Vì sao thương mại, phát triển mạnh

 Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế thì ngành thương mại dịch vụ được đánh giá là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh và nhiều tiềm năng khai thác. Trong những năm qua mặc dù ngành thương mại dịch vụ là một ngành mới nhưng đã có những bước tiến mang tính đột phá, liên tục tăng dần qua từng năm, khẳng định quá trình tăng tốc mới và có tỷ lệ đóng góp cao, tăng tổng sản phẩm của nước ta lên nhanh chóng.

Vậy mọi người đã hiểu rõ về thương mại dịch vụ? Nếu vẫn còn băn khoăn và còn thắc mắc hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây với chủ đề thương mại dịch vụ là gì? Để có những góc nhìn mới về ngành thương mại dịch vụ nhé.

Thương mại dịch vụ là gì?

Thương mại dịch vụ là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau.

Trong Tiếng Anh thương mại dịch vụ là Trade in Services, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khau có liên quan mật thiết với nhau.

Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có một giải thích thống nhất về thương mại dịch vụ là gì, thông thường để có thể tìm hiểu về thương mại dịch vụ chúng ta sẽ so sánh với khái niệm thương mại hàng hóa.

Công ty thương mại dịch vụ là gì?

Công ty thương mại dịch vụ là công ty chuyên về các loại hình dịch vụ du lịch, thể thao, vận tải, ngân hàng, văn hóa, thể thao, đoàn thể xã hội gồm công ty tnhh một thành viên, công ty tnhh hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

So sánh thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa

– Điểm giống nhau: Đây đều là những hoạt động của các chủ thể trên thị trường và đều có sự tham gia của bên bán (bên cung cấp) và bên mua (bên sử dụng dịch vụ).

– Điểm khác nhau: trong thương mại hàng hóa, việc mua bán trao đổi hàng hóa luôn dẫn đến hệ quả pháp lý là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua còn trong thương mại dịch vụ hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ. Đối với thương mại hàng hóa thường có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ còn quá trình tạo và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, không nhìn thấy được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau. Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.

Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.

Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương mại dịch vụ là rất lớn.

Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được khi tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp.

Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm soát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa.

Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ thường gặp nhiều khó khăn hơn tự do hóa thương mại hàng hóa, nó còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nước cung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó.

Ví dụ về thương mại dịch vụ

Ví dụ 1: Một công ty dịch vụ kế toán có trụ sở tại quốc gia A có thể cung cấp dịch vụ kế toán từ xa cho một công ty có trụ sở tại quốc gia B, dịch vụ này được gọi là Dịch vụ thương mại xuyên quốc gia

Ví dụ 2: Dịch vụ viễn thông cuộc gọi ra nước ngoài, tư vấn qua email, qua điện thoại, fax.

Vì sao thương mại, phát triển mạnh

Nguyên tắc của thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ nói chung phải theo các nguyên tắc cơ bản của WTO đối với thương mại hàng hóa, nhưng có sự vận dụng linh hoạt đối với các nước đang phát triển và đặc điểm kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Các nguyên tắc cơ bản của WTO bao gồm:

– Nguyên tắc không phân biệt đối xử, gồm hai quy chế: Đãi ngộ tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.

– Nguyên tắc tiếp cận thị trường, bao gồm hai khía cạnh: Một là, các nước thành viên mở cửa thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước, tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở đường cho thương mại phát triển; hai là, các chính sách, luật lệ thương mại phải được công bố công khai, kịp thời, minh bạch để có thể dự báo được môi trường và triển vọng thương mại.

– Nguyên tắc cạnh tranh công bằng, đòi hỏi các nước thành viên WTO loại bỏ bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế, vì nó làm “méo mó thương mại” như hạn ngạch, giấy phép, hạn chế số lượng nhập khẩu…mà chỉ sử dụng công cụ duy nhất là thuế, nhưng các biểu thuế phải được giảm dần trong quá trình hội nhập.

– Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết, cho phép các nước thành viên khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có những hành động khẩn cấp, cần thiết, được các nước thành viên khác thừa nhận để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước khi bị hàng nhập khẩu thái quá đe dọa hoặc bị phân biệt đối xử gây phương hại cho nước đó.

– Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, nhằm tạo điều kiện cho các nước này từng bước thích nghi với các thể chế của WTO như kéo dài thời gian hoặc giảm mức độ thực hiện các cam kết.

Tóm lại thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và đang càng tỏ rõ ưu thế, thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới. Trên đây với những phân tích về vấn đề thương mại dịch vụ là gì? chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã có được những thông tin cần thiết về thương mại dịch vụ hiện nay.

