Vì sao lúa ngô sau khi thu hoạch người nông dân phơi khô để bảo quản

Để giữ thóc được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng cần phơi thật khô, làm sạch hết tạp chất rồi mới đem bảo quản. Giữ thóc trong chum, thùng phuy, thùng tôn, hòm gỗ hoặc trong bao chuyên dùng...

Hỏi: Để đảm bảo cho gạo giữ được phẩm chất và mẫu mã khi sử dụng thì cần lưu ý gì khi thu hoạch, thóc phơi và bảo quản?

Trả lời: Để có được những yêu cầu trên đòi hỏi người trồng lúa cần thực hiện tốt các công đoạn sau:

+ Thu hoạch vào thời điểm thích hợp:

- Đối với nhóm lúa nếp nên thu hoạch khi trên 87% tổng số hạt đã chín. Thu xong cần tuốt và phơi ngay.

- Đối với nhóm giống lúa chất lượng cần thu hoạch sớm hơn (bông có khoảng 90% số hạt đã vàng). Thu hoạch vào lúc này lượng gạo trong cao hơn và ít bị gãy khi xay xát, cơm ăn ngon.

- Nhóm lúa thường: Cần thu hoạch muộn hơn khi lúa đã chín hoàn toàn (khoảng trên 95% số bông và số hạt đã vàng).

+ Phơi thóc: Cần thu hoạch vào ngày nắng ráo, khô hanh. Dù phơi hay sấy thì thóc cũng phải được làm khô từ từ. Nếu làm khô đột ngột thì hạt gạo sẽ bị gãy nhiều khi xay xát đồng thời chất lượng gạo sau này cũng sẽ bị giảm.

Lúa vụ xuân ở miền Bắc thường được thu hoạch vào tháng 6 DL thời tiết có nhiều nắng nóng nên rất thuận tiện cho việc hong phơi. Song để đảm bảo cho gạo sau này giữ được phẩm chất thơm ngon, hạt gạo trong và ít bị gãy đòi hỏi lô thóc cần được phơi qua 3 giai đoạn:

- Làm se vỏ: Lớp thóc cần được phơi dày từ 10-12cm và thường xuyên được đảo đều.

- Làm khô thóc: Nên phơi ở mức mỏng hơn và đảo thường xuyên cho thóc khô từ từ.

- Phơi đạt độ khô bảo quản: Thóc cần được làm sạch phơi lại cho thật khô đảm bảo độ ẩm đạt 13%( bóc gạo cắn thấy kêu đanh là được).

Để giữ thóc được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng cần phơi thật khô, làm sạch hết tạp chất rồi mới đem bảo quản. Giữ thóc trong chum, thùng phuy, thùng tôn, hòm gỗ hoặc trong bao chuyên dùng. Nơi cất trữ thóc phải khô ráo, thóc để cách tường và kê cao cách mặt đất 40 - 50cm để tránh hút ẩm. Nếu bảo quản trên 6 tháng thì cần phải phơi lại sau 5 tháng bảo quản để lấy lại ẩm độ 13%.

Hỏi: Xin chuyên gia cho biết tại sao nuôi gà sinh sản giai đoạn hậu bị lại phải cho ăn hạn chế?

Trả lời: Gà hậu bị, đặc biệt là gà hướng thịt có tính phàm ăn và lớn nhanh, nếu không cho ăn hạn chế chúng sẽ ăn nhiều, có khối lượng cơ thể lớn, là nguyên nhân chính dẫn đến các tác hại như: Tích mỡ nhiều, cả trong nội tạng, mỡ chèn ép cơ quan sinh sản làm cho gà đẻ ít trứng và trứng nhỏ; Gà có khối lượng lớn, cần nhiều dinh dưỡng, thức ăn để duy trì cơ thể hơn gà có khối lượng nhỏ, vì thế tốn nhiều thức ăn cho gà bố mẹ trong suốt thời gian đẻ, dẫn đến chi phí thức ăn/đơn vị sản phẩm (trứng giống) cao hơn; Gà to, béo (mập) gây khó khăn cho quá trình giao phối, thụ tinh vì thế tỷ lệ trứng có phôi thấp; Gà to, béo (mập) dễ mắc các bệnh về chân, dễ chết nóng, dập trứng, lộn tử cung hơn gà bình thường, vì thế tỷ lệ chết và loại thải cao hơn.

