Vì sao lại có chính sách cấm đạo giết đạo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúa Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, nhưng chủ yếu vẫn là việc đạo Thiên Chúa có 1 số điểm không phù hợp với phong tục của nước ta.
Đạo Thiên Chúa cho rằng con người là do Chúa chứ không phải do cha mẹ sinh ra, đồng thời cũng không đề cao việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
Người theo đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cai trị của giai cấp thống trị nói chung và nhà vua nói riêng.
Hơn thế nữa, vào thời nhà Nguyễn thì nhân dân vùng Đông Nam Á coi người Pháp là bọn man di, xâm lược, cho nên việc để một tôn giáo của người Pháp xâm nhập vào hệ thống tư tưởng của nhân dân là điều không thể.
Cũng có thể chúa Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc đến nước ta cho nên ngăn chặn các giáo sĩ vào nước ta, đề phòng việc các giáo sĩ đó là nội gián, tìm hiểu tình hình nước ta để làm cơ sở tấn công sau này.

Chú ý ghi nguồn! Nhắc nhở lần 1!

Nguồn: mocnoi.com

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn”kết hợp với những kiến thức mở rộng về chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn?

A. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam

B. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ

C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến

D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến

Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả: Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến

Kiến thức mở rộng về chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn

1. Tóm tắt vấn đề

- Trong giai đoạn 1833 – 1874, các vị vua của vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã ban hành hàng loạt các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa với hi vọng chính sách này sẽ có thể ngăn chặn các nước phương Tây lợi dụng chiêu bài tôn giáo để xâm lược đất nước ta. Trong thực tế, chính sách này không những không thể phát huy được hiệu quả của nó, trái lại còn tạo ra những hệ lụy vô cùng tai hại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội... Bài viết đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những hệ lụy trên lĩnh vực chính trị mà chính sách cấm đạo Thiên Chúa của Triều Nguyễn đã để lại đối với lịch sử dân tộc, để giúp có cái nhìn khách quan và xác thực hơn về vương triều này.

2. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn

- Từ những đạo dụ và thái độ của các vua đầu triều Nguyễn, chúng ta thấy rằng triều Nguyễn cấm đạo là có nguyên nhân và nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống sâu sắc. Theo triều Nguyễn, nó phá bỏ trật tự xã hội, không thờ cúng tổ tiên, kính trọng người đã khuất, những đạo lí thiên đường vô lý… Đồng thời, những vi phạm của các giáo dân, giáo sĩ dẫn tới cuộc cấm đạo, sát đạo gay gắt từ thời Minh Mạng đến thời Tự Đức là đỉnh điểm. Đồng thời, có xuất hiện yếu tố chính trị thể hiện trong việc chọn người kế vị của Gia Long.

- Và một điều quan trọng nữa đó là sự xâm lược Việt Nam sau này có sự ủng hộ của các thừa sai ngoại quốc. Linh mục Húc trình lên Napoleong III năm 1857, đã nêu lên việc đánh chiếm Việt Nam là có lợi chiến lược,“Đà Nẵng nằm trong tay người Pháp sẽ là một hải cảng không ai tấn công nổi và là cứ điểm quan trọng nhất để chế ngự Bắc Á”; lợi ích về kinh tế và thương mại,“Lãnh thổ Cochichine màu mỡ có thể sánh được với các vùng nhiệt đới giàu có nhất. Xứ này thích hợp cho việc trồng trọt mọi sản phẩm chính và phương tiện trao đổi hiện có là đường, gạo, gỗ xây dựng, ngà voi…; sau hết là vàng và bạc mà các mỏ rất phong phú đã được khai thác từ lâu”; lợi ích tôn giáo,“Dân chúng hiền hòa, cần mẫn, rất dễ dãi, đối với việc truyền bá đức tín Gia Tô… chỉ cần một ít thời gian là có thể cải hóa toàn bộ thành tín đồ Gia Tô và con dân trung thành với Pháp”. Và ông khẳng định“Việc chiếm đóng xứ này là việc dễ nhất trên đời, không tốn kém gì cả cho nước Pháp”và“dân chúng rên xiết dưới chế độ bạo tàn kinh khủng nhất… sẽ đón tiếp chúng ta như những người giải phóng và ân nhân”[8]. Theo giám mục Pellerin gửi thư lên Napoleong III“Những người mới cải đạo khốn khổ ở xứ Cochichine và các thừa sai Pháp ở nước An Nam; hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ khốn khổ hơn từ khi có cuộc vận động sau chót của nước Pháp.

