nặng thì sẽ không cao lên được

Nhìn xung quanh trước khi bạn nâng, và nhìn xung quanh khi bạn nhấc nó lên

  • Khởi động trước khi nâng bất cứ vật gì.
  • Không nên vội vã, hãy nghỉ một chút giữa các lần nếu bạn phải mang vác nhiều vật
  • Nhìn xung quanh trước khi bạn nâng, và nhìn xung quanh khi bạn nhấc nó lên. Đảm bảo rằng bạn có thể quan sát xung quanh khi bạn đang vác nó.
  • Tránh đi trên bề mặt trơn hoặc không bằng phẳng khi mang vác một vật gì.
  • Hãy nhớ rằng đai lưng không thể bảo vệ được cho bạn vì chưa chứng minh được lợi ích bảo vệ lưng của đai thắt lưng.
  • Nhờ người khác giúp đỡ khi bạn cần bê một vật rất nặng. Có thể sử dụng đòn bẩy hoặc xe kéo.

Với những chấn thương do mang vác vật nặng, người bệnh cần có biện pháp giảm đau, chống viêm để can thiệp tạm thời và cần đi thăm khám cơ xương khớp tại những vị trí bị viêm đau, tránh tình trạng kéo dài thành bệnh xương khớp mãn tính.

Bệnh nhân bị chấn thương do mang vác vật nặng có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi chức năng xương khớp. Các bác sĩ khoa Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại Vinmec sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng chấn thương và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: