Vì sao không nên dụi mắt

Trong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen tưởng như “bản năng” nhưng lại gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Và cũng do hiểu biết hạn chế, hiểu lầm… mà nhiều người đã bị ảnh hưởng đến thị lực, phải điều trị rất tốn kém. Hãy xem bạn có mắc phải một trong những thói quen gây hại đến mắt sau đây không nhé!

Dụi mắt khi ngứa, cộm mắt

Khi mắt bị ngứa, cộm do côn trùng, cát hoặc kể cả không rõ lý do, việc đưa tay lên day dụi mắt sẽ khiến giác mạc có nguy cơ bị xước, gây viêm loét giác mạc, hình thành sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.

Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.

Đã có những trường hợp tự dưng thấy cộm ở mắt, cứ day dụi “cho đã”, vài ngày sau mắt đau nhức, đi khám mới biết đã viêm giác mạc, phải điều trị dài ngày rất tốn kém. Trong khi nếu không day dụi, đi khám luôn khi có bất thường thì có thể tình trạng mắt không nặng nề đến thế.

Vì sao không nên dụi mắt
Không tùy tiện dụi tay vào mắt khi ngứa mắt

Bỏ kính, tập nhìn để… khỏi cận

Người đã bị tật khúc xạ như cận thị, biện pháp để có thể nhìn tốt là đeo kính đúng số. Không có chuyện bị cận thị, đeo kính liên tục khiến cận nặng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.

Và việc bỏ kính, tập nhìn không thể giúp khỏi cận. Trái lại, bỏ kính sẽ khiến mắt phải điều tiết mệt mỏi hơn, gây tăng độ khúc xạ.

Massage, bấm huyệt, tập yoga cho mắt

Hiện nay, có nhiều hội nhóm quảng cáo trên mạng xã hội về việc massage, bấm huyệt, tập yoga có thể khỏi tật khúc xạ, nhưng thực ra, đến nay chưa có nghiên cứu chính thống nào khẳng định có thể chữa khỏi tật khúc xạ bằng massage, bấm huyệt ở mắt hay tập yoga cho mắt.

Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng cách này với mong muốn khỏi cận thị thì dừng ngay kẻo mất thời gian vô ích. Massage, bấm huyệt hay tập yoga đúng cách cũng tốt cho sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhưng không vì thế mà khỏi được tật khúc xạ.

Bạn có thể dùng 2 ngón tay (ngón giữa và ngón trỏ) xoa nhẹ ở mắt mỗi khi thấy mắt căng tức, nhưng nếu đã có tật khúc xạ, bắt buộc bạn vẫn phải đeo kính theo chỉ định.

Tự mua thuốc nhỏ mắt

Khi bạn bị đau mắt đỏ, sưng mi mắt, ngứa, cộm mắt… hay có bất cứ khó chịu nào ở mắt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự mua thuốc nhỏ mắt.

Việc tự mua thuốc nhỏ mắt khi không có kiến thức chuyên môn dễ gây hại cho mắt, khiến mắt không khỏi bệnh mà còn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Đã có không ít những trường hợp bị đục thủy tinh thể, teo dây thần kinh thị giác chỉ vì một thời gian dài nhỏ thuốc mắt không đúng. Nhiều trường hợp viêm loét giác mạc cũng chỉ từ việc chần chừ đi khám, tự tra thuốc nhỏ mắt. Vậy đừng bao giờ mắc phải sai lầm này bạn nhé!

Vì sao không nên dụi mắt
Tự ý mua thuốc nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể gây hậu quả khôn lường

Xông nước lá trầu không khi đau mắt đỏ

Trong dân gian trước đây bà con hay mách nhau chữa đau mắt đỏ bằng xông nước lá trầu không. Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học, người ta đã thấy xông nước lá trầu không không có tác dụng chữa bệnh. Hơn thế, xông không đúng cách còn dễ bị bỏng mắt.

Khi bị đau mắt đỏ (thường do virus hoặc vi khuẩn), bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, chỉ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng bông sạch lau gỉ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý là đủ.

