Vì sao thực vật có khả năng tự dưỡng

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Các biến thể
  • 3 Sinh thái học
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Thuật ngữ tiếng Anh có nguồn gốc Hy Lạp autotroph được đặt bởi nhà thực vật học người Đức Albert Bernhard Frank vào năm 1892.[3]

Các biến thểSửa đổi

Một số tổ chức phụ thuộc vào các hợp chất hữu cơ đóng vai trò là nguồn cacbon, nhưng lại có khả năng sử dụng ánh sáng hoặc các hợp chất vô cơ làm nguồn năng lượng. Những tổ chức như thế không được coi là tự dưỡng mà được coi là dị dưỡng. Một tổ chức lấy cacbon từ các hợp chất hữu cơ nhưng lại lấy năng lượng từ ánh sáng được gọi là một sinh vật quang dị dưỡng, trong khi đó một tổ chức lấy cacbon từ hợp chất hữu cơ nhưng lấy năng lượng từ quá trình oxy hóa của các hợp chất vô cơ thì được gọi là sinh vật hóa dị dưỡng, sinh vật hóa vô cơ dị dưỡng hay sinh vật vô cơ dị dưỡng.

Các bằng chứng cho thấy một số loại nấm có thể thu năng lượng từ sự bức xạ. Loại nấm được nuôi dưỡng bằng bức xạ đó được tìm thấy mọc bên trong lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Chornobyl.[4]

Biểu đồ giúp phân loại một loài là tự dưỡng, dị dưỡng hay là một kiểu phụ

Sinh thái họcSửa đổi

Mặt lá màu xanh của một loại dương xỉ, là một sinh vật quang tự dưỡng

Sinh vật tự dưỡng là nền tảng của chuỗi thức ăn của mọi hệ sinh thái. Chúng hấp thụ năng lượng từ môi trường dưới dạng ánh sáng hoặc chất hóa học vô cơ và dùng nó để tạo ra các phân tử giàu năng lượng ví dụ như cacbohydrat. Cơ chế này được gọi là quá trình sản xuất sơ cấp. Các tổ chức khác, được gọi là sinh vật dị dưỡng, lấy sinh vật tự dưỡng làm thức ăn để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống. Vì thế, sinh vật dị dưỡng — tất cả các loài động vật, gần như tất cả các loại nấm, cũng như hầu hết vi khuẩn và động vật nguyên sinh; dựa vào sinh vật tự dưỡng, hay các sinh vật sản xuất sơ cấp, để thu năng lượng và các vật chất thô mà chúng cần. Sinh vật dị dưỡng hấp thụ năng lượng bằng cách bẻ gãy các nguyên tử hữu cơ (cacbohydrat, chất béo và protein) thu được trong thức ăn. Các sinh vật ăn thịt phụ thuộc gián tiếp vào sinh vật tự dưỡng, bởi vì những dinh dưỡng hấp thụ được từ các con mồi dị dưỡng của chúng thì tới từ các sinh vật tự dưỡng mà những con mồi này đã tiêu hóa.

Hầu hết các hệ sinh thái được hỗ trợ bởi quá trình sản xuất sơ cấp tự dưỡng của thực vật, quá trình này hấp thụ photon trước đó do mặt trời giải phóng. Quá trình quang hợp tách phân tử nước (H2O), giải phóng oxy (O2) vào không khí, và oxy hóa khử cacbon dioxide (CO2) để giải phóng nguyên tử hydro mà làm nhiên liệu cho quá trình trao đổi chất của quá trình sản xuất sơ cấp. Thực vật chuyển hóa và dự trữ năng lượng của photon thành các liên kết hóa học của đường đơn trong quá trình quang hợp. Đường thực vật này bị polyme hóa để dự trữ với vai trò là cacbohydrat chuỗi dài, bao gồm các loại đường khác, tinh bột và cellulose; glucose cũng được sử dụng để tạo ra chất béo và protein. Khi sinh vật tự dưỡng bị sinh vật dị dưỡng tiêu hóa, ví dụ như động vật, cacbohydrat, chất béo và protein chứa bên trong chúng trở thành năng lượng cho sinh vật dị dưỡng.[5] Protein được tạo ra bằng cách sử dụng nitrat, sulfat và phosphat trong đất.[6][7]

