Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

Tại sao cải cách của Hồ Quý Ly lại thất bại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.24 KB, 9 trang )

Bài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Việt Nam
Họ và tên: Đào Văn Huyến - MSSV: 209070059
Đề tài: Tại sao cải cách của Hồ Quý Ly lại thất bại?
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử việt nam từ khi dựng nước cho đến nay đã có rất nhiều
cuộc cải cách, đổi mới nhằm hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước và các chính
sách cai trị. Đặc biệt là từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, qua năm thế kỷ phát
triển từ các phương thức sản xuất tiền phong kiến sang phong kiến không
phải trải qua một cuộc cách mạng vũ trang nào, nhưng lại qua các cuộc cải
cách, đổi mới có hiệu quả. Mà đặc biệt là hai cuộc cải cách (của họ Khúc và
nhà Hồ) và hai cuộc đổi mới (từ Tiền Lê sang Lý, từ Lý sang Trần).
Cả bốn đều nhằm giải quyết những khủng hoảng xã hội, cũng cố lại
bộ máy nhà nước, đẩy mạnh tiến bộ xã hội. Nhưng nếu hai cuộc đổi mới (từ
Tiền Lê sang Lý, từ Lý sang Trần) đã thành công mỹ mãn, cuộc cải cách của
họ khúc cũng đã dành được những thắng lợi cơ bản, tạo ra được bước phát
triển tích cực của xã hội phong kiến Việt Nam, thì cuộc cải cách của Hồ Quý
Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã thành công một cách hạn chế mà cái
hạn chế lớn nhất lại là sự phá hoại của giặc ngoại xâm. Nó để lại một bài học
sâu sắc cho hiện tại.
Công cuộc đổi mới, cải cách của chúng ta hiện nay đã kế thừa truyền thống
của cha ông, rút ra những kinh nghiệm từ lịch sử dân tộc và thế giới, phát
huy đến cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, nắm vững quyền dân tộc
tự quyết để không ngùng dành thắng lợi.
Bản thân là một người dân Việt Nam và cũng vinh dự được sinh ra và
lớn lên trên mảnh đất lịch sử anh Hùng có dòng sông Mã thân thương đó là
quê hương Thanh Hóa. Nơi đã nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa như: khởi
nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa chiến khu Ba Đình(huyện Nga Sơn)…và là đất
tổ của các triều đại như nhà Nguyễn, nhà Lê, Nhà Hồ…Cùng với sự phân
công của giáo viên bộ môn và là người được sinh ra tại Thanh Hóa cũng
muốn được giới thiệu về những gì liên quan dến lịch sử của quê mình, em
xin chọn đề tài “Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly”. Em hy vọng qua bài tiểu


luận này em và các bạn có thể nắm rõ hơn về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly,
và cũng mong được thầy và các bạn điểm thêm vào những gì còn khiếm
khuyết giúp cho bài làm được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH
I. Cải cách hành chính
Cùng với quá trình đi lên con đường chính trị Hồ Quý Ly từng bước thực
hiện những cải cách hành chính trên một số lĩnh vực
 Về tổ chức hành chính: Từ năm 1375, khi được giao chức tham
mưu quân sự, Quý Ly đã đề nghị chọn các quan viên, người nào có tài năng,
luyệ tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thất, đều cho làm
tướng coi quân.
 Từ năm 1397, Hồ quý Ly đã đổi một số lộ ở xa thành trấn như:
Thanh Hóa đổi thành trấn Thanh Đô, Quốc Oai thành trấn Quãng Oai, Diễn
Châu đổi thành trấn Vọng Giang,… và nâng một số châu lên thành lộ. Ở các
lộ thống nhất việc chỉ huy quân sự và hành chính trong tay những quan chức
gọi là Đô hộ, Đô thống, Tổng quản do các đại thần nắm. Các lộ vẫn đặt
chánh, phó An phủ sứ như cũ, ở phủ đặt chánh, phó Trấn phủ như cũ; ở châu
đặt Thông phán và Thiên phán; ở huyện đặt lệnh úy và chủ bạ, bỏ đại tiểu, tư
xã và giữ giáp như cũ. Ở các trấn việc việc cai trị nặng nề mang tính chất
quân sự. Để tăng cường giao thông liên lạc giữa trung ương và địa phương,
các hệ thống trạm dịch được bổ sung. Để bảo đảm an ninh ở mỗi lộ có đặt
chức liêm phóng sứ- một chức quan chuyên trông coi việc dò xét tình hình,
trông coi bộ máy mật thám và dò la tin tức. Đồng thời quy định chế độ làm
việc: “lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Phàm những việc hộ tịch,
tiền thóc, kiện tụng dều làm gộp một sổ của lộ, đến cuối năm báo lên sảnh
để làm bằng mà kiểm xét,
Khu vực quanh thành Thăng Long được Hồ Quý Ly đổi thành Đông
Đô lộ do phủ đô hộ cai quản. Hồ quý Ly cho dời đô về An Tôn (Tây Đô).
Cùng năm này Hồ Quý Ly cho nhân dân xây kinh đô mới ở An Tôn( Vĩnh


Tôn- Thanh Hóa), để lại cho đời sau một công trình kiến trúc lớn, tục gọi là
thành nhà Hồ.
Hồ Quý Ly cũng định cách thức mũ và phẩm phục của các quan văn
võ: Nhất phẩm màu áo tía, nhị phẩm áo màu đại hồng, tam phẩm áo màu hoa
đào, tứ phẩm màu lục, ngũ phẩm trở xuống màu xanh biếc. Chế độ Thái
thượng hoàng được bãi bỏ cuối thời trần, nhưng đến khi nhà trần thành lập,
năm 1404 Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương và tự xưng là
Thái Thượng hoàng.
Về hành chính địa phương của nhà Hồ cơ bản giống Nhà Trần:



Không theo nề nếp nhà tiền Lê, Lý, Trần phong tặng quan tước cho
quý tộc tôn thất. Không đưa nhiều quý tộc nhà Hồ vào bộ máy nhà nước. Hồ
Hán Thương “cấm người tôn thất, cung nhân không được xưng quý hiệu,
người vi phạm bị trị tội”
Triều đình trung
ương
Huyện
LộTrấn
Huyện châu
Phủ
châu
Sách
động
hươngXã



II. Cải cách quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu là quan hệ


ruộng đất bằng chính sách “hạn điền”
Mục tiêu của hạn điền là hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc
phong kiến:
Chiếm hữu lớn về ruộng đất của nhà Trần vừa là do phân phong, vừa là do
chiếm dụng: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê
bồi ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai, ba năm khai khẩn thành ruộng, cho
họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều đất tư trang”
Năm 1397, tháng 6 (âm lịch) xuống chiếu hạn chế danh điền (tức
ruộng có người đứng tên. Riêng đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng
không hạn chế. Đến thứ dân thì số ruộng đến 10 mẫu. Người nào có nhiều
thì tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội. Bị biếm chức hay mất chức cũng được
làm như vậy. số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”.
“Hạn điền đánh vào nền tảng kinh tế của quyền uy chính trị của quý
tộc phong kiến. Tuy vậy cải cách này cũng chỉ là nửa vời. Bởi vì trong khi
xã hội đang có yểu cầu tư hữu hóa ruộng đất để phát triển kinh tế hàng hóa
tiền tệ và giải quyết nạn thiếu đói, thì số ruộng đất ngoài 10 mẫu được lấy ra
lại bị xung công “hiến cho nhà nước” biến thành quan điền”
Tuy việc đưa ruộng đất rút ra từ “hạn điền” vào sở hữu chung của nhà
nước phong kiến quan liêu như vậy là tiến bộ hơn sở hữu lớn của phong kiến
quý tộc, nhưng nó cũng chỉ có tác dụng củng cố quyền lực Nhà nước chứ
không phát triển được kinh tế, cải thiện được dân sinh, tăng cường được
khối đoàn kết dân tộc chống ngoaị xâm.
Phần náo đó là sự duy trì tính chất công hữu về ruộng đất của phương
thức sản xuất châu Á mà đến thế kỷ XV đã quá lỗi thời.
III. Cải cách quan hệ sở hữu sức lao động bằng biện pháp “hạn nô”
Chính sách hạn nô được ban hành sau chính sách hạn điền 4 năm tức là vào
năm 1401.
Chính sách hạn nô được tiến hành như sau:
Năm 1401, Hán Thương lập phép hạn chế gia nô: “Chiếu theo phẩm cấp
được có số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên nhà nước. Mổi tên được


trả 5 quan tiền. Người nào đáng được có gia nô phải xuất trình chúc thư ba
đời. Nô người nước ngoài thì không theo lệ này. Các nô đều thích vào trán
để đánh dấu,…”
Mục tiêu của “hạn nô” cũng đồng nhất với “hạn điền” là đánh vào cả thế
và lực của quý tộc phong kiến, như sử cũ ghi rõ: “Bấy giờ bọn sĩ đại phu
tham phú quý, mong được lòng họ Hồ, đâng thư khuyên giết hại con cháu
nhà Trần, giảm bớt số ruộng và nô để nén bớt thế lực của họ, như bọn Hoàng
Hối Khanh, Nguyễn Hy Chu, Đồng Thức, còn lại thì nhiều vô kể”
Đây không chỉ giảm ưu thế về kinh tế, mà còn làm giảm sức mạnh quân
sự của quý tộc. Sức mạnh quân sự của gia nô, nô tì thời Trần đả được biểu lộ
trong cuộc chiến thắng Nguyên Mông, nay quý tộc có thể dùng sức mạnh đó
đánh vào “kẻ tiếm ngôi” là Hồ Quý Ly”, buộc họ Hồ phải đề phòng. Mặt
khác cũng để hạn chế sự rối loạn xã hội bởi vì trong khủng hoảng, nhiều gia
nô đã bỏ chủ đi theo nông dân khởi nghĩa,..
Nhưng cũng như hạn điền, “hạn nô” cũng là chính sách nửa vời.
Đáng lẻ “hạn nô” là để giải phóng sức sản xuất xã hội, thì đây lại đưa nô
xung công và xung vào quân dịch để cũng cố chế độ phong kiến quan liêu.
Như vậy là vẫn duy trì tàn dư của phương thức sản xuất châu Á về công hữu
hóa sức lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế hàng hóa- tiền tệ. Cũng có
thể nói như ngôn ngữ ngày nay là “hạn nô” đúng ở đầu vào nhưng sai ở đầu
ra.
IV. Cải cách văn hóa, giáo dục
Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để
chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã
biên tập thiên "vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh
đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Về mặt xã hội, ông thiết lập sở "Quản tế" (như ty y tế ngày nay). ở
các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là "Thường bình", lấy tiền công mua lúa
trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Khuyến khích sử dụng chữ Nôm, tự mình làm thơ chữ Nôm và giải


nghĩa Kinh thi bằng chữ Nôm. - Phát huy tác dụng Nho giáo: Năm 1392 làm
sách Minh Đạo (“Con đường sáng”) 14 thiên (cho Chu Công là tiên thánh,
Khổng Tử là tiên sư", nêu ra “bốn chỗ đáng ngờ trong sách Luận ngữ".
Năm 1395 dịch thiên "Vô dật" (Không lười biếng) trong Kinh thư
ra chữ Nôm nếu tấm gương của các vua hiền thời xưa để dạy vua Thuận
Tông. - Đề cao lối học thực dụng cần thiết cho ca chế quan liêu : Phê phán
những người chỉ biết chắp nhặt văn chương, tuy học rộng nhưng viễn vông.
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa đổi chế độ thi cử, đặt kỳ thi hương ở
địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội phải làm thêm
một bài văn sách do vua đề ra để định thứ bậc. Trong bốn trường thi, Hồ

Thân thế của Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly (1336 - 1407) lấy tên húy là Hồ Nhất Nguyên. Ông là hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu. Ông tại vị từ năm 1400 đến 1401, tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng. Sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến 1407.

Thời niên thiếu, Hồ Quý Ly theo học võ, gia nhập chốn quan trường triều Trần sau khi đỗ thi Hương, khoa Hoành từ. Ông có 2 người cô ruột đều là vợ vua Trần Minh Tông. Một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông, người còn lại sinh ra Trần Duệ Tông. Do đó, ông nhận được sự tín nhiệm của Trần Nghệ Tông khi lên ngôi vua.

Năm 1373, Hồ Quý Ly được phong làm Tham mưu quân sự. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông đánh Chiêm Thành tử trận, Hồ Quý Ly kinh hãi, bỏ chạy về nước nhưng được tha tội.

Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định
Tranh vẽ Hồ Quý Ly

Đến năm 1380, Hồ Quý Ly làm Thống lĩnh quân Đại Việt chống lại các cuộc tấn công của Chiêm Thành. Đến năm 1387, ông được phong làm Tể tướng.

Cũng từ đó mà ông nắm giữ quyền lực gần như tuyệt đối trong triều. Các tông tộc, quan lại trung thành với họ Trần đã có 2 lần chính biến nhằm lật đổ Hồ Quý Ly nhưng ông đều giành thắng lợi. Và đã có nhiều người bị hành quyết sau những lần chính biến đó.

Vào năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt tên nước là Đại Ngu. Chưa đầy 1 năm sau thì trao ngôi báu cho con, xứng làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm đại quyền.

Hồ Quý Ly cũng chính là người chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Sau 20 tháng đăng cơm ông phát binh thảo phạt Chiêm Thành chiếm được 2 châu Đại Chiêm và Cổ Lũy (1402).

Đến năm 1403, ông cho đại quân bao vây Bồ Bàn nhưng không thắng. Đến năm 1406, nhà Minh xâm lược Đại Ngu. Do không được lòng dân, binh lính bất mãn nên quân nhà Hồ thảm bại, nhanh chóng rút lui về phía nam. Nhà Hồ thất bại hoàn toàn vào năm 1407 khi cha con Hồ Quý Ly bị quân nhà Minh bắt và giải về Trung Quốc.

Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định
Phối cảnh thành nhà Hồ

Các sử quan thời quân chủ của Đại Việt sau này khi biên soạn các bộ sử của triều đình như sách Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đã không coi nhà Hồ như một triều đại chính thống. Họ đã chỉ trích việc giết vua cướp ngôi, các chính sách làm mất lòng dân của Hồ Quý Ly và coi việc họ Hồ thất bại trước nhà Minh là kết cục tất yếu.

Hồ Quý Ly - nhà cải cách tiên phong

Nhà Trần, kể từ đời Trần Dụ Tông (1341 - 1357), bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng xã hội ngày càng toàn diện và trầm trọng. Trần Nghệ Tông dù cố gắng khắc phục nhưng không ăn thua. Tham quan xuất hiện, dân đói nghèo, nạn cướp bóc khắp nơi. Trong khi đó, quan hệ với Chiêm Thành căng thẳng, chiến tranh triền miên, càng về sau tần suất càng cao. Ở phía Bắc, nhà Minh ngày càng tăng cường sức ép và chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

Bản chất sâu xa của cuộc khủng hoảng này là mâu thuẫn nội tại của thể chế chính trị, mô hình nhà nước phong kiến quý tộc nhà Trần đã trở nên lỗi thời... Từ cuộc khủng hoảng này đặt ra nhu cầu về một cuộc cải cách toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tư tưởng cải cách hình thành và Hồ Quý Ly đã trở thành người tiên phong khởi xướng và lãnh đạo cuộc cải cách này.

Hồ Quý Ly được ghi nhận là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Dưới bàn tay của ông, Đại Việt đã chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình nhà nước quý tộc sang mô hình nhà nước quan liêu, với mức độ tập trung quyền lực vào triều đình trung ương được tăng cường lên một mức độ mới. Công cuộc cải cách thời kỳ này vừa có những nét tiến bộ vừa tồn tại không ít những sai sót.

Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định
Hồ Quý Ly là một nhà cải cách tiên phong

Về nhân sự, Hồ Quý Ly đã mở đường cho những người có năng lực nhưng không thuộc dòng dõi quý tộc tham gia vào việc quốc gia đại sự. Cụ thể, năm 1375, ông đã tham mưu cho vua Trần Duệ Tông xuống chiếu tuyển các quan viên viết võ nghệ, thông hiểu thao lược để làm tướng, không nhất thiết phải là dòng dõi tôn thất.

Thực ra đầu thời Trần cũng có những danh tướng xuất thân không phải tôn thất như Lê Tần, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái... Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp riêng lẻ, cá biệt chứ chưa là chính sách của triều đình.

Dưới bàn tay của Hồ Quý Ly, việc học hành thi cử cũng được định lại một cách quy củ hơn, rộng đường cho những người tri thức tiến thân vào quan trường. Phép thi cử thời Hồ được lấy làm chuẩn mực cho nước Việt xuyên suốt mấy trăm năm sau.

Chính sách "hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Hồ Quý Ly quả thực đã giúp cho nguyên khí của nước Việt được mạnh hơn. Song điều đó không bù đắp được những nguyên khí đã bị mất mát trong cuộc đổi ngôi.

Không thể không nhắc đến việc tầng lớp tôn thất của nhà Trần được đào tạo tốt về thuật cai trị và binh pháp đã bị giết hoặc phải sống ẩn dật. Kể cả những quan lại có tài không thuộc hoàng tộc nhưng chống lại uy quyền của nhà Hồ cũng không thoát họa.

Ví dụ như danh tướng Nguyễn Đa Phương là người mà chính Hồ Quý Ly tiến cử, cùng Hồ Quý Ly sát cánh chống giặc Chiêm Thành nhưng sau đó cũng vì hiềm khích mà bị Hồ Quý Ly gièm pha khiến Đa Phương bị Nghệ Tông giết.

Vào năm 1396, để trưng thu nguyên liệu đồng trong dân phục vụ việc đúc súng, Hồ Quý Ly đã lệnh cho dân đổi hết tiền đồng sang tiền giấy mang tên Thông Bảo Hội Sao. NHững ai làm tiền giả hoặc còn chứa và sử dụng tiền đồng sẽ bị xử chết, tịch thu gia sản.

Xét việc lưu hành tiền giấy vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa là phương thức tiến bộ. Song chính sách tiền giấy của nhà Hồ lại phạm phải lỗi cơ bản là đi ngược nguyên tắc tiền tệ phải có đủ cơ sở để nhân dân tin tưởng vào giá trị giao dịch của nó.

Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định
Dù có tư tưởng tiến bộ nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đạt được thành công

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa chưa thực sự phát triển hoàn thiện, tự thân tiền đồng được đảm bảo giá trị bằng vật liệu làm ra tiền. Khi đổi sang tiền giấy, tâm lý người dân thời kỳ này đa phần cho rằng giấy là vật liệu giá trị thấp, dẫn đến hoài nghi về tiền tệ mới. Điều đó khiến cho đời sống nhân dân bị xáo trộn rất lớn, ảnh hưởng đến uy tín của triều đình với nhân dân.