Nhỏ sữa mẹ, nhỏ nước chanh vào mắt trẻ

Ở một số vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng nhỏ sữa mẹ hay nước cốt chanh vào mắt trẻ sơ sinh khi mắt trẻ có dấu hiệu bị viêm. Đây là cách chữa bệnh rất phản khoa học, gây nguy hiểm cho mắt trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mù lòa (Xem nguy hiểm khôn lường khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ).

Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, khi nhỏ vào mắt trẻ sẽ là “mồi ngon” cho vi khuẩn. Như vậy, mắt trẻ đang viêm, chỉ cần nhỏ một giọt sữa mẹ vào, mắt trẻ sẽ càng viêm nặng hơn do cuộc “tổng tiến công” của vi khuẩn. Nước cốt chanh có nhiều axit, axit không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Vì vậy, mắt trẻ đang viêm mà nhỏ nước chanh chỉ khiến trẻ quấy khóc vì xót ở mắt, không thể chữa khỏi viêm ở mắt trẻ.

Biên tập: TTT

Vì sao không nên dụi mắt
Dùng tay dụi mắt gây nhiều tác hại nguy hiểm

Dụi mắt làm tổn thương giác mạc

Theo bác sỹ nhãn khoa Weston Tuten - Trung tâm Y tế Lakewood ở Colorado (Mỹ), dụi mắt có thể làm trầy xước giác mạc. Dụi mắt cũng có thể gây mất tính đàn hồi tại vùng da quanh mắt và khiến mi mắt bị sụp. Điều này có thể khiến lông mi chọc vào giác mạc của bạn sau mỗi lần chớp mắt. Dụi mắt quá mức còn có thể gây loạn thị. 

Vì sao không nên dụi mắt
Dụi mắt có thể gây trầy xước giác mạc và khiến mắt bị đỏ

Dụi mắt gây ra bệnh giác mạc hình chóp 

Dụi mắt có thể dẫn đến sự suy yếu và làm biến dạng giác mạc, gây ra bệnh keratoconus (bệnh giác mạc hình chóp). Bệnh keratoconus làm thay đổi cấu trúc trong của giác mạc khiến giác mạc mỏng đi và ảnh hưởng tới tầm nhìn. Khi mắc bệnh giác mạc hình chóp, bạn có thể phải sử dụng kính áp tròng chuyên dụng để có thể nhìn rõ hơn. 

Dụi mắt gây nhiễm trùng mắt

Bàn tay của bạn mang nhiều vi khuẩn hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Khi bạn dụi mắt, vi khuẩn từ tay có thể di chuyển vào mắt và gây ra các bệnh nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc. 

Vì sao không nên dụi mắt
Dụi mắt có thể gây viêm kết mạc

Làm các bệnh về mắt thêm trầm trọng

Dụi mắt có thể rất nguy hiểm với những người mắc một số bệnh về mắt. Những người bị cận thị tiến triển thường xuyên dụi mắt có thể ảnh hưởng xấu tới thị lực của họ. Tương tự như vậy, những người mắc bệnh tăng nhãn áp có thể bị tăng áp lực trong mắt do dụi mắt. Dụi mắt có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến phía sau mắt và dẫn đến tổn thương dây thần kinh mắt. Điều này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. 

Vì dụi mắt kích thích dây thần kinh phế vị, giúp làm chậm nhịp tim và giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, dụi mắt quá thường xuyên và quá mạnh có thể có hại, làm cho mắt đang bệnh trở nên nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sau đây là 7 điều có thể xảy ra nếu bạn cứ dụi mắt, theo The Healthy.

1. Làm cho mắt bệnh trở nên nặng thêm

Dụi mắt liên tục có thể dẫn đến suy yếu giác mạc và biến dạng giác mạc, theo tiến sĩ Mark Mifflin, giáo sư nhãn khoa tại Đại học Utah ở Salt Lake City (Mỹ). Dụi liên tục mô giác mạc có thể khiến nó mỏng đi và từ hình cầu trở thành hình nón, gây ra thị lực mờ và khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bệnh nặng, cần phải ghép giác mạc, theo The Healthy.

