Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lớp 5

Vì sao ta quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?


A.

Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Điện Biên Phủ.

B.

Có ý nghĩa chính trị và quân sự quan trọng.

C.

Có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.

D.

Pháp và Mĩ coi đây là" một pháo đài bất khả xâm phạm".

-Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:

– Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài “ Bất khả xâm phạm” ở vừng núi Tây Bắc. Và biến ĐBP thành trung tâm điểm của kế hoach NaVa. Do đó muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ.
– Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp nà nhận định: Điện Biên Phủ Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không.
– Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm
– Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường.
Trên cơ sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.

 Diễn biến:

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

– Tháng 3/1954, quân ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Tổng tiến công tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ.

– Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17/3/1954): tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Việt Bắc.

+ Đợt 2 (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954): đồng loạt tiến công các phân khu Trung tâm, chiếm hầu hết các cứ điểm của Pháp, tạo điều kiện không chế, chia cắt lực lượng của Pháp.

+ Đợt 3 (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954): đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp.

– Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

*Cho tớ xin ctlhn và 5 sao nha!!

Chúc cậu học tốt!!

– Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài “ Bất khả xâm phạm” ở vừng núi Tây Bắc. Và biến ĐBP thành trung tâm điểm của kế hoach NaVa. Do đó muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ.– Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp nà nhận định: Điện Biên Phủ Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không.– Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm– Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường.Trên cơ sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.

2

gày 5/12, các lực lượng chiếm đóng Điện Biên Phủ và Lai Châu thống nhất tổ chức thành Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GOMO) do tướng Gin chỉ huy. Ngày 6/12, Nava (Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương), tướng Cô nhi (Chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ) quyết định rút bỏ Lai Châu, dồn quân về Điện Biên Phủ. Đờ Cát thay Gin chỉ huy GOMO. Qua nhiều lần lên thị sát Điện Biên Phủ, Nava tuyên bố chấp nhận cuộc giao chiến với chủ lực của tướng Giáp ở Điện Biên Phủ và “quyết giữ Điện Biên Phủ bằng mọi giá”.

 Quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Về phía ta, ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để nghe Tổng quân ủy báo cáo quyết tâm, kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ. Về tình hình địch và phương hướng chiến dịch, phương án tác chiến của Tổng quân ủy ghi rõ: “ Tuy hiện nay chưa thể khẳng định, nhưng muốn bảo đảm thực hiện được quyết tâm của Trung ương ta và bạn (Lào) là tiêu diệt địch và giải phóng vùng Lai Châu- Phong Xa Lỳ cho đến Luông Phra băng trong Đông Xuân thì phải nhằm trường hợp địch tăng cường thành tập đoàn cứ điểm mà chuẩn bị. Trong trường hợp này, trận Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay. Vì vậy, sự chuẩn bị có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi lớn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để chuẩn bị cho chiến dịch, về binh lực ta sẽ sử dụng 9 trung đoàn  bộ binh và toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không với tổng số là 35.000 người. Nếu tính cả Bộ chỉ huy chiến dịch khoảng 1.800 người và 4.000 tân binh bổ sung (sẽ đưa lên làm hai đợt) thì quân số ở hỏa tuyến là gần 41.000, chưa kể dân công).

 Mở đường vào Điện Biên Phủ.

Ở trung tuyến (từ Sơn La trở về) số quân phải bố trí để bảo vệ tuyến cung cấp là 1.700 người, như vậy số quân của toàn chiến dịch là gần 43.000 người. Về thời gian điều động, Tổng quân ủy dự kiến là 45 ngày, tùy tình hình thay đổi, có thể rút ngắn hơn. Về dân công, kế hoạch huy động từ trung tuyến trở lên khoảng hơn 14.000, chưa kể số dân công ở hậu phương do các Hội đồng cung cấp mặt trận sử dụng, điều động. Thời gian phục vụ trên dưới 3 tháng. Về bảo đảm hậu cấn, số lượng gạo từ trung tuyến trở ra cần 4.200 tấn và 100 tấn rau khô, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường. Về vũ khí, cần 300 tấn đạn, chủ yếu là đạn pháo lớn.

 Đoàn xe thồ vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch Điện Phủ.