3. Chính sách cấm đạo của vua Minh Mạng

- Năm 1832, vua Minh Mạng ra đạo dụ, theo đó vua cho rằng Kito giáo là tà đạo, không thờ cúng tổ tiên là đi ngược với chính đạo… Mặt khác, vua Minh Mạng còn ra lệnh cho các quan lại ở các địa phương tăng cường kiểm soát các vùng duyên hải để đề phòng các họat động truyền giáo của các giáo sĩ. Đồng thời vua Minh Mạng còn thực thi chính sách cứng rắn bằng cách đóng cửa tòa lãnh sự Pháp vào năm 1830.

- Đạo cấm dụ chỉ thực sự được ban hành sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi năm 1833 bị dập tắt. Lý do vì trong cuộc nổi dậy có sự tham gia của giáo dân. Những giáo dân bị bắt đều xử tử. Năm 1936, vua ra đạo dụ, theo đó những giáo sỹ phương Tây nếu bị bắt trong nước thì đều bị xử tử, những ai chứa chấp cũng sẽ bị án đó.

- Từ năm 1825-1838 có 4 Giám mục, 9 Linh mục ngoại quốc, 20 Linh mục người Việt và hàng trăm giáo dân bị sát hại [2]. Tháng 10 năm 1839, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền. Chính sách này của vua Minh Mạng đã gây nên sự bất mãn vô cùng lớn của giáo dân và giáo chức Thiên Chúa.

Đến nay, nhiều người Công giáo, kể cả những trí thức như Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Văn Trung v…v… thường đưa ra những luận điệu lên án các vua Triều Nguyễn cấm đạo như sau:

Một là: Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng “tin mừng Phúc Âm” và “khai sáng dân tộc Việt Nam”, điều mà ngày nay Nguyễn Gia Kiểng nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới.

Hai là: Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.

Nhưng đâu là sự thật?  Philippe Devillers có xuất bản tại Paris một cuốn sách nhan đề “Francais et Annamites: Partenaires ou Ennemis?” năm 1998.

Vì sao lại có chính sách cấm đạo giết đạo
Cuốn sách của Philippe Devillers

Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt bởi BS Ngô Văn Quỹ, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006. Tôi mua được cuốn sách này trong dịp về Việt Nam tháng 6 năm 2007. Chúng ta có thể đọc một số nhận định và tư duy của Vua quan triều Nguyễn về đạo Công giáo trong đó.

Tác giả Philippe Devillers viết, trang 84:

Đạo Thiên Chúa bị các nhà nho coi như một sự phi lý. Vào tháng Năm năm 1857, các vị quan ở Phú Xuân (Huế) viết sớ tâu vua như sau: “Những người Thiên Chúa Giáo tin rất nhiều điều vô lý về vị chúa tể của Trời, về Trời, về Địa Ngục, về chất nước thánh (eau sainte).  Những thầy tu của họ đã đem những điều này thành các bài cầu nguyện bắt họ hát lên vào buổi sáng và đọc lên vào buổi chiều, làm cho họ bị thấm nhuần đến mức không còn hiểu điều gì khác nữa.”

Các vị quan trên chắc không thể ngờ được là những nhận định của mình lại thật là quá đúng. Thật vậy, khi chúng ta nhìn thấy cảnh giáo dân đọc kinh với nét mặt ngơ ngẩn như bị bùa mê, mất hồn, và nhận thức được rằng những niềm tin vô lý về vị chúa tể của Trời (Giêsu), về Trời (Heaven), về Địa Ngục (Hell) và về chất nước thánh (Holy water) ngày nay đã không còn giá trị trong những xã hội tân tiến, ít ra là trong những giới hiểu biết, vì chính giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường và Địa ngục, cùng công nhận thuyết Tiến Hóa nên vai trò chuộc tội và cứu rỗi của Giêsu chỉ còn đúng là những niềm tin vô lý, thì chúng ta bắt buộc phải nói rằng nhận định của các vị quan vào giữa thế kỷ 19 đã rất là chính xác và sáng suốt.

Devillers viết về Vua Minh Mạng như sau, trang 84:

“Rất hay chữ, thấm nhuần khoa học (và triết học) của Phương Đông, ông rất ít coi trọng nền khoa học của Phương Tây, mặc dù ông được biết khá rõ về nó qua nhiều cuốn sách các nhà truyền giáo đã dịch và trình lên. Có một trí thông minh hiếm có, có nhiệt tâm, chân thành tận tụy với đất nước, có một nhân cách kiên quyết và quyền uy… Ông căm ghét đạo Thiên Chúa “mặc dù ông đã nghiên cứu nó rất cặn kẽ và đã cho dịch những cuốn sách chính yếu về đạo này” bởi những nhà truyền giáo đến ở Huế.”