Nếu Quý khách hàng muốn tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài theo tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ thực hiện.

  • Trang chủ
  • Chi tiết tin tức

Thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. 28 năm kể từ khi tỉnh ta được thành lập lại (13/8/1991), lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã có những bước đột phá với mức tăng trưởng hàng năm cao, cùng với hạ tầng cơ sở ngày càng được đầu tư, mở rộng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

rộng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

Theo đánh giá của Sở Công thương, sau khi tỉnh ta được chia tách, hệ thống hạ tầng thương mại lúc đó rất nghèo nàn, yếu kém, nhất là ở vùng nông thôn hầu như chưa có gì. Rào cản về cơ sở hạ tầng đã kìm hãm sự phát triển của thương mại. Song với những nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người cùng với những chủ trương đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm;  thương mại – dịch vụ của tỉnh tã đã từng bước vượt quan khó khăn, và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua, mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ. Mạng lưới kinh doanh mở rộng xuống tận cơ sở, địa bàn khu dân cư, tạo thành mạng trung gian kinh tế, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Đặc biệt, những năm gần đây, kết cấu hạ tầng thương mại được tỉnh chú trọng đầu tư và có bước phát triển rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, góp phần kích cầu sản xuất và tiêu dùng.

Trước hết, hệ thống chợ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động ổn định với 27 chợ dân sinh hiện có, trong đó có 4 chợ hạng II, 23 chợ hạng III, chợ tạm. Đa số các chợ trên địa bàn tỉnh đều phù hợp với quy hoạch, được đầu tư xây dựng tại các vị trí thuận lợi để phát triển và phục vụ tốt nhất nhu cầu mua bán của nhân dân. Kênh mua bán truyền thống này đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của người dân ngày càng tốt hơn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi địa phương trong tỉnh.

Hệ thống kênh mua bán hiện đại cũng dần được hình thành và ngày càng phát triển. Hiện toàn tỉnh có 1 Trung tâm thương mại, 2 Siêu thị tổng hợp và nhiều siêu thị chuyên ngành.

Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ cũng phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa thực sự là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa trên toàn tỉnh.

Trong tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư khai thác thế mạnh của tỉnh. Nhất là, trong những năm gần đây, các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

Tiêu biểu như các chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử; ổn định và củng cố vững chắc thị trường tại địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, bảo hộ thương hiệu. Tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ đối với các ngành hàng chủ lực để đưa các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh vào các thị trường trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng; đồng thời tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Với việc tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động thương mại – dịch vụ không ngừng phát triển với tốc độ cao, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 1991-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của lĩnh vực này đạt từ 16- 18%; giai đoạn 2008- 2010 là khoảng thời gian thương mại – dịch vụ có tốc độc tăng trưởng cao nhất, đạt từ 31 - 34%/năm. Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng tuy có chậm lại, nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao với mức khoảng 22%/năm trong giai đoạn 2011-2015 mà mức gần 14%/năm trong giai đoạn 2016-2018. Nửa đầu năm 2019, bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực này của tỉnh vẫn đạt 8,48%.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1991 mới đạt 39,835 tỷđồng thì đến năm 2000 tăng lên 425,57 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.680,53 tỷ đồng; năm 2018 đạt trên 17.000 tỷ đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 8.936 tỷ đồng. 

 Xuất khẩu hàng hóa cũng có những bước tiến đáng kể.  Năm 1992 kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,1 triệu USD đến năm 2011 đã đạt 85 triệu USD và ấn tượng nhất là năm 2018 đạt mức 208 triệu USD. 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 57,59 triệu USD.

Thương mại  - dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất; đồng thời tạo ra thị trường hàng hóa sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông liên tục tăng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của người dân. Thương mại -dịch vụ đang từng bước giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh

Có thể khẳng định rằng sự phát triển mạnh mẽ về thương mại đã thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng hướng tăng dần về tỷ trọng công nghiệp – thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển. Xét về mặt xã hội, sự phát triển của hệ thống hạ tầng thương mại cũng đã tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư trong khu vực, tạo diện mạo mới cho vùng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng phát triển hơn.

Thiên Hương

Box: Ngành Công Thương phấn đấu năm 2020,giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt khoảng 6.500 tỷ đồng, chỉ số tăng trưởng công nghiệp bình quân tăng trên 12%/năm; tổng mức b án lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD. (TH)