Hỏi: Vì sao khi nuôi gà bố mẹ giai đoạn hậu bị thường dùng đệm lót dày và không cần thay đệm lót?

Trả lời: Giai đoạn nuôi gà hậu bị trên nền cần đệm lót dầy và không cần thay đệm lót vì đệm lót dầy có tác dụng như sau: Hút ẩm từ phân gà; Giảm mức đậm đặc của phân; Diệt khuẩn: Sự kết hợp giữa lớp đệm chuồng dày và phân gà dẫn đến quá trình lên men tăng nhiệt ở mức thấp, có tác dụng diệt khuẩn. Quá trình này không gây hại đối với gà; Điều hoà độ ẩm và nhiệt độ môi trường và đảm bảo yêu cầu cần thiết đối với chất đệm chuồng là tơi xốp, có khả năng hút ẩm tốt.

Lưu ý: Trong trường hợp đệm lót bị ướt thì hót hết đệm lót ướt ra ngoài, san đệm lót cũ sang rồi bổ sung đệm lót mới; không thay hết để tiết kiệm vật tư cũng như công lao động, hơn nữa để tận dụng các vi sinh vật có ích sẵn có trong đệm lót. Lớp đệm chuồng có độ ẩm khoảng 25 - 30% là phù hợp nhất.

Hỏi: Chè ở vùng chúng tôi mỗi đợt ra búp non (nhất là những thời gian nắng nóng) thì con bọ cánh tơ lại xuất hiện và gây hại rất nhiều. Xin được hướng dẫn cách phòng trừ cho hiệu quả cao?

Trả lời: Bọ cánh tơ là một dịch hại rất phổ biến và quan trọng ở tất cả các vùng chuyên canh cây chè của nước ta hiện nay, đặc biệt là vào những đợt chè ra búp non mà lại gặp thời tiết khô, nóng. Nếu nặng, búp chè có thể bị chùn lại, lá và tôm chè bị biến dạng và rụng sớm, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.

Để hạn chế tác hại của bọ cánh tơ, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Bón phân, tưới nước đầy đủ, làm cỏ kịp thời, dùng vật liệu phủ kín đất xung quang gốc (không để rễ chè lộ lên trên mặt đất), để cây chè khỏe mạnh, có sức chống đỡ với tác hại của bọ cánh tơ và những dịch hại khác.

- Trồng thêm cây che bóng mát, để vườn chè luôn mát mẻ.

- Hái chè đúng lứa, để làm giảm mật số trứng và ấu trùng của bọ đang tồn tại trên búp chè.

- Nếu có điều kiện nên áp dụng cách tưới phun mưa, để rửa trôi bớt bọ trên lá non và búp chè.

- Vào giai đoạn chè phát triển búp, cần kiểm tra nương chè thường xuyên, để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trừ bọ kịp thời

Về thuốc, có thể dụng một trong những loại thuốc như Matoko 50WG, Abatox 1.8EC, Sacophos 550EC, Abasuper 3.6EC, Minup 0.3EC, Goldgun 0.9EC, Kozomi 0.3EC, Emacinmec 178SG…Theo kinh nghiệm của một số bà con trồng chè ở Yên Sơn và Hàm Yên (Tuyên Quang) thì hỗn hợp hai loại thuốc Goltoc 250EC và Sachray 200WP sẽ cho hiệu quả phòng trừ bọ cánh tơ rất cao. Về liệu lượng và cách sử dụng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc.

Để khắc phục các tình trạng hư hại của hạt lúa giống bà con nông dân cần áp dụng kỹ thuật bảo quản lúa theo quy trình như sau: Thu hoạch => làm sạch => phân loại => làm khô => bảo quản.