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Sự đa dạng
    • 2.1 Thực vật có phôi
    • 2.2 Phát sinh loài
  • 3 Tảo
  • 4 Tầm quan trọng
  • 5 Quan hệ sinh thái
  • 6 Sự tăng trưởng
  • 7 Hóa thạch
  • 8 Cơ chế của quá trình quang hợp
  • 9 Xem thêm
  • 10 Tham khảo
    • 10.1 Phổ thông
    • 10.2 Thống kê số lượng loài
    • 10.3 Khác
  • 11 Ghi chú
  • 12 Liên kết ngoài
    • 12.1 Cơ sở dữ liệu về thực vật

Từ nguyên

Chữ Hán: 植物; "thực" (植) ở đây nghĩa gốc Hán là "trồng trọt", không phải "thực" (食) trong "thực phẩm"; "vật" trong "sinh vật".

Sự đa dạng

Hơn 500.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ (fern ally) được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh.

Sự đa dạng của giới thực vật còn tồn tại
Nhóm không chính thức Tên đơn vị phân loại Số loài sống
Tảo lục Chlorophyta 3.800 [1]
Charophyta 4.000 - 6.000 [2]
Rêu Marchantiophyta 6.000 - 8.000 [3]
Anthocerotophyta 100 - 200 [4]
Bryophyta 12.000 [5]
Dương xỉ Lycopodiophyta 1.200 [6]
Pteridophyta 11.000 [6]
Thực vật có hạt Cycadophyta 160 [7]
Ginkgophyta 1 [8]
Pinophyta 630 [6]
Gnetophyta 70 [6]
Magnoliophyta 258.650 [9]

Thực vật có phôi

Quen thuộc nhất là các loài thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi (Embryophyta). Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ. Chúng cũng bao gồm cả một ít các loài có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch, thường được gọi trong khoa học là Bryophyta, với các loài rêu là phổ biến nhất.

Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp, trong đó chúng sử dụng ánh sáng và dioxide cacbon để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống ký sinh trên các loài thực vật quang hợp khác. Thực vật là khác với tảo lục, mà chúng đã tiến hóa từ đó, ở điểm là chúng có các cơ quan sinh sản chuyên biệt được các mô không sinh sản bảo vệ.

Các loài rêu trong nhóm Bryophyta lần đầu tiên xuất hiện từ đầu đại Cổ Sinh. Chúng chỉ có thể sống sót trong các môi trường ẩm ướt, và giữ nguyên kích thước nhỏ trong suốt chu trình sống của chúng. Nó bao gồm sự luân phiên giữa hai thế hệ: giai đoạn đơn bội, được gọi là thể giao tử và giai đoạn lưỡng bội, được gọi là thể bào tử. Thể bào tử có thời gian sống ngắn và là phụ thuộc vào cha, mẹ của chúng.

Thực vật có mạch xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ của kỷ Silur (409-439 Ma), và vào kỷ Devon (359-416 Ma) chúng đã đa dạng hóa và lan rộng trong nhiều môi trường đất khác nhau. Chúng có nhiều cơ chế thích nghi, cho phép chúng vượt qua các hạn chế của Bryophyta. Các cơ chế này bao gồm lớp biểu bì (chất cutin) chống bị khô và các mô có mạch để vận chuyển nước trong khắp cơ thể. Ở nhiều loài, thể bào tử đóng vai trò như một cá thể tách rời, trong khi thể giao tử vẫn là nhỏ.

