Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong

Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong
Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong

Xem với giao diện máy tính .

Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Rao Vặt - Giao Lưu Uy Tín

DIỄN ĐÀN > LÀNG ĐỒ CỔ , CHỢ ĐỒ CỔ > Làng Kiến Thức >

Gốm Sứ Lịch sử nghề Gốm cổ truyền của Việt Nam

Xem trong 'Làng Kiến Thức' đăng bởi THẾ GIỚI ĐỒ CỔ, 13/7/16, [ Mã Tin: 49056 ] [10,425 lượt xem - 0 bình luận]

Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong

Đăng nhập để trả lời bài viết

Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong

Từ khóa:

Để được như ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã trải qua hơn hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn và phát triển. Tuy có nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử nhưng tinh hoa gốm Việt vẫn luôn giữ mình, luôn đổi mới và để lại một kho tàng các tác phẩm, dòng gốm đặc sắc.

Phong phú gốm Việt

Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm. Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long... Rồi ta thấy trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun...

Gốm sứ xuất hiện ở nhiều vùng trên đất nước trải qua những thăng trầm cùng thời gian. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ.

Đồ gốm cổ truyền nước ta đã có những bước phát triển cao và hết sức phong phú. Có làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng cũng có làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam. Đến nay, nghề gốm vẫn đang thịnh hành tại Bát Tràng, Thổ Hà, Hải Dương.

Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam.

Từ lâu, các làng nghề gốm sứ đã trở thành địa điểm quen thuộc của du khách, trong đó, gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) mang đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống lâu đời ở Hà Nội. Làng nghề truyền thống có nguồn gốc từ cuối thời Lý - Trần. Nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gốm sứ từ đất sét trắng. Lịch sử đã ghi chép rằng làng cổ Bát tràng thời đó đã quy tụ được rất nhiều nghệ nhân từ nhiều dòng họ khác nhau. Họ đều là những người có tay nghề cao từ Ninh Bình và Thanh Hóa ra lập nghiệp ở đất kinh thành.

Ở Bát Tràng, nhiều nghệ nhân làm gốm có kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Với bàn tay khéo léo cùng sự đam mê mãnh liệt đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm gốm sứ Bát Tràng độc đáo. Các sản phẩm đó đã được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay.

Bên cạnh gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là một dòng gốm đẹp của Việt Nam, phát triển rực rỡ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ bị thất truyền, gốm Chu Đậu đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí... tất cả đều toát lên bản sắc, tinh hoa văn hóa Việt, rất đỗi gần gũi, nhưng cũng mang đậm giá trị truyền thống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt từ nghìn xưa. Những họa tiết, hoa văn trên gốm Chu Đậu mang tính nghệ thuật cao, miêu tả khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông…

Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men mầu tam thái. Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu.

Giữ hồn gốm Việt

Gốm như một mạch ngầm trong dòng chảy văn hóa, kết nối xưa và nay. Gốm đã bước từ cuộc sống dung dị hàng ngày để trở thành những tác phẩm nghệ thuật làm say lòng biết bao thế hệ.

Sản phẩm gốm ngày nay thể hiện sự đa dạng, đi từ gốm thô bằng đất nung, đến những đồ gia dụng và trang trí tinh tế với nhiều sắc men phong phú. Dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào cũng như ở bất kỳ dòng gốm nào, sự phát triển đều do tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công.

Một sản phẩm gốm ra đời là nhờ sự giao thoa của đất, nước và lửa, nhưng nhờ khối óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của người thợ gốm, đã thổi hồn cho những nắm đất thô sơ tưởng chừng vô tri vô giác ấy thành những sản phẩm độc đáo, có ngôn ngữ và chạm được đến trái tim con người. Vì thế, với những người có duyên với môn nghệ thuật sáng tạo thủ công truyền thống này, họ coi gốm là một tặng phẩm của vũ trụ.

 

Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong

“Thổi hồn vào gốm” không chỉ là lời nói hoa lệ mà đó chính là điều diễn tả đúng nhất cách mà các nghệ nhân làm nên một sản phẩm gốm

Trải qua hàng nghìn năm, nghề gốm lúc thịnh, lúc suy, song các thế hệ người làm gốm vẫn đau đáu một niềm gìn giữ nghiệp tổ của cha ông, lò nung ngày đêm đỏ lửa để cho ra những sản phẩm tinh hoa gốm Việt. Sản phẩm gốm không chỉ chứa đựng đầy đam mê, sức sáng tạo mà còn gửi gắm tình cảm, tinh thần chịu thương chịu khó của người Việt.