Lông mi hoặc mảnh bụi trong mắt thật khó chịu, và nó khiến bạn phải dụi. Nhưng điều đó có thể làm cho tình trạng càng nặng hơn. Có nguy cơ bị trầy xước giác mạc, có thể dẫn đến loét nếu không được điều trị, theo Mayo Clinic.

Đừng dụi mắt mà hãy rửa mắt bằng nước hoặc nước muối.

3. Làm cho bệnh tăng nhãn áp trở nên nặng hơn

Bệnh nhân bị tăng nhãn áp, nếu dụi mắt có thể làm cho bệnh trở nên nặng thêm. Bệnh tăng nhãn áp thường do sự gia tăng áp lực bên trong mắt gọi là áp lực nội nhãn. Áp lực này có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác và cuối cùng gây giảm thị lực, và nghiên cứu cho thấy rằng dụi mắt có thể làm tăng áp lực bên trong mắt.

Đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc tăng nhãn áp, Tổ chức Nghiên cứu về Tăng nhãn áp khuyên không nên dụi mắt, ngay cả khi thuốc có thể làm ngứa mắt và nhìn mờ, theo The Healthy.

4. Làm cho cận thị càng nặng hơn

Những người bị cận thị nếu thường xuyên dụi mắt sẽ dẫn đến thị lực kém hơn.

5. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Dù bạn có thường xuyên rửa tay, vẫn có hàng ngàn vi trùng bám vào tay mỗi ngày. Chạm tay vào mắt có thể gây viêm kết mạc hoặc mắt đỏ, theo Hiệp hội Quang học Mỹ, theo The Healthy.

Dụi mắt có thể làm tổn thương nhãn cầu nhiều hơn, khiến mí mắt mất tính đàn hồi, tiến sĩ Mifflin nói.

Để an toàn, tiến sĩ Mifflin khuyên nên áp nhẹ tay vào mắt bằng lực nhẹ như dùng khăn thấm khô mặt.

7. Đỏ mắt và quầng thâm

Dụi mắt quá mạnh có thể khiến các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ, làm đỏ mắt. Quầng thâm có thể xuất hiện do viêm vì dụi mí mắt liên tục, theo Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai (Mỹ), theo The Healthy.

Tin liên quan

Nhiều người có thói quen dụi mắt để cảm thấy khá hơn. Thế nhưng, theo các chuyên gia, hành động này lại dẫn đến nhiều tác hại hơn lợi ích. Đặc biệt, nó còn gây ra nguy cơ giảm sút thị lực và khiến bạn già trước tuổi.

Vì sao không nên dụi mắt

Ảnh: MH.

Chia sẻ với Men's Health, bác sĩAnupama B. Horne đứng đầu Nhãn khoa tại Trung tâm Duke (Mỹ) cho biết chúng ta dễ dụi mắt khi bị ngứa ngáy hoặc stress. "Dụi mắt kích thích tuyến lệ, tạo độ ẩm cho đôi mắt bị khô, mỏi đồng thời loại bỏ dị vật. Nó cũng đưa đến phản xạ tim - mắt, nghĩa là tạo áp lực lên nhãn cầu để tim đập chậm lại, từ đó giảm căng thẳng", bác sĩ Horne giải thích.

Tuy nhiên, dụi mắt quá mạnh và thường xuyên sẽ gây hại đôi mắt cũng như các cấu trúc liên quan. Nếu bụi, lông mi hoặc dị vật khác nằm trên bề mặt mắt, hành động dụi sẽ khiến giác mạc bị xước. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu vì thứ gì đó dính mãi trong mắt không đi ra và liên tục chảy nước mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Chưa kể, lòng trắng mắt dễ bị đỏ do vỡ mạch máu còn vùng da xung quanh thâm đen. Kết quả, bạn sẽ trông hốc hác, già nua.

Nguy hiểm hơn, ở một số bệnh nhân, cọ xát mắt quá mức còn có thể dẫn tới chứng Keratoconus trong đó giác mạc mỏng đi và biến dạng. Lúc này, thị lực giảm sút rõ rệt và bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật.

Tốt nhất, để bảo vệ đôi mắt, bạn hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt chứ không nên dụi. Trường hợp muốn giảm stress, hãy thử hít thở từng hơi thật sâu.

Minh Nguyên