Thực vật có hạt nguyên thủy đầu tiên, Pteridospermatophyta (dương xỉ có hạt) và nhóm Cordaitales, cả hai nhóm này hiện nay đã tuyệt chủng, đã xuất hiện vào cuối kỷ Devon và đa dạng hóa trong kỷ Than Đá (280-340 Ma), với sự tiến hóa kế tiếp diễn ra trong kỷ Permi (248-280 Ma) và kỷ Trias (200-251 Ma). Ở chúng, giai đoạn thể giao tử bị suy giảm hoàn toàn, và thể bào tử bắt đầu cuộc sống bên trong lớp bao bọc, gọi là hạt, chúng phát triển khi đang ở trên thực vật cha mẹ và với sự thụ phấn bằng các hạt phấn. Trong khi các loài thực vật có mạch khác, chẳng hạn như dương xỉ, sinh sản nhờ các bào tử và cần có sự ẩm ướt để phát triển thì một số thực vật có hạt có thể sinh sống và sinh sản trong các điều kiện cực kỳ khô cằn.

Các loài thực vật có hạt đầu tiên được nói đến như là thực vật hạt trần (Gymnospermae), do phôi hạt không được bao bọc trong một cấu trúc bảo vệ khi thụ phấn, với các hạt phấn trực tiếp hạ xuống phôi. Bốn nhóm còn sống sót hiện vẫn phổ biến rộng khắp, cụ thể là thực vật quả nón, là nhóm cây thân gỗ thống trị trong một vài quần xã sinh vật. Thực vật hạt kín (Angiosperm), bao gồm thực vật có hoa, là nhóm thực vật chính cuối cùng đã xuất hiện, nảy ra từ thực vật hạt trần trong kỷ Jura (146-200 Ma) và đa dạng hóa nhanh chóng trong kỷ Phấn Trắng (65-146 Ma). Chúng khác với thực vật hạt trần ở chỗ các phôi hạt được bao bọc, vì thế phấn hoa cần phải phát triển một ống để xâm nhập qua lớp vỏ bảo vệ hạt; chúng là nhóm thống trị trong giới thực vật ngày nay ở phần lớn các quần xã sinh vật.

Phát sinh loài

Phát sinh loài dưới đây của Plantae lấy theo Kenrick và Crane[10], với biến đổi đối với Pteridophyta lấy theo Smith và ctv.[11]. Prasinophyceae có thể là nhóm cơ sở cận ngành đối với toàn bộ thực vật xanh.

Prasinophyceae (micromonads)

Streptobionta
Embryophyta
Stomatophytes
Polysporangiates
Tracheophytes
Eutracheophytes
Euphyllophytina
Lignophytia

Spermatophyta (thực vật có hạt)

Progymnospermophyta †

Pteridophyta

Pteridopsida (dương xỉ thật sự)

Marattiopsida

Equisetopsida (mộc tặc)

Psilotopsida (quyết lá thông & lưỡi rắn)

Cladoxylopsida †

Lycophytina

Lycopodiophyta

Zosterophyllophyta †

Rhyniophyta †

Aglaophyton †

Horneophytopsida †

Bryophyta (rêu)

Anthocerotophyta (rêu sừng)

Marchantiophyta (rêu tản)

Charophyta

Chlorophyta

Trebouxiophyceae (Pleurastrophyceae)

Chlorophyceae

Ulvophyceae

1. Khái niệm

cácsinh vật tự dưỡnglà những sinh vật thực vật và một số vi khuẩn có khả năng sản xuất các loại thực phẩm duy trì chúng.Đối với điều này, họ lấy như là một yếu tố vô cơ cơ bản giúp đơn giản hóa quá trình trao đổi chất của họ. Sinh vật tự dưỡng được đặc trưng bởi màu xanh lục của chúng.

Từ thời xa xôi, người ta đã biết rằng sinh vật sống là động vật hoặc thực vật, tuy nhiên có những sinh vật thiếu nhân tế bào không thể đưa vào bất kỳ phân loại nào được mô tả. Điều này dẫn đến sự phân chia giữa vương quốc động vật và thực vật, lần đầu tiên với việc cho ăn dị dưỡng và lần thứ hai với việc cho ăn tự dưỡng.