Đến năm 1397, Hồ Quý Ly muốn tách vua khỏi đất căn bản để dễ bề soán ngôi nên đổi trấn Thanh Hoa làm trấn Thanh Đô, cho xây dựng thành An Tôn, ép vua Trần Thuận Tông phải dời đô về đó. Kinh đô mới gọi là Tây Đô. Kinh đô cũ là Thăng Long đổi thành Đông Đô.

Việc làm này của Hồ Quý Ly khiến quan viên phẫn nộ, hết lời can gián. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng biểu: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ[ chỉ Thăng Long] có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị [tức sông Hồng], núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa, các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu... Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm”. Kể cả Hành khiển Phạm Cự Luận là người tâm phúc của Quý Ly cũng khuyên không nên. Nhưng bất chấp tất cả, Hồ Quý Ly vẫn cho dời đô.

Vào năm 1397, Hồ Quý Ly xuống lệnh định lại cơ chế các địa phương “Lộ trông coi phủ, phủ trông coi châu, châu trông coi huyện. Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét”. Trách nhiệm của các cấp liên đới nhau từ trên xuống dưới, việc quản lý triều đình nhờ đó mà đơn giản hơn.

Xuyên suốt thời kỳ chuyên chính đến khi soán ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly nhiều lần thay đổi hành chính ở các địa phương, cốt là để việc cai trị của triều đình trung ương được thông suốt, hạn chế tình trạng cát cứ địa phương.

Để chia nhỏ thế lực của giới quý tộc, Hồ Quý Ly ban hành chính sách "hạn điền”: “Đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu. Người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”.

Ông còn sai quan làm lại sổ ruộng đất rất kỹ càng. Nhưng ruộng quá hạn làm sổ mà chưa kê khai, cắm tên chủ trên mảnh đất đó sẽ bị sung công. Chính sách hạn điền trên thực tế là 1 cuộc cải cách ruộng đất nhằm thâu tóm thêm ruộng công cho nhà nước, giảm số ruộng tư, hạn chế quyền lực của các địa chủ.

Hồ Quý Ly cũng đưa ra chính sách để kìm chế giới quý tộc cũ là "hạn nô”: “Chiếu theo phẩm cấp được có số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên, mỗi tên được trả 5 quan tiền. Người nào đáng được có gia nô phải xuất trình chúc thư 3 đời. Nô người nước ngoài thì không theo lệ này”.

Đây không phải là chính sách giải phóng nô lệ mà chẳng qua chỉ là một thủ đoạn chính trị của Hồ Quý Ly nhắm vào giới quý tộc cũ. Chính sách này có mặt lợi là gần như ngay lập tức nó đánh quỵ nền tảng kinh tế, xã hội của những tàn dư triều đại cũ, giúp cho nhà Hồ nhanh chóng ổn định đất nước, tránh khỏi những nguy cơ nội chiến tiềm tàng.

Mặt trái là đã động vào những nhóm lợi ích cơ bản của xã hội Đại Việt đương thời, làm cho họ Hồ khi lên ngôi mất đi sự ủng hộ của các tầng lớp nắm giữ tài lực, cũng là tầng lớp có uy tín, có thế lực nhất trong đất nước.

Về văn hóa giáo dục, Hồ Quý Ly khuyến khích sử dụng chữ Nôm; phát huy tác dụng của Nho giáo; đề cao lối học thực dụng, cải tiến thi cử và ban hành chính sách khuyến học.

Trước nguy cơ nhà Minh xâm lược và gây hấn của Chiêm Thành, Hồ Quý Ly chú trọng cải cách quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Năm 1401, lập sổ hộ tịch nhằm “điểm binh càng nhiều”; bổ sung quân nô vào quân điện tiền với mục tiêu có đội quân 1 triệu người.

Đến năm 1402, xét duyệt quân ngũ, chọn tráng đinh, cho người nghèo sung vào quân trợ dịch sau đổi làm quân bồi vệ. Năm 1403, đem người chưa có ruộng mà có của đến Thăng Hoa, biên chế thành quân ngũ. Năm 1405 chấn chỉnh lại tổ chức quân đội, chia thành các vệ, đội, doanh… một cách quy củ.

Bên cạnh việc chú trọng cải tiến vũ khí, trang bị; mở xưởng đúc vũ khí, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến đinh sắt; bổ sung voi chiến; xây dựng các hệ thống phòng thủ, nhất là các thành lũy. Đáng kể nhất là thành Tây Đô (Thanh Hóa), Đa Bang (Sơn Tây) và hệ thống các công trình phòng thủ quy mô lớn, gồm các bãi cọc, xích sắt, các đồn binh kéo dài từ núi Tản Viên, ven theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình.

Các sử gia đánh giá: Nhìn chung, tư tưởng và chính sách cải tiến của Hồ Quý Ly có điểm tiến bộ, thậm chí vượt trước thời đại của Hồ Quý Ly không chỉ là một giải pháp tình thế để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phòng thủ quốc gia lúc bấy giờ mà còn mở đầu cho việc xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền thay thế cho nhà nước phong kiến quý tộc lấy Phật giáo làm quốc giáo đã lỗi thời.

Song, hệ thống chính sách, các giải pháp cải cách còn nhiều điểm chưa hợp lý, còn bất cập. Cuộc cải cách này chưa đủ sức để hóa giải cuộc khủng hoảng, chưa giải quyết được những mâu thuẫn xã hội, mà còn làm rạn nứt thêm mối đoàn kết toàn dân, nhất là mối liên hệ giữa vương triều với nhân dân. Nhà Hồ nhanh chóng bị thất thủ trước cuộc xâm lược của nhà Minh một phần là do mất lòng dân.