Việc bảo quản lúa giống sau thu hoạch có ý nghĩa quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Dưới đây là một số biện pháp để bảo quản lúa hiệu quả.

Trong quá trình bảo quản, hạt lúa thường bị một số hiện tượng như nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng… Khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của hạt lúa bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm, không đáp ứng yêu cầu vệ sinh cho người và vật nuôi. Để khắc phục tình trạng trên, bà con nông dân cần áp dụng kỹ thuật bảo quản lúa theo quy trình như sau: Thu hoạch => làm sạch => phân loại => làm khô => bảo quản.

Thu hoạch

Lúa mới thu hoạch có độ ẩm cao nên dễ nảy mầm, men mốc làm lúa bị hư. Để lúa không bị hỏng, trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%. Khi lúa có độ ẩm từ 13 – 14% có thể bảo quản được từ 2 – 3 tháng, độ ẩm từ 12 – 12,5%, bảo quản được hơn 3 tháng.

Làm sạch

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại…) cũng như tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ…) lẫn vào khi tuốt.

Phân loại

Loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt… cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc nhờ sức gió. Chỉ nên bảo quản những hạt lúa hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Làm khô

- Phương pháp phơi nhanh: Phơi dưới ánh nắng chói chang, nhiệt độ lên đến 40 độ C. Chỉ cần phơi liên tục từ 8 – 9g sáng đến 4 – 5g chiều trong hai, ba ngày nắng tốt là có thể xay xát được.

- Phương pháp phơi lâu: Tuy tốn thời gian nhưng gạo ít tấm hơn. Lúa được trải thành luống, ngày đầu phơi 2g, ngày thứ hai 3g, ngày thứ ba 4g. Cứ 15 phút, các luống được cào, đảo theo các hướng khác nhau. Và tốt nhất là sau khi phơi nên để lúa nơi bóng mát, thoáng gió. Những ngày tiếp theo, lúa có thể phơi 5 – 6g cho đến khi có độ ẩm thích hợp.

- Phương pháp nhân tạo: sấy lúa. Ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào, độ ẩm được khống chế thích hợp, hiệu suất thu hồi gạo cao.

Bảo quản

Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động của ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và ngăn cản được sự xâm nhiễm của côn trùng, nấm mốc… Tuy nhiên, tốt hơn hết là sau khi phơi khô, quạt sạch, lúa được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo lúa không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại… Lúa sau khi phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, bao, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm… để bảo quản tại gia đình nhưng số lượng không lớn. Với số lượng lớn thì phải bảo quản trong kho với không gian lớn được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật khi bảo quản.

PHI TRUNG


22456-cach-bao-quan-thoc-lua-tai-gia-dinh.pdf

BNEWS Để làm tăng chất lượng và giảm thiểu tỉ lệ hỏng, thất thoát sau thu hoạch ngô nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, người nông dân cần trang bị một số kiến thức trong công tác bảo quản sau thu hoạch.

Tránh nấm mốc

Trong thời gian bảo quản, trên bắp và hạt thường bị một số loại nấm thâm nhập và gây hại. Nấm phá hủy dinh dưỡng trên hạt, có thể làm chết phôi hạt, làm hạt mất sức nảy mầm.

Các loại nấm gây hại này thường là những loại nấm gây hại trên cả hạt và cả trong giai đoạn nảy mầm của ngô.

Các bệnh trên hạt thường liên quan đến các loại bệnh hại trên đồng ruộng trước khi thu hoạch, chúng tồn tại trên hạt từ đồng ruộng về kho bảo quản, do vậy các yếu tố như thời gian thu hoạch, biện pháp phơi sấy trước khi đưa vào bảo quản rất quan trọng.

Thu hoạch ngô quá sớm hay quá muộn, thu trong ngày ẩm ướt và điều kiện bảo quản nhiệt độ quá cao, ẩm độ cuả hạt lớn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các mầm bệnh trên hạt trong thời kỳ bảo quản.