Các sinh vật sống tự dưỡng, để quá trình trao đổi chất có thể được thực hiện, sử dụng các loại năng lượng khác nhau như năng lượng mặt trời và địa nhiệt. Năng lượng mặt trời là phổ biến nhất, có nguồn gốc trong quá trình quang hợp, chúng chuyển hóa thành năng lượng hóa học. Vì lý do này, chúng được gọi là photolithoautotrophs.

Quang hợp là quá trình được thực hiện bởi thực vật và một số vi khuẩn để hấp thụ năng lượng của mặt trời, sau này chúng sử dụng để biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ cho phép chúng sinh trưởng và phát triển. Nó được chia thành hai giai đoạn, quang hóa và cố định carbon dioxide.Những sinh vật này có tầm quan trọng sống còn trong hiến pháp của chuỗi thức ăn, vì chúng phụ thuộc vào việc ăn các sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật. Chúng được gọi là sinh vật sản xuất.Liên quan đến việc ăn các sinh vật tự dưỡng, người ta hiểu rằng nó được gọi là dinh dưỡng tự dưỡng, nghĩa là chúng không nuôi sống chúng sinh. Thành phần hóa học chính của nó là carbon, được cố định trong chu trình Calvin. Đối với sự tồn tại của họ, họ chỉ cần nước, carbon dioxide và muối vô cơ.

Vì sao nói trùng roi xanh vừa có khả năng tự dưỡng, vừa có khả năng dị dưỡng?

Xem lời giải

Vi sinh vật trong tự nhiên và ký sinh ở người, các đường truyền bệnh

Vi sinh vật phân bố khắp nơi trong tự nhiên. Người ta thấy chúng ở trong đất, trong nước, trong không khí, trên cây cỏ, trong thức ăn, trên nhiều dụng cụ khác nhau và trên cơ thể người và động vật. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và môi trường ngoại cảnh là rất chặt chẽ gọi là sinh thái học. Đó là mối quan hệ thích ứng, có nghĩa là vi sinh vật có khả năng thích ứng để tồn tại trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng, đồng thời nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật trên cơ thể người để có biện pháp phòng bệnh thích hợp.

VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN

Vi sinh vật trong đất

Đất chứa rất nhiều vi sinh vật và là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, vì trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và các chất hữu cơ tạo thành một môi trường thiên nhiên thích hợp cho vi sinh vật.

Tùy theo tính chất và thành phần của đất ở mỗi nơi có khác nhau và khí hậu có khác nhau mà số lượng và chủng loại vi sinh vật cũng phân bố khác nhau. Ví dụ: Ở bề mặt của đất do tác dụng của ánh sáng mặt trời và sự khô ráo, số lượng vi sinh vật ít. Ở độ sâu 10 - 20 cm thì số lượng vi sinh vật nhiều, chủng loại đa dạng. Nhưng đến độ sâu một mét trở đi thì số lượng và chủng loại vi sinh vật giảm dần và chỉ có một số ít vi sinh vật tồn tại mà thôi vì ở độ sâu này, thiếu ôxy và các chất hữu cơ nên vi sinh vật hiếu khí không phát triển.

Đất còn bị ô nhiễm phân và các chất bài tiết của người và động vật với mức độ khác nhau nên số lượng và thành phần vi sinh vật cũng khác nhau. Tuy rằng trong đất có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng người ta phân chia thành 3 loại:

Loại thứ nhất: vi sinh vật tự dưỡng: tự tổng hợp các chất cần thiết để sống.

Loại thứ hai: vi sinh vật dị dưỡng là vi sinh vật làm thối rữa xác động vật, thực vật trong đất.

Loại thứ ba: vi sinh vật gây bệnh theo thi thể hoặc theo chất bài tiết của động vật và của con người rơi vào trong đất. Loại vi sinh vật này đòi hỏi phải có nhiều chất dinh dưỡng và một số điều kiện thích hợp, cho nên loại này rất dễ chết, chỉ có các vi khuẩn sinh nha bào thì có khả năng tồn tại lâu trong đất. Từ đất, vi sinh vật gây bệnh có thể lây sang cơ thể người và động vật. Đường lây chủ yếu là gián tiếp do sự ô nhiễm của đất bẩn vi dụ rau quả xanh bị nhiễm vi sinh vật. Nghiên cứu vi sinh vật trong đất là một vấn đề luôn được đặt ra, nhất là những vùng có liên quan đến chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các lò mổ, bệnh viện...để đề ra những biện pháp diệt trừ và đề phòng các mầm bệnh có thể lây lan từ đất sang người, nhất là khâu bảo vệ môi trường.