Xem thêm: Bí ẩn về cái chết của 6 vị vua chúa Việt Nam đến nay vẫn chưa có câu trả lời

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc và giáo dục
  • 2 Quan viên nhà Trần
    • 2.1 Triều đại Trần Nghệ Tông
    • 2.2 Triều đại Trần Duệ Tông
    • 2.3 Triều đại Trần Phế Đế
      • 2.3.1 Phế Đế mưu trừ bỏ Quý Ly
    • 2.4 Triều đại Trần Thuận Tông
      • 2.4.1 Dời đô về Thanh Hóa
      • 2.4.2 Ép Thuận Tông nhường ngôi
  • 3 Hoàng đế Đại Ngu
    • 3.1 Chính trị
    • 3.2 Kinh tế
    • 3.3 Giáo dục
    • 3.4 Quân sự
  • 4 Chiến tranh với Chiêm Thành
  • 5 Tranh chấp đất đai với nhà Minh
  • 6 Chiến tranh với nhà Minh
    • 6.1 Bối cảnh trước cuộc chiến
    • 6.2 Quân Minh sang lần thứ nhất và bị thua trận
    • 6.3 Quân Minh sang lần thứ hai
  • 7 Số phận sau khi bị nhà Minh bắt
  • 8 Nhà thơ
  • 9 Giai thoại
  • 10 Nhận định
  • 11 Gia đình
  • 12 Xem thêm
  • 13 Chú thích
  • 14 Tham khảo
  • 15 Liên kết ngoài

Nguồn gốc và giáo dụcSửa đổi

Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly (黎季犛), biểu tự Lý Nguyên (理元). Ông sinh năm Bính Tý (1336), quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa). Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Chiết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) sang sinh sống ở Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn 12 sứ quân họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy Nguyệt Đích Công chúa, sinh ra Nguyệt Đoan Công chúa. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Huấn, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ.[1]

Theo sách Việt sử tiêu án: Quý Ly tìm kiếm được dòng máu họ Hồ, muốn trở lại họ cũ, bèn lấy tên Hồ Cương làm người tâm phúc.[2] Theo Minh thực lục, Lê Quý Ly xưa vốn là con của một cựu võ quan là Lê Quốc Mạo hoặc Lê Quốc Kỳ, sau khi cướp ngôi, Lê Quý Ly đổi tên thành Nhất Nguyên (一元).[3][4][5]

Hồ Quý Ly thuở nhỏ theo học võ Nguyễn Sư Tề, sau đỗ thi Hương, rồi đỗ khoa Hoành từ.[6] Hai chị em bà cô của Hồ Quý Ly đều làm cung nhân của Trần Minh Tông; bà Minh Từ Hoàng thái phi sinh ra Trần Nghệ Tông; bà Đôn Từ Hoàng thái phi sinh ra Trần Duệ Tông. Do đó, Trần Nghệ Tông mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly, lại đem em gái mới góa chồng là Huy Ninh công chúa gả cho.[7]

Quan viên nhà TrầnSửa đổi

Triều đại Trần Nghệ TôngSửa đổi

Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, do không có con, ra chiếu cho người con của cố Cung Túc Đại vương Trần Dục tên Nhật Lễ lên ngôi. Nhật Lễ vốn là con của người làm trò trong hoàng cung tên Dương Khương. Vợ Dương Khương làm con hát trong cung, đương khi mang thai Nhật Lễ thì Trần Dục lấy làm thích, cưới về làm vợ, nhận Nhật Lễ làm con. Nhật Lễ lên ngôi, chỉ lo rượu chè dâm dật, hát xướng, tôn thất nhà Trần và các quan đều thất vọng. Năm 1370, người con thứ ba của vua Trần Minh Tông liên kết với các tôn thất và các quan làm binh biến, các tướng đem quân hàng, rốt cuộc bắt được Nhật Lễ, lên làm vua, tức Trần Nghệ Tông.[8]

Do là anh em bên ngoại nên Hồ Quý Ly được vua Nghệ Tông tín nhiệm. Năm 1371, Quý Ly được làm Khu mật viện đại sứ và được vua gả em gái vừa góa chồng là công chúa Huy Ninh cho. Thời bây giờ, nước Chăm do Chế Bồng Nga làm vua cường thịnh, thường đem binh đánh cướp Đại Việt. Năm 1371, quân Chiêm đánh vào tận kinh đô, cướp bóc, đốt phá, nhà vua phải lánh sang Đông Ngàn tránh.[9] Tháng 8 năm 1371, vua Nghệ Tông sai Quý Ly đi tới Nghệ An để chiêu tập dân chúng, vỗ về biên giới, đến tháng 9, gia phong làm Trung Tuyên Quốc thượng hầu.

Triều đại Trần Duệ TôngSửa đổi

Tháng 11 năm 1372, Trần Nghệ Tông xuống chiếu nhường ngôi cho em là Trần Kính, tức là Trần Duệ Tông, còn bản thân lên làm Thái thượng hoàng. Trần Duệ Tông là con của Đôn Từ Thái phi, cũng là cô của Lê Quý Ly. Trần Duệ Tông lấy Lê Quý Ly làm Tham mưu quân sự.[10] Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ Tông quyết định thân chinh đi đánh. Tháng 12 năm 1376, Duệ Tông cầm 12 vạn quân đánh Chiêm Thành.[11] Tháng giêng năm 1377, quân Đại Việt tiến vào cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Quân Việt bị quân Chiêm phục kích, Duệ Tông tử trận. Lê Quý Ly bấy giờ đang đốc thúc quân tải lương, được tin Duệ Tông tử trận, sợ hãi, bỏ chạy về trước.[12]

Triều đại Trần Phế ĐếSửa đổi

Năm 1377, Trần Nghệ Tông thấy Duệ Tông tử trận, nên chiêu hồn chôn ở Hy Lăng và cho lập con trưởng của Duệ Tông là Kiến Đức Đại vương Trần Hiện 16 tuổi lên làm vua, tức là Trần Phế Đế, tôn hiệu Giản Hoàng.[12][13] Theo nhận xét của sử quan Ngô Sĩ Liên: vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền càng về tay kẻ dưới, xã tắc lung lay.

Sau khi đánh bại Trần Duệ Tông, vua Chăm Pa Chế Bồng Nga biết binh lực nhà Trần suy nhược nên liên tục phát thủy binh Bắc tiến. Trong vòng chỉ hai năm (1377–1378), quân Chăm Pa tiến công hai lần bằng đường biển, hai lần đều vào được thành Thăng Long giết người cướp của rồi rút về.