Một số loại nấm mốc

- Bệnh mốc xanh hạt và mầm ngô: Thường gây hại trong thời gian bảo quản. Trên bắp, hạt ngô xuất hiện những lớp mốc màu xanh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.

- Bệnh mốc vàng hạt và mầm ngô: Trên vỏ hạt thường có vết mốc màu vàng bao phủ. Nấm có thể xâm nhập vào phôi hạt làm chết mầm.

- Bệnh mốc hồng hạt: Nấm gây hại trên bắp ngô khiến hạt ngô bị bệnh thường bị nứt. Vết nứt trên hạt không có hình thù cố định, chỗ nứt có màu hồng nhạt hay hồng tím.

- Bệnh mốc đen hạt: Nấm gây hại trên bắp ngô và thường bắt đầu từ cuống bắp. Hạt bị bệnh có màu nâu xám hay nâu đen, trên mặt hạt có những chấm nhỏ đường kính 1-2mm. Lõi bắp bị thối mục, màu xạnh đen, bắp rất nhẹ.

Biện pháp phòng trừ các bệnh hại hạt

Bệnh hại hạt ngô liên quan đến nguồn bệnh ngoài đồng ruộng, vì vậy ngay từ khi gieo trồng phải chú ý gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt để ngô sinh trưởng đều, chín tập trung. Cần thu hoạch nhanh gọn kịp thời, không để ngô chín tồn tại lâu trên đồng ruộng.

Thu hoạch vào ngày nắng ráo, loại bỏ những bắp bị bệnh ngay khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch về thực hiện tốt các biện pháp bảo quản cất trữ.

- Trước khi đưa vào bảo quản: Cần làm khô hạt tới độ ẩm an toàn là 13%. Sàng làm sạch để loại bỏ những hạt kém chất lượng (vỡ, lép, sâu mọt, mốc…).

- Trong quá trình bảo quản: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những triệu chứng của nấm mốc, loại bỏ những nông sản bị nhiễm độc, bị mốc; xử lý ngay những khối hạt chớm có hiện tượng hư hỏng. Lưu thông gió trong kho để hạt không tích nhiệt và nước. Dùng chất diệt nấm.

Mọt ngô

Mọt ngô là loại đa thực, chúng có thể ăn được hầu hết các loại ngũ cốc, hạt có dầu và nhiều sản phẩm thực vật khác dù thức ăn thích hợp nhất vẫn là ngô hạt. Mọt gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô chính sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục suốt quá trình bảo quản.

Đặc tính sinh học và đặc điểm hình thái

- Đặc điểm hình thái: Mọt ngô có hình dạng giống mọt gạo nhưng lớn hơn; thân dài khoảng 5mm, hình bầu dục dài, màu đỏ đến nâu đen, không bóng, chấm lõm trên đầu rất rõ ràng.

- Đặc tính sinh học: Mọt trưởng thành dùng vòi khoét một lỗ sâu vào hạt rồi đẻ trứng vào. Sâu non nở ra trong hạt thường ăn phôi trước sau đó mới đến nội nhũ và các bộ phận khác làm hạt chỉ còn lại một lớp vỏ mỏng, nhìn bề ngoài dễ lẫn với hạt còn nguyên vẹn. Khi đẫy sức, sâu non đục lỗ nhỏ trên mặt hạt để vũ hóa bay ra ngoài.

Trong kho mọt hoạt động nhanh nhẹn, chúng thích bò lên các vị trí cao trên đống hạt. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, mọt thường tập trung vào kẽ kho, mép bao… để ẩn nấp.