Vi sinh vật trong nước

Nước là một môi trường tự nhiên trong đó vi sinh vật có thể phát triển được, bởi vì vi sinh vật chỉ sinh sản trong điều kiện ẩm ướt. Vi sinh vật vào nước từ đất, bụi, không khí và từ chất thải bỏ của người và động vật. Số lượng và chủng loại vi sinh vật thay đổi tuỳ theo độ bẩn của nước. Nước ở sông, hồ gần chỗ dân cư đông đúc có nhiều vi sinh vật, nước ở biển và các hồ lớn thì ít vi sinh vật hơn.

Nước có khả năng tự làm sạch do tác dụng thanh khuẩn của ánh sáng mặt trời và do sự cạnh tranh sinh tồn của các vi sinh vật trong nước.

Ngoài những vi sinh vật sống trong nước, còn có những vi sinh vật gây bệnh do người và động vật làm ô nhiễm. Do vậy nước cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm nhất là các bệnh đường ruột, như vi khuẩn Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae... Các vi sinh vật gây bệnh này chỉ tồn tại trong nước một thời gian nhất định và gây bệnh cho người trong một thời kỳ nhất định. Nếu một nguồn nước bị ô nhiễm phân thì thường thấy xuất hiện E.coli - vi khuẩn này thường được dùng trong việc đánh giá sự ô nhiễm phân của nước. Ngoài ra trong một nguồn nước có mặt vi khuẩn Clostridium perfringens chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân từ trước.

Vi sinh vật trong không khí

Không khí không phải là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển vì không có chất dinh dưỡng, thêm vào đó lại có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên trong không khí vẫn có vi khuẩn do cuốn theo bụi đất và do con người bài tiết ra khi ho, khi hắt hơi...

Vi sinh vật trong không khí có nhiều chủng loại, những loại nào có bào tử, có sắc tố và nấm chịu được độ khô hanh và ánh sáng mặt trời mới tồn tại được. Số lượng vi sinh vật trong không khí tùy thuộc từng vùng. Ở những vùng dân cư đông đúc thì trong không khí có nhiều vi sinh vật, ở núi cao và ở trên các đại dương thì không khí có rất ít vi sinh vật. Ở thành thị không khí chứa nhiều vi sinh vật hơn ở nông thôn.

Trong không khí, ngoài các tạp khuẩn, nấm, nấm mốc, người ta thường gặp các vi sinh vật gây bệnh là: trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu, tụ cầu gây bệnh, trực khuẩn ho gà, virus cúm, sởi... từ bệnh nhân hoặc từ người lành mang trùng bài tiết ra không khí và làm lây lan từ người này sang người khác chủ yếu là hình thức gián tiếp thông qua những hạt nước bọt nhỏ mang vi sinh vật. Trong không khí lưu thông, những hạt này tồn tại không lâu nên khả năng nhiễm bệnh giảm xuống, do đó về mặt phòng bệnh cần lưu ý vấn đề lưu thông không khí nơi buồng bệnh và nơi công cộng.

VI SINH VẬT TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI

Da, niêm mạc và các ổ tự nhiên nuôi dưỡng nhiều chủng loại vi sinh vật, những vi sinh vật đó được xếp vào 2 nhóm :

Khuẩn chí bình thường: gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định, nếu bị phá hủy thì tự thiết lập lại một cách nhanh chóng.

Khuẩn chí tạm thời: gồm những vi sinh vật có hoặc không có khả năng gây bệnh, cư ngụ ở da, niêm mạc trong khoảng thời gian giới hạn, phát sinh từ môi trường xung quanh, không phát sinh chứng bệnh, không tự định cư thường xuyên ở bề mặt cơ thể.