Năm 1379, Hồ Quý Ly được vua lấy làm Tiểu tư không kiêm Hành khu mật đại sứ như cũ. Hồ Quý Ly tiến cử con của thầy học mình là Nguyễn Đa Phương làm tướng quân, Phạm Cự Luận làm quyền đô sự. Người đương thời cho rằng Hồ Quý Ly có phương viên tá lự, tức có người giúp mưu tính kế vuông tròn.[14]

Đầu năm 1380, vua Chăm Pa phát quân đánh vào Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 3 năm đó, Lê Quý Ly được lệnh thống lĩnh quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi vào Thanh Hóa để chống giữ. Quý Ly đem quân đến sông Ngu (nay là sông Lạch Trường ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), ra lệnh cho binh sĩ đóc cọc gỗ ở giữa lòng sông.[15] Tháng 5 cùng năm, Quý Ly dẫn viên tướng chỉ huy quân Thần Vũ là Nguyễn Kim Ngao và tướng chỉ huy quân Thị vệ là Đỗ Dã Kha ra đánh. Kim Ngao quay thuyền trở lại để tránh mũi nhọn của giặc. Quý Ly chém Ngao để thị uy trước ba quân, rồi ra lệnh quân sĩ nổi trống hò reo mà tiến. Vua Chiêm Chế Bồng Nga chống cự không được, phải rút chạy về nam. Kể từ đó Đỗ Tử Bình cáo ốm, không giữ binh quyền nữa. Chỉ có Quý Ly giữ chức Nguyên Nhung hành Hải Tây Đô thống chế.[16]

Sang năm 1382, quân Chiêm lại Bắc tiến đánh vào Thanh Hóa. Lê Quý Ly đem quân đóng đồn ở núi Long Đại ở Thanh Hóa (tức núi Hàm Rồng), Nguyễn Đa Phương đóng cọc giữ cửa biển Thần Đầu. Quân Chiêm hai đường tiến đánh. Khi thủy quân Chiêm lại gần, Đa Phương không đợi lệnh Quý Ly, cho mở cọc cắm cừ, tiến ra giao chiến. Quân Chiêm trở tay không kịp, quân Đại Việt dùng hỏa khí ném vào làm thuyền Chiêm bị cháy đắm gần hết. Quân Chiêm thua to, phải bỏ chạy vào rừng núi. Quân Việt vây núi ba ngày, quân Chiêm nhiều người bị chết đói. Thủy quân Chiêm còn lại bỏ chạy về nước. Quân Việt đuổi theo đánh đến Nghệ An. Sau đó Nguyễn Đa Phương được thăng làm Kim Ngô vệ Đại tướng quân.[17]

Kể từ khi giành toàn thắng trong các trận sông Ngu và cửa Thần Đầu, quân thế Đại Việt đã tốt hơn nhiều. Do vậy, tháng 1 năm 1383, Trần Nghệ Tông ra lệnh cho Lê Quý Ly đem quân vào đến Lại Bộ Nương Loan (ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay) nhưng gặp phải bão đánh nát mất nhiều thuyền chiến, vì vậy lại phải rút quân về. Sang tháng 6, Chế Bồng Nga cùng với đại tướng La Khải đem quân đi đường núi ra đóng ở đất Quảng Oai (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Trần Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn đi đánh, nhưng bị quân Chiêm bắt. Nghệ Tông sợ hãi, chạy khỏi Thăng Long, người học trò Nguyễn Mộng Hoa mặc nguyên quần áo lội xuống nước cản Thượng hoàng hãy ở lại chống quân Chăm Pa nhưng Nghệ Tông không nghe. Nguyễn Đa Phương ngày đêm đốc suất quân sĩ dựng rào chắn bảo vệ kinh thành, tháng 12 quân Chiêm dẫn quân về.[18]

Năm 1384, nhà Minh đánh vùng Vân Nam, sai người sang Đại Việt đòi lương thực cấp cho quân lính ở Lâm An. Nhà Trần đồng ý cấp lương thực, các quan sai đi nhiều người nhiễm bệnh mà chết. Đến năm 1385, 1386, nhà Minh lại đòi cấp tăng nhân, các giống hoa quả, lại sai bọn Cẩm Y vệ sang mượn đường đánh Chiêm Thành, đòi 50 con voi.[19] Quan Tư đồ, Chương túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán xin về trí sĩ ở Côn Sơn, đem con là Mộng Dữ gửi gắm cho Quý Ly. Quý Ly đem công chúa Hoàng Trung gả cho Mộng Dữ. Lúc này Hồ Quý Ly nắm quyền hành lớn, các tôn thất và quan lại tỏ ra lo lắng. Năm 1387, Hồ Quý Ly được thăng làm Đồng bình chương sự, Thượng hoàng ban cho một thanh gươm, một lá cờ đề tám chữ Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức, Quý Ly làm một bài thơ cảm tạ.

Phế Đế mưu trừ bỏ Quý LySửa đổi

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông tuy nắm giữ đại quyền, nhưng việc gì cũng do Quý Ly quyết định. Quý Ly tìm cách phát triển thế lực riêng, nhưng Nghệ Tông vẫn không hề nghi ngại. Lúc đó, lòng các quan lại, tôn thất phần nhiều đã chán nản, rã rời, nhiều người biết trước Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần như Trần Nguyên Đán liền kết thông gia với họ Hồ, mong được phú quý và toàn mạng sau này.[20] Tuy nhiên, Nghệ Tông hết lòng tin rằng Quý Ly vẫn trung thành với triều Trần, nên trao cho ông gươm và một lá cờ có đề "Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức".[21]

Bấy giờ, Hoàng đế thấy Thượng hoàng quá tin dùng Quý Ly, mới bàn với Thái úy Trang Định vương Trần Ngạc (là con trưởng của Thượng hoàng) rằng nếu không trừ đi ắt thành vạ to. Không ngờ rằng, người hầu vua học là Vũ Như Mai biết được chuyện này, liền báo cho Quý Ly biết trước. Nguyễn Đa Phương khuyên Quý Ly nên tránh ra núi Đại Lại (ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) để chờ đợi biến động. Trong khi đó, Phạm Cự Luận lại can rằng:[21][22]

"Không được, một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn".

Quý Ly nói:

"Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết mình".

Cự Luận nói:

"Thượng hoàng trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan phục Đại vương [Trần Húc], vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói "Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con" may ra Thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định vương [Trần Thuận Tông]. Nếu Thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".