Tổng quân ủy đặc biệt kiến nghị với Bộ Chính trị về công tác làm đường và sửa đường, vì hiện các con đường cần cho chiến dịch đều rất xấu. Sau khi nghe báo cáo của Tổng quân ủy, phân tích tình hình các mặt, Bộ Chính trị kết luận: “ Về địch, Điện Biên Phủ sẽ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng chúng có cái yếu cơ bản là bị cô lập mọi việc tiếp viện tiếp tế đều phải dựa vào đường không. Về ta, với chất lượng đã được nâng cao thêm một bước trong chỉnh huấn, chỉnh quân, với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về tảng bị kỹ thuật, quân đội ta tới đây đã có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Vấn đề đường sá tiếp tế cho chiến dịch đúng là một khó khăn lớn. Nhưng với quyết tâm của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển động mạnh trong cải cách ruộng đất, sẽ tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến và nhất định bảo đảm cung cấp cho chiến dịch”.

Kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mật danh “ Trần Đình” và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng quân ủy. Bộ Chính trị ra nghị quyết thành lập Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ và cử đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh chiến dịch làm Bí thư Đảng ủy. Giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồ Chủ tịch nói “ Tướng quân tại ngoại… giao cho chú toàn quyền quyết định. Chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh…” Dưới ánh sáng tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Bộ Chính trị ngày 6/12/1953, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ráo riết, khẩn trương chuẩn bị cho ngày N, chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao ta phải mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Các câu hỏi tương tự

Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Nêu diễn biến và kết quả của chiến dịch.

a. Lí do ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ


+ Sau khi kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản, địch quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh - “một pháo đài không thể công phá”, biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch Na- va. Vì vậy, muốn kết thúc chiến tranh thì chúng ta phải đập tan kế hoạch Na-va. và muốn phá tan kế hoạch Na-va tất yếu phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Lúc này quân đội ta đã trưởng thành, có khả năng đánh tập đoàn cứ điểm. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh, nhưng lại bị cô lập, xa Hà Nội, chỉ có thể tiếp tế, tiếp viện được bằng đường hàng không, trong khi đó núi rừng ở Điện Biên Phủ sẽ gây nhiều khó khăn cho chúng khi tiếp tế bằng con đường này.

+ Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng họp Hội nghị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mục tiêu: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng vùng Bắc Lào.

b. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ


Chiến dịch diễn ra làm 3 đợt:
+ Đợt 1 (từ 13-3 đến 17 - 4 - 1954), quân ta mở đầu ta tiến công cụm cứ điểm Him Lam. Sau nửa giờ chiến đấu, lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân ta đã phất cao trên cứ điểm Him Lam. Sau đó, ta tiêu diệt địch ở cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo. Toàn bộ phân khu Bắc của địch bị tiêu diệt, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch.

+ Đợt 2 (từ 30-3 đến 26 - 4 - 1954) quân ta tiến công vào khu Đông Mường Thanh gồm các cứ điểm El, Dl, Cl, C2, Al... cửa ngõ của trung tâm địch. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt mấy tuần lễ, đặc biệt là trên hai quả đồi Al, Cl, ta và địch giành giật nhau từng thước đất. Cuối cùng, ta chiếm được phần lớn các vị trí: riêng Al, C1 mỗi bên giành một nửa quả đồi. Mặt khác, ta thắt chặt vòng vây, chia cắt địch, khống chế và triệt đường tiếp tế của chúng, tạo điều kiện để ta chuyển sang tổng công kích tiêu diệt địch. Trước tình  hình đó, Mĩ khẩn cấp tăng viện cho Pháp, đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.

+ Đợt 3 (từ 1- 5 đến 7 - 5 - 1954) bộ đội ta đánh các điểm cao còn lại ở phía đông và tổng công kích vào khu trung tâm Mường Thanh, khu Nam Hồng Cúm. Tối 1-5, quân ta xung phong bất ngờ tiêu diệt địch, chiếm toàn bộ đồi Cl. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch định phá vây tháo chạy sang Lào vào đêm 7-5, nhưng không kịp thực hiện. Chiều tối 6 - 5, quân ta chiếm được đồi A1 và toàn bộ các ngọn đồi phía đông. Dịch bị hất toàn bộ xuống lòng chảo Mường Thanh. Cuộc tổng công kích của ta bắt đầu. Những cánh quân của ta từ các phía đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch. Chiều ngày 7 - 5 - 1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.


Sau 54 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Các chiến trường trên toàn quốc đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm tiêu hao, giam chân, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.