Thành phần của khuẩn chí tạm thời thường không có ý nghĩa khi khuẩn chí binh thường còn nguyên vẹn. Tuy nhiên nếu khuẩn chí bình thường bị phá hủy thì khuẩn chí tạm thời có thể phát triển và phát sinh chứng bệnh.

Vai trò của khuẩn chí bình thường

Khuẩn chí bình thường ở mỗi vùng nhất định của cơ thể giữ một vai trò nhất định trong việc duy trì sức khỏe và các chức năng bình thường.

Khuẩn chí bình thường ở da và niêm mạc: là hàng rào ngăn cản đầu tiên cản trở quá trình xâm nhiễm của các vi sinh vật theo cơ chế cạnh tranh sinh tồn hoặc giao hoán vi khuẩn.

Thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột giúp cơ thể tổng hợp một số vitamin như K, B1, B6 ... và góp phần thuận lợi cho việc nuôi dưỡng cơ thể.

Tuy nhiên thành phần khuẩn chí bình thường có thể gây nên bệnh trong một số hoàn cảnh vì những vi sinh vật này đã thích nghi với kiểu sống không xâm nhiễm, nếu bị bắt buộc rời khỏi chỗ cư ngụ bình thường và đưa vào máu hoặc mô thì chúng trở nên gây bệnh. Ví dụ :

Streptococus viridans thường ký sinh ở đường hô hấp trên, nếu vào máu do nhổ răng hoặc cắt amygdales thì có thể gây nên bệnh viêm màng trong tim bán cấp (bệnh Osler)

Xoắn khuẩn và trực khuẩn hình thoi : bình thường ở khoang miệng, nếu mô bị hủy hoại do chấn thương, cơ thể suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng nặng... thì chúng phát triển mạnh mẽ ở biểu mô hoại tử và gây viêm họng (goi là viêm họng Vincent).

Những vi sinh vật ký sinh ở cơ thể người

Các vi sinh vật ở trên da

Chủng loại vi sinh vật sống trên da và niêm mạc rất thay đổi, chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình hình vệ sinh cá nhân và nghề nghiệp. Vì da tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, da chứa đựng nhiều vi sinh vật tạm thời, tuy nhiên những khuẩn chí bình thường không đổi được tìm thấy ở những vùng giải phẫu khác nhau. Các vi sinh sinh vật bình thường thường thấy ở da là :

Staphylococcus coagulase âm tính, streptococcus viridans, coliformes, các loại trực khuẩn Gram dương (bacilli gram positive).

Nấm men : thường thấy ở các lằn da

Các Mycobacteria không gây bệnh: thường thấy trên da ở những vùng sẵn chất xuất tiết, cơ quan sinh dục, ống tai ngoài...

Trên da cũng có thể có các vi sinh vật gây bệnh như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa...

Chủng loại vi sinh vật sống trên da thay đổi theo vùng: vùng có nhiều vi khuẩn như da đầu, mặt, kẽ ngón tay... Vùng có ít vi khuẩn như mặt ngoài của các chi, bàn tay, da bụng... Những yếu tố có thể phá hủy các vi sinh vật thường thấy ở da là: pH thấp, axit béo của chất xuất tiết nhầy và lysozym. Số lượng vi sinh vật ở bề mặt có thể giảm bớt bằng cách chà sát mạnh trong trường hợp vệ sinh da trước khi mổ, nhưng khuẩn chí nhanh chóng lập lại từ tuyến nhờn và mồ hôi sau đó.

Vi sinh vật ở đuờng hô hấp

Ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu (diphteroides) và chủ yếu là tụ cầu, đáng chú ý là có nhiều tụ cầu vàng ở mũi trước từ 20 - 50 % người lành mang tụ cầu vàng trong mũi.