Quý Ly nghe vậy, bèn bí mật vào yết kiến Thượng hoàng rồi cứ y tâu như lời Cự Luận.[23] Thượng hoàng nghe vậy, bèn giả vờ vi hành về Yên Sinh, rồi sai người gọi Đế hiển đến bàn việc nước. Đế hiển đến, lập tức bị bắt rồi bị giam vào chùa Tư Phúc. Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Đế hiển viết hai chữ "Giải giáp" đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ý Thượng hoàng, các tướng mới thôi. Lát sau, Nghệ Tông đưa vua xuống phủ Thái Dương và cho thắt cổ cho chết. Bấy giờ Lê Á Phu cùng các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách và người học trò Lưu Thường vì cùng mưu với Đế hiển nên đều bị giết cả; chỉ có Nhập nội Hành khiển tả ty Lê Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu. Về sự việc này, sử gia Ngô Sĩ Liên trong tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư có nói rằng:[24]

Theo Minh thực lục, khoảng cuối tháng 12 năm 1388, Lê Nhất Nguyên (黎一元) giết vua Trần Vĩ (tức Trần Phế Đế) rồi chôn ở phường Đại Dương ngoại thành Thăng Long. Lê Nhất Nguyên sau đó lập Trần Nhật Hỗn (tức Trần Thuận Tông), con Trần Thúc Minh (tức Trần Nghệ Tông) (陳叔明) lên thay.[3]

Triều đại Trần Thuận TôngSửa đổi

Vua Trần Phế Đế bị buộc cổ cho chết, Trần Nghệ Tông lập người con út là Chiêu Định vương Ngung làm hoàng đế, tức vua Trần Thuận Tông, vào năm 1388, đổi niên hiệu là Quang Thái, đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng. Một năm sau, vua lập con gái lớn của Quý Ly làm Hoàng hậu. Cùng năm đó, Hồ Quý Ly lấy người tâm phúc của mình là Phạm Cự Luận làm Thiêm thư Khu mật viện sự, Cự Luận tiến cử cho Quý Ly người em là Phạm Phiếm cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương, Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Thân và Đỗ Tử Mãn, đều là người tài giỏi.[25]

Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào hương Cổ Vô. Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly dẫn quân chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân Đại Việt đóng cọc dày đặc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt sẵn quân và voi, giả vờ bỏ doanh trại rút về. Hồ Quý Ly chọn những quân tinh nhuệ, dũng cảm làm quân cảm tử truy kích quân Chiêm. Thủy quân Đại Việt nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước, tung voi trận xông ra. Quân tinh nhuệ đã đi xa, quân thủy bị ngược dòng không tiến lên được. Kết quả quân Đại Việt bị thua to, hàng trăm tướng tử trận. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về Thăng Long xin thêm chiến thuyền để chống cự. Trần Nghệ Tông không cho, vì thế ông giao trả binh quyền, không đi đánh nữa. Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương chống giữ ở Ngu Giang, biết mình thế yếu, bèn dùng kế giương nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, đang đêm dong thuyền nhẹ rút lui.[25] Về việc này, Việt sử tiêu án có ghi rằng:

Việc này Quý Ly trốn trước, Đa Phương trốn theo, thế mà còn cho rằng: toán quân đi giữ gìn sau cùng, là công của mình, có vẻ khoe khoang, thế là những người thua bỏ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước, lại không xấu hổ với quân lính buộc thuyền giữ cây gỗ đó hay sao? Còn tài cán gì mà khoe khoang.[26]

Quân Chiêm không dám đuổi theo. Quân Đại Việt rút lui trọn vẹn không bị tổn thất. Trở về kinh thành, Nguyễn Đa Phương cậy công lớn có ý lên mặt, công khai chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Nghệ Tông nghe vậy bèn cách chức Đa Phương. Quý Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết Phương vì sợ Phương đi hàng Chiêm, do đó Nghệ Tông bèn ép Phương tự vẫn.

Bấy giờ, quân nổi loạn khắp nơi, Nguyễn Thanh làm loạn ở Lương Giang, Phạm Sư Ôn nổi dậy ở Quốc Oai. Về việc này, Việt Nam sử lược ghi rằng:

Bấy giờ trong triều thì Lê Quý Ly chuyên quyền, chọn những chân tay cai quản các đội quân để làm vây cánh, ngoài các trấn thì giặc giã nổi lên nhiều lắm. Ở Thanh Hóa có tên Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức vương làm loạn ở Lương Giang; tên Nguyễn Kị tự xưng là Lỗ vương làm loạn ở Nông Cống. Ở Quốc Oai thì có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh Kinh sư. Thượng hoàng, Thuận Tông và triều đình phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn lấy được Kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai. Bấy giờ có tướng quân là Hoàng Phụng Thế đóng ở Hoàng Giang để phòng giữ quân Chiêm Thành, nghe tin Sư Ôn phạm đất Kinh sư mới đem quân về đánh lẻn bắt được Sư Ôn và phá tan giặc ấy.

Lúc đó, quân Việt và quân Chiêm cầm cự nhau ở sông Hoàng giang (khúc sông Hồng ở Hà Nam). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân lúc đó đang nắm quân Long Tiệp đi chống quân Chiêm. Đến năm 1390, Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khát Chân cho quân dùng súng bắn chết. Quan quân đánh đuổi tàn quân rồi cắt lấy đầu Chế Bồng Nga đem về dâng triều đình. Nghệ Tông thấy đầu Chế Bồng Nga, tự ví mình như Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ.[27]

Năm 1391, Lê Quý Ly đi tuần Hóa châu, xét duyệt quân ngũ, sai tướng coi quân Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đánh quân Chiêm. Quân Chiêm mai phục, quân Thánh Dực tan vỡ, Phụng Thế đầu hàng, khi quân chạy về, Quý Ly sai chém 30 viên đội phó.[28]

Trước đây, khi Trần Nghệ Tông giết vua Trần Phế Đế, định lập Trần Ngạc làm vua, nhưng Quý Ly lại lừa Nghệ Tông khiến cho Nghệ Tông lập vua Thuận Tông. Ngạc có hiềm khích với Quý Ly, sợ bị giết, liền bỏ chạy ra Nam Định. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Nguyễn Nhân Liệt bắt về. Quý Ly ngầm ra lệnh Liệt giết Trần Ngạc, về sau Thượng hoàng tỉnh ngộ, hỏi ai ra lệnh giết Trần Ngạc, Nguyễn Nhân Liệt sợ nên thắt cổ chết.[29]

Đến năm 1392, tôn thất Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly, Thượng hoàng sai người giết Nhật Chương. Có người học trò Bùi Mộng Hoa dâng sớ có ý khuyên Thượng hoàng trừ Quý Ly, Thượng hoàng đem tờ tâu ấy cho Quý Ly xem, sau Quý Ly nắm đại quyền, Mộng Hoa lánh không ra nữa. Quý Ly dâng sách mình soạn, tên Minh đạo, gồm 14 thiên dâng lên, Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi cho là không đúng, bị đày đi xa.[30]

Dời đô về Thanh HóaSửa đổi

Cổng Nam Thành nhà Hồ, thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1394, tháng 2, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ban bức tranh Tứ phụ cho Quý Ly. Trong tranh ấy vẽ Chu công giúp vua Chu Thành vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hậu chủ, Tô Hiến Thành giúp vua Lý Cao Tông, gọi là tranh Tứ phụ, ý nói nên giúp vua Thuận Tông cũng nên như thế.[31]

Thượng hoàng ban đêm nằm mơ thấy Duệ Tông về đọc cho bài thơ, Thượng hoàng suy ngẫm về bài thơ, cho đó là điềm Quý Ly lấy mất ngôi vị nhà Trần, nhưng không thể làm gì được nữa. Tháng 4, Thượng hoàng Nghệ Tông gọi Quý Ly vào:

Bình chương[32] là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua.