Việc gìn giữ được các tinh hoa văn hóa, nghề truyền thống của cha ông là rất đáng quý. Dù việc gìn giữ và phát triển tinh hoa gốm Việt còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng với trí tuệ, bàn tay khối óc của những nghệ nhân, những người làm gốm thì gốm Việt vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển mạnh mẽ.

Hà Trần 

a , Theo em suy nghĩ của các bạn là sai . Tại vì nghề làm đồ gốm là nghề truyền thống của gia đình Nghĩa , được truyền từ đời này sang đời khác . Và nghề làm đồ gốm không hề dễ , cần sự tinh xảo của người làm . Đồ gốm còn là một nghề truyền thống mang giá trị nghệ thuật và giá trị kinh tế cao .

b , Em có thể học tập từ Nghĩa là : 

+ Tự hào về truyền thống gia đình

Có thể nói, đồ gốm không phải là một sản phẩm mới cần được thu hút hay quảng bá nhiều, bởi đây chính là hình ảnh quen thuộc của đất nước ta- đất nước có nhiều làng nghề truyền thống. Sản phẩm được làm từ gốm luôn có hình dáng mộc mạc nhưng lại chất chứa nhiều những sáng tạo của những người thợ lành nghề. Liệu mọi người có biết hết những vai trò của đồ gốm sứ đối với cuộc sống này? Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

Vì sao nói nghề làm gốm là một trong những nghệ đáng quý đáng Trần trong
Đèn trang trí gốm sứ Bát Tràng cao cấp cảnh phố cổ

Là một vật chứa đựng hàng ngày

Bạn có biết, từ thời xa xưa, lấy đâu ra sản phẩm được làm từ thủy tinh hay đủ vật liệu như nhựa hay kim loại như bây giờ. Con người chỉ biết sáng tạo ra đồ gốm để có thể sử dụng như vật chứa đựng hàng ngày. Từ đồ uống, thực ra ngày xưa cũng chỉ có nước uống là tốt lắm rồi cho đến đồ ăn, thực phẩm. Ngày trước, nếu như nhà nào có được một bình sứ để thực phẩm thừa hoặc chưa dùng đến vào trong, nghĩa là nhà đó có của ăn của để rất nhiều. Còn bây giờ, thực sự, điều này hoàn toàn bình thường do đời sống vật chất của chúng ta tốt hơn, ổn định và phát triển hơn rất nhiều rồi. Những công dụng một thời của đồ gốm sứ, có lẽ chẳng ai có thể dễ quên!

Công cụ sản xuất

Đồ gốm trước đây thay vì để trang trí trong nhà hay làm vật đựng các thứ, còn có một chức năng đó là công cụ sản xuất. Thực chất, những công cụ làm bằng sành sứ tính ứng dụng không cao lắm, nhưng trong thời đó, đây cũng là một loại công cụ đáng trân trọng. Theo thời gian, sắt, đồng, thép, thiếc ra đời và chế tạo được những công cụ cứng cáp hơn, đa năng hơn nên con người không sử dụng đồ sứ nhiều nữa.

Trang trí nhà cửa

Có lẽ bây giờ đây là chức năng và vai trò chính của sản phẩm gốm sứ đối với cuộc sống con người Việt Nam. Chúng ta đã qua thời khó khăn, phải làm mọi cách để có thực phẩm nuôi sống bản thân và gia đình hàng ngày. Bây giờ thời kỳ hiện đại hơn, nhưng con người vẫn mê đắm vẻ đẹp của gốm sứ, nên dành một vị trí đặc biệt cho những sản phẩm này, chính là công dụng trang trí nhà cửa. Đó có thể là một lọ hoa to để cắm những bông hoa quý, một bộ ấm chén Bát Tràng đẹp tinh xảo để tiếp khách hay những bức tượng tài lộc để trong nhà thêm sang trọng cùng với bao ước muốn của chủ nhà. Có lẽ, dù sao, đồ vật được làm từ gốm sứ vẫn là một phần không thể thiếu đối với người dân nước ta!