Ở họng mũi: số lượng và chủng loại vi sinh vật khá phong phú. Họng thường vô khuẩn lúc mới sinh, nhưng cũng có thể lây nhiễm trong khi sinh. Sau sinh trong vòng 4 - 12 giờ đầu tiên thì Streptococcus viridans xuất hiện như là thành phần chủ yếu và tồn tại suốt đời. Sau đó các loài thuộc Diphteroides, Lactobacilus, Staphylococci, Neisseria sớm được thêm vào.

Ở tuyến hạnh nhân (amygdales): có thể có liên cầu nhóm A tan máu b. Đây là vi khuẩn chủ yếu gây viêm họng (80 -90%) và gây bệnh thấp tim tiến triển.

Ở khí quản, phế quản: do cấu tạo sinh lý có niêm dịch, đại thực bào nên ở đường hô hấp dưới thường không có vi sinh vật.

Vi sinh vật ở đường tiêu hóa

Lúc mới sinh ống tiêu hóa vô khuẩn, nhưng vi sinh vật được nhanh chóng đưa vào theo thức ăn.

Ở người trưởng thành: vi sinh vật ở ống tiêu hóa rất đa dạng và thay đổi.

Ở miệng và thực quản: Ở miệng có sự cân bằng sinh thái giữa các vi khuẩn với nhau. Phần lớn các vi khuẩn sống chung, tuy vậy cũng có một số có khả năng gây bệnh quyết định tình trạng nhiễm khuẩn, ví dụ nhiễm khuẩn tại chỗ tai mũi họng, răng, hoặc đôi khi gây bệnh cho toàn thân do độc tố hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu. Thường thấy ở miệng là các cầu khuẩn Gram (+), cầu khuẩn Gram (-), trực khuẩn Gram (+), các vi khuẩn kỵ khí như Clostridium, các xoắn khuẩn. Ngoài ra còn thấy các vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mũ xanh trong các trường hợp đặc biệt như cơ địa yếu hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng, kéo dài.

Ở dạ dày: bình thường pH rất thấp (pH=2) nên có rất ít vi sinh vật, đa số là vi sinh vật từ miệng nuốt vào. Vì dạ dày có pH là axit nên chỉ có vi khuẩn lao tồn tại được. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có một loại xoắn khuẩn là Helicobacter có khả năng phát triển trong môi trường axit của dạ dày đặc biệt là hang vị. Trong giống này có Helicobacter pylori là căn nguyên của viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong một số trường hợp như ung thư, lóet dạ dày, tá tràng... thì pH thay đổi nên có thể có tụ cầu và nấm.

Ở ruột:

Ở ruột non: pH kiềm và có enzyme li giải vi sinh vật nên chỉ còn những vi sinh vật sống sót khi đi qua dạ dày. Chỉ có một số ít liên cầu, tụ cầu, các loài thuộc Lactobacilus tại ruột non. Ở người bị lóet dạ dày - tá tràng, viêm ruột, xơ gan thì có thể thấy E.coli ở ruột non .

Ở ruột già: có rất nhiều vi sinh vật, có 1011 vi sinh vật trong 1 gam chất chứa tạo nên 10 - 20 % khối lượng phân khô. Các vi sinh vật ở ruột già chủ yếu là vi khuẩn kị khí (99%) bao gồm các loài thuộc Bacteroides, Clostridium spp., Lactobacilus..., các vi khuẩn hiếu khí chỉ có 1% gồm E.coli, liên cầu D, tụ cầu, Proteus...

Ở trẻ em: Sau sinh một vài giờ đã có vi sinh vật phát triển. Ở trẻ em nuôi bằng sữa mẹ, vi sinh vật chỉ có một loại hình thể - chủ yếu 99% là Bifidobacterium bifidum, sau đó là E.coli, còn trẻ em nuôi bằng sữa bò thì có những loại vi sinh vật như ở người lớn.

Ở một người thì vi sinh vật ở ruột tương đối ổn định, tuy vậy cũng có thể thay đổi do: chế độ ăn uống, tuổi: ở người già thì tăng E.coli và các loài Clostridium. Trong một số điều kiện nhất định thì có sự thay đổi lớn đội ngũ vi sinh vật ở ruột như ỉa chảy, táo bón... Sử dụng kháng sinh cũng làm đảo lộn đội ngũ vi sinh vật, nó làm giảm số lượng khuẩn chí bình thường bằng các vi sinh vật kháng thuốc từ ngoài vào.