Quý Ly cởi mũ, khấu đầu khóc lóc mà thề rằng:

"Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp nhà vua, thì trời tru đất diệt. Vả ngày trước Linh Đức vương (tức là Phế Đế) có lòng làm hại, nếu không có uy linh của bệ hạ, thì nay đã ngậm cười dưới đất, còn đâu ngày nay nữa mà mài thân nghiền cốt để báo đền vạn nhất! Vậy hạ thần đâu có ý gì khác, xin bệ hạ tỏ lòng ấy cho và đừng lo gì!"[31]

Tháng 12, năm 1394, Thượng hoàng Nghệ Tông băng hà. Năm sau, Lê Quý Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung Vệ quốc Đại vương, đeo lân phù vàng. Ông cho người dịch thiên Vô Dật[33] ra chữ Nôm để dạy Thuận Tông và tự xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế. Vua cho Quý Ly ở bên hữu sảnh, đài gọi là Họa lư.[31]

Đến năm 1397, Quý Ly sai viên quan Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, ý muốn di chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Phạm Cự Luận và Nguyễn Nhữ Thuyết can, Quý Ly không nghe. Quý Ly bỏ Nguyễn Nhữ Thuyết không dùng, điều mưu sĩ Phạm Cự Luận đi đánh quân phản loạn ở Tuyên Quang, người này bị thua trận chết. Như vậy khi đã nắm đại quyền, hai người tâm phúc, là tướng quân Nguyễn Đa Phương và mưu sĩ Phạm Cự Luận đều bị Lê Quý Ly trừ bỏ. Đến tháng 11, Quý Ly bức vua Thuận Tông dời kinh đô về Thanh Hóa, cung nhân Trần Ngọc Cơ và Trần Ngọc Kiểm nói mật với vua rằng dời đô thế nào cũng bị cướp ngôi, Quý Ly cho giết cả.[34]

Theo Lê Quý Đôn, thể lệ của nhà Trần, dùng người trong tộc họ Trần làm Tể tướng, dẫu nắm công việc trong nước, cũng không được quyền cai quản quân đội, quyền bính trong nước do quan Hành khiển giữ. Vua Nghệ Tông phá lệ, không dùng người họ Trần, phong Hồ Quý Ly làm Bình chương Phụ chính, lại cai quản cả quân đội, khiến cho quyền Hồ Quý Ly to lớn, mới gây ra họa cướp ngôi.[35]

Ép Thuận Tông nhường ngôiSửa đổi

Năm 1398, Hồ Quý Ly bức vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An, tức vua Trần Thiếu Đế; lúc ấy Thái tử mới có 3 tuổi. Còn mình tự xưng Khâm đức Hưng liệt Đại vương. Đến năm 1399 lại sai Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Khã Vĩnh giết vua Thuận Tông. Ít lâu sau, Thái bảo Trần Nguyên Hãng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân cùng Phạm Khả Vĩnh lập mưu giết Quý Ly, sự việc không thành, những người đồng mưu gồm 370 người đều bị giết.[36]

Tháng 6, năm 1399, Quý Ly tự xưng làm Quốc tổ Chương hoàng, vào ở cung Nhân Thọ, điềm nhiên mặc áo vàng, ra vào hoàng cung theo lệ như Hoàng đế, dùng 12 cái lọng vàng. Con thứ là Hán Thương xưng là Nhiếp thái phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên. Con cả là Nguyên Trừng làm Tư đồ. Bảng văn thì đề là Phụng Nhiếp chính Quốc tổ Chương hoàng, chỉ xưng là "dư" mà chưa dám xưng "trẫm".

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào?

A.Sự uy hiếp của nhà Minh

B.Sự chống đối của quý tộc Trần

C.Lòng dân không thuận

Đáp án chính xác

D.Tiềm lực đất nước trống rỗng

Xem lời giải

Hồ - Minh đại chiến: Vì sao Hồ Quý Ly thất bại?

Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định
Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thành Tây Đô ở Thanh Hóa

Hạn hán, đói kém, bất mãn trong dân chúng và ưu thế quân sự của nhà Minh dường như là các yếu tố chính kết hợp, khiến nhà Hồ sụp đổ trước đợt xâm lược của nhà Minh đầu thế kỷ 15.

Hành thích hồ Dâm Đàm: Tìm hiểu vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh

Năm anh em Trương Xuyên 'thay đổi Nhật Bản'

Hồ Quý Ly (1336-1407), người gốc ở Chiết Giang, Trung Quốc, có ông tổ là Hồ Hưng Dật được cử sang làm Thái thú Diễn Châu (Nghệ An ngày nay) hồi thế kỷ 10.

Dưới thời Trần Nghệ Tông, năm 1371, Quý Ly giữ chức Khu mật viện đại sứ, được vua gả em gái.

Trong vòng 20 năm, đến 1397, Quý Ly đã giữ chức Thái sư khuynh đảo toàn bộ triều Trần.

Năm 1397, Quý Ly cho xây thành Tây Đô ở tỉnh Thanh Hóa, sau này sẽ là kinh đô của nhà Hồ.

Đến năm 1400, Quý Ly chính thức bức vua Trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu.

Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.

Đề bài

Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 80 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết

* Tiến bộ:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Loigiaihay.com

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly?

    Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

    Từ đó, hiểu và nêu lên nhận xét về những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, được thực hiện trong thời gian trước và sau khi nhà Hồ thành lập.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao ?

    Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?

    Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.

    - Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đẽ điểu. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

    Kinh tế thời Lê Sơ.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

    - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

  • Vì sao nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không mang đến thành công nhất định

    Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,