Bình thường vòng đời của mọt ngô là 40 ngày, nhưng ở điều kiện thuận lợi chỉ từ 28-30 ngày; thời kỳ trứng từ 3-6 ngày, thời kỳ sâu non từ 18-32 ngày, thời kỳ nhộng từ 12-16 ngày.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM sau thu hoạch ngô

Để nâng cao hơn nữa chất lượng ngô bảo quản sau thu hoạch cần áp dụng biện pháp tổng hợp (IPM) phòng trừ côn trùng hại kho. Quy trình công nghệ bảo quản nông sản quy mô nông hộ gồm các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác sơ chế tuyển chọn để đảm bảo nông sản đạt chất lượng cao trước khi đưa vào bảo quản.

- Sử dụng các phương tiện chứa, kho bảo quản phù hợp.

- Tăng cường vệ sinh kho, phương tiện bảo quản, hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường.

- Sử dụng biện pháp vật lý, sinh học cũng như thủ tục kiểm soát sinh vật hại kho.

- Loại trừ các chất bảo vệ thực vật trong dạnh mục cấm. Tăng cường sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thảo mộc để kiểm soát sinh vật có hại trong bảo quản. Đây được xem là phương pháp công nghệ sinh học hợp lý và thân thiện với môi trường.

- Nâng cao kiến thức cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về IPM sau thu hoạch nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao hiểu biết cho nông dân trong công nghệ sau thu hoạch.

Chuột

Những biện pháp sau đây thường được dùng để phòng trừ chuột vào phá hoại ngô bảo quản trong kho:

Biện pháp môi trường

Vệ sinh sạch sẽ kho tàng và môi trường xung quanh kho là một trong những biện pháp phòng ngừa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Các nông sản bảo quản cần được bao gói, để nơi khô ráo, sạch sẽ, đồng thời hạn chế các nguồn thức ăn cho chuột sẽ có thể hạn chế được 75% sự phát triển của chuột. Công tác vệ sinh được tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng giúp hạn chế sự phát triển của các loại sâu bọ hại kho khác.

Biện pháp kiến trúc xây dựng

Dựa vào những đặc tính sau của chuột để thiết kế và xây dựng kho:

- Chuột không nhảy cao quá 75cm.

- Chuột có thể leo qua tường cao 3-4m nếu tường trát không được phẳng, khi tường được trát phẳng, nhẵn thì chuột không vượt qua được bức tường cao 1m.

- Chuột có thể bò qua một sợi dây mảnh thẳng đứng hoặc nằm ngang nhưng nếu có một tấm chắn bằng kim loại đường kính khoảng 30cm thì chuột không vượt qua được.

- Tường dày 10cm được trát kỹ, không có chỗ nứt thì chuột cũng không làm gì được nhưng nếu tường dày hơn mà có vết nứt thì chuột sẽ đục khoét được.

- Lưới thép có kích thước lỗ không quá 1cm thì cả chuột con, chuột lớn đều không chui qua được.

- Nền xi măng dày 20cm nếu được xử lý tốt thì chuột cũng khó đào lên được.

- Với cánh cửa kho bằng gỗ thì nên dùng thép dày bịt vào những chỗ xung yếu ngăn chặn sự xâm nhập, cắn khoét của chuột.

Biện pháp sinh học

Chuột có nhiều kẻ thù tự nhiên như mèo, chó, rắn, chim, cú… Giữa chuột và kẻ thù tự nhiên luôn tồn tại mối liên quan ràng buộc mật thiết với nhau là khi kẻ thù tự nhiên nhiều thì chuột sẽ ít đi và ngược lại vì vậy cần bảo vệ và sử dụng hiệu quả những kẻ thù tự nhiên của chuột sẽ giữ vững cân bằng sinh thái.

Các biện pháp diệt chuột

Có rất nhiều phương pháp diệt chuột và được chia làm 3 nhóm chủ yếu sau:

- Phương pháp cơ học (dùng cạm bẫy).

- Phương pháp hóa học (dùng các loại thuốc hóa học làm bả).

- Phương pháp sinh học (dùng kẻ thù tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học để diệt chuột).

Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác. Nói chung, nếu có điều kiện thực hiện đồng bộ tất cả các phương pháp sẽ có hiệu quả cao hơn./.