Vi sinh vật ở đường sinh dục- tiết niệu

Trong điều kiện bình thường, chỉ ở bên ngoài bộ máy sinh dục mới có vi sinh vật. Ở nam giới thì có Mycobacterium smegmatis, ở lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Ở nữ giới lỗ ngoài niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, vi khuẩn đường ruột... Sau sinh thì Lactobacilus (trực khuẩn Doderlin) xuất hiện ở cơ quan sinh dục và tồn tại suốt đời chừng nào pH vẫn còn axit. Lúc pH trở nên trung tính thì có các vi khuẩn khác như các cầu khuẩn và trực khuẩn. Ở tuổi dậy thì, Lactobacilus giảm và lúc bị phá hủy vì điều trị kháng sinh... thì Candida albicans và những vi khuẩn khác có thể phát triển gây nên bệnh.

NGUỒN GỐC VÀ CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH NHIỄM TRÙNG

Nguồn truyền bệnh

Bao gồm bên ngoài và bên trong cơ thể.

Nguồn gốc bên ngoài

Môi trường truyền cho người: một số vi sinh vật gây bệnh ở trong đất có nha bào tồn tại lâu, có thể gây bệnh cho người.

Người truyền cho người: chiếm đa số, bao gồm người bệnh và người lành mang trùng. Người bệnh từ trước lúc thấy rõ triệu chứng cho đến sau khi khỏi bệnh một thời gian vẫn còn mang vi khuẩn.

Động vật truyền sang cho người: nhiều bệnh truyền nhiễm do động vật truyền sang cho người: bệnh dịch hạch (chuột), bệnh dại (chó)...

Nguồn gốc bên trong

Có một số vi sinh vật bình thường sống ở da, niêm mạc hay các ổ tự nhiên (khuẩn chí bình thường). Lúc có yếu tố thuận lợi: cơ thể suy yếu, sử dụng kháng sinh... chúng phát triển mạnh mẽ và gây nên bệnh, ví dụ : E.coli từ đại tràng đến đường tiết niệu thì gây bệnh.

Phương thức truyền bệnh

Truyền bệnh do tiếp xúc

Người khỏe tiếp xúc với người ốm hay động vật ốm qua các hình thức cọ xát, giao hợp, bú, liếm, cắn, qua nhau thai, qua sử dụng đồ đạc, dụng cụ đã nhiễm vi sinh vật hay dụng cụ y tế, thuốc, máu, huyết thanh của người bệnh hay người lành mang trùng nhiễm vi sinh vật.

Truyền bệnh qua ăn uống

Đa số bệnh đuờng ruột lây truyền do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn do người bệnh hoặc người lành mang trùng bài tiết ra như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt... qua môi giới nước, ruồi nhặng, gián, tay chân bẩn...

Truyền bệnh do côn trùng tiết túc

Đa số các bệnh nhiễm trùng theo đường máu do côn trùng tiết túc truyền bệnh như muỗi, rận, bọ chét...

Đối tượng truyền bệnh

Đối tượng truyền bệnh là cơ thể cảm nhiễm. Khi có nguồn bệnh và đường lây truyền thích hợp nhưng nếu không có cơ thể cảm nhiễm thì không thể phát sinh bệnh. Do đó cơ thể cảm nhiễm là khâu quan trọng trong quá trình lây truyền của bệnh nhiễm trùng. Cơ thể cảm nhiễm là những đối tượng vì lý do dinh dưỡng, bệnh tật... mà khả năng đề kháng (bao gồm miễn dịch thụ động, miễn dịch không đặc hiệu và cả miễn dịch chủ động đặc hiệu) đều bị suy giảm và như vậy khi gặp vi sinh vật xâm nhiễm thì dễ dàng mắc bệnh nhiễm trùng. Cơ thể cảm nhiễm thường gặp là trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ có thai...