Nhưng tại sao Vua Minh Mạng lại căm ghét đạo Thiên Chúa. Vì ông ta đã nhìn thấy bản chất của Thiên Chúa Giáo qua những cuộc xâm lăng của thực dân Anh trong vùng. Devillers viết, trang 76-77:

Ngay từ ngày 17 tháng Năm năm 1817, đức ông Labartette, người kế nhiệm đức ông Pigneau de Béhaine đứng đầu tòa giám mục, đã viết thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao như sau: “Ông ta (hoàng tử kế vị Phúc Đảm) khen ngợi người Nhật đã cấm, và bãi bỏ đạo Thiên Chúa trong nước họ.

Minh Mạng là người rất hâm mộ nước Nhật, thường hay kể lại câu chuyện sau đây: “Vào năm 1600, một hoa tiêu người Tây Ban Nha, bị đắm thuyền trong lãnh hải của Nhật đã bơi dạt vào một bãi biển của Osaka. Được dẫn đến Edo và bị một bộ trưởng xét hỏi, hắn khai là một thần dân của vua xứ Tây Ban Nha, vị quốc vương hùng cường nhất trên trái đất này. Vị bộ trưởng hỏi hắn: “Làm sao mà một ông vua có thể chiếm được nhiều đất trên thế giới?” Người lính thủy trả lời: “Bằng tôn giáo và bằng vũ khí. Các nhà tu hành của chúng tôi mở đường bằng cách quy đạo Thiên Chúa cho các dân tộc. Sau đó bắt họ thần phục nước Tây Ban Nha chỉ còn là một trò chơi đối với chúng tôi.” Câu trả lời dại dột này đã gây ra sự tiêu diệt tất cả những người Thiên Chúa Giáo ở Nhật, và sự đóng cửa của đất nước này đối với người nước ngoài. Hoàng đế Minh Mạng thường hay nhắc đến những lời nói trên. Chúng đã đến tai ông và chắc chắn là đã ảnh hưởng đến ý thức của ông. Đó là nguyên nhân của những cuộc truy bức đẫm máu đã đánh dấu triều đại của ông.

Tài liệu của Devillers cho chúng ta thấy rõ một sự thực về đạo Thiên Chúa: “Đạo đi trước, cướp nước đi sau”, vua Minh Mạng đã thấy rõ hiểm họa này, và lịch sử truyền đạo ở Việt Nam cũng đã chứng minh sự kiện này. Thật là đau buồn, chẳng qua vì vận nước nên Việt Nam không thoát khỏi hiểm họa này, phải chịu nhục cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vua Tự Đức, nối nghiệp ông vua yếu đuối nhu nhược Thiệu Trị, cũng đã nhìn thấy vấn nạn Thiên Chúa Giáo. Tháng 8, 1848, Vua Tự Đức ban bố một dạo dụ chống những người Thiên Chúa Giáo, xác định lại những đạo dụ của ông, cha:

Devillers, trang 81:

Đạo Ca-Tô bị các đức vua Minh Mạng và Thiệu Trị bài trừ, thì dĩ nhiên là một đạo đồi bại, vì trong đạo này, người ta không cúng bái cha mẹ đã mất… Thêm nữa trong đó, người ta còn làm nhiều điều bỉ ổi…

Những thường dân đi theo cái đạo đồi bại này và không muốn từ bỏ nó đều là những kẻ ngu muội đáng thương, những kẻ đần độn thảm hại, bị các thầy tu mê hoặc. Phải thương xót chúng. Vì vậy, trong sự yêu mến nhân dân mình, nhà vua ra lệnh từ nay chúng sẽ không bị tội chết, lưu đầy hay giam cầm. Các quan sẽ chỉ trừng trị chúng một cách nghiêm khắc, rồi trả chúng về cho gia đình của chúng.

Devillers, trang 84:

Lệnh của nhà vua (Tự Đức) vào tháng Sáu năm 1854 viết: “Tôn giáo của Jésus đến từ những kẻ Man Rợ của Âu Châu. Nó dùng hình ảnh Jésus bị đóng đinh trên thánh giá để mê hoặc trái tim của dân chúng. Nó sử dụng chất nước thánh và học thuyết gian dối về hạnh phúc trên trời để làm cho đám đông say mê. Trong tất cả các học thuyết xấu xa, không có cái nào lại gây cho thuần phong mỹ tục những tổn hại đáng thương như nó

Devillers còn thêm một ghi chú:

Ngay từ 1750, chúa Nguyễn Võ Vương đã nhận xét rằng: “Người Âu Châu giảng dạy một tôn giáo có một cái gì như là một thứ bùa mê, cầm giữ tất cả những người theo nó, và những người ít suy nghĩ thì dễ dàng tin tưởng”. Cái sự dễ tin nguy hiểm này làm cho nhà vua phải cấm đạo đó.

Với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay về đạo Công giáo, chúng ta thấy các bậc tiền nhân của chúng ta đã có những nhận định khá chính xác về đạo này. Nhưng chúng ta phải công nhận là, vì thấm nhuần tinh thần tam giáo, nên các vua quan triều Nguyễn tương đối không quyết liệt đối với Công giáo như người Nhật. Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Công giáo, tới để truyền đạo. Họ tới truyền đạo để làm gì?

Chúng ta cũng nên nhắc lại một sắc lệnh của GH Alexander VI: Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Công giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Công giáo.

Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như dùng bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Công giáo. Nhưng nếu người dân chỉ theo đạo vì lý do tín ngưỡng dù tín ngưỡng đó thuộc loại mê tín hoang đường, thì không có vấn đề, vì tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của Việt Nam không bao giờ kỳ thị bạo hành những người chỉ vì họ theo một tôn giáo khác. Vấn đề chính của niềm tin Công giáo là đã biến tín đồ Việt Nam trở thành những kẻ phi dân tộc phản bội dân tộc. Họ nhất nhất nghe lời mấy linh mục ngoại quốc của họ, không chấp nhận uy quyền quốc gia, coi vua quan không phải là vua quan của họ, bỏ tục lệ thờ cúng tổ tiên, và nhất là đã tích cực theo giặc ngoại xâm, góp phần đưa nước nhà vào vòng nô lệ của thực dân Pháp.

Cái tâm cảnh không chấp nhận uy quyền quốc gia còn kéo dài cho đến ngày nay. Trong vụ làm loạn ở Tòa Khâm Sứ, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã trả lời chính quyền là hành động của các linh mục xách động giáo dân làm loạn không trái với giáo luật Công giáo, nghĩa là họ đặt giáo luật của Công giáo trên Pháp luật quốc gia.  Những vụ gây loạn ở vài giáo xứ khác của giáo dân, do các linh mục xúi dục, cũng đều có tinh thần bất chấp luật pháp quốc gia như vậy.  Tại sao người Công giáo lại cuồng tín như vậy.  Vì họ bị  lừa dối, mê hoặc bởi những điều không tưởng.

Mặt khác họ không hề biết gì về chính cái đạo của họ mà ngày nay, trước thế giới, đã hiện nguyên hình là một “Tổ Chức Tội Phạm Quốc tế”.  Họ bị bưng bít nên không hề biết đến lịch sử các giáo hoàng đồi bại của họ, không hề biết đến 7 núi tội ác của giáo hội Công giáo mà Giáo hoàng John Paul II đã xưng thú trước thế giới năm 2000. Họ không hề biết đến những chuyện vô đạo đức trong giới linh mục và nữ tu. Họ được nhét vào đầu vài câu mê hoặc trong Thánh Kinh. Nói tóm lại, vì họ thiếu hiểu biết về bản chất của Công giáo, về nội dung cuốn Thánh Kinh, về sự cứu rỗi hoang đường của Chúa Giêsu trước những khám phá khoa học về nguồn gốc vũ trụ (thuyết Big Bang), về nguồn gốc con người (thuyết Tiến Hóa), cho nên họ vẫn mơ tưởng về một cuộc sống đời đời trên thiên đường, một cái bánh vẽ trên trời.

Trần Chung Ngọc

———————————————CHÚ GIẢI———————————————

1. Giáo hoàng John Paul II công nhận thuyết tiến hóa:

Trong bài huấn từ cho Hàn lân viện khoa học giáo hoàng, ngày 22/10/1996, khi đề cập đến thuyết tiến hoá, Đức giáo hoàng John Paul II nói: “Đến nay, gần một nửa thế kỷ trôi qua, sau khi cho xuất bản thông điệp, thì sự am hiểu mới cho kết quả là thừa nhận thuyết tiến hoá hơn là giả thiết. Kết quả đáng ghi nhận là thuyết này không ngừng được các nhà nghiên cứu chấp nhận, theo sau là hàng loạt các khám phá trong nhiều lĩnh vực tri thức. Điểm chung, không tự tìm thấy cũng không tự tạo ra, của những thành quả trong công việc, mà được thực hiện một cách độc lập, chính là một lý lẽ đáng ghi nhận trong việc chấp thuận học thuyết này”

2. Tác giả: Trần Chung Ngọc:

Trần Chung Ngọc (1931, Hà Nội – 29 tháng 1 năm 2014, Illinois, Hoa Kỳ), là một học giả người Mỹ gốc Việt. Tốt nghiệp bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin – Madison, Hoa Kỳ, Trần Chung Ngọc từng tham gia giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đồng thời có thời gian nhập ngũ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục nghiên cứu vật lý. Sau khi về hưu, ông Ngọc viết về các chủ đề lịch sử và tôn giáo liên quan tới Việt Nam.

3. Bảy núi tội:

Những tội ác của giáo hội Công giáo mà Giáo hoàng John Paul II đã xưng thú trước thế giới: https://gocnhin24h.com/danh-sach-cac-loi-xin-loi-cua-giao-hoang-gioan-phaolo-ii/