Vì sao phải tổ chức lễ cưới linh đình

Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?

a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;

b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;

c) Bỏ trồng cây thuốc phiện ;

d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;

e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;

g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;

h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;

QUẢNG CÁO

i) Tích cực đọc sách báo ;

k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;

l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;

m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;

n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;

o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại)? Vì sao?

a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo;

b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường;

c) Bỏ trồng cây thuốc phiện;

d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường;

đ) Sinh đẻ có kế hoạch;

e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình;

g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm;

h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định);

i) Tích cực đọc sách báo;

k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm;

l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép;

m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý;

n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm;

o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay.

theo em việc tổ chức cưới xin ma chay linh đình có phải là biểu hiện của nếp sống văn hóa ko

Vừa qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến những siêu đám cưới tổ chức tại các miền quê.  Ngày 5 và 6/12/2011, đám cưới hoành tráng của một đại gia tại Tân Lập, Thái Nguyên được tổ chức với dàn xe đón dâu “khủng”, riêng tiền hoa trang trí đám cưới đã vào khoảng 200 triệu, bộ váy cưới và hoa cưới của cô dâu là 200 triệu. Ngoài ra, góp vui tại đám cưới còn có các ca sĩ đình đám như Hoàng Thùy Linh, Cẩm Tú, Thanh Thanh Hiền, Hoàng Hải...

>>>Bấm vào đây để xem các đám cưới kỷ lục, đành đám nhất Việt Nam

>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu


Vì sao phải tổ chức lễ cưới linh đình
Đám cưới này được nhiều diễn đàn mạng “vinh danh” là “Đám cưới khủng nhất Thái Nguyên”(Ảnh: Beat.vn)

Gần đây nhất ngày 29/2/2012, đám cưới “khủng” khác tại Hương Sơn, Hà Tĩnh khiến nhiều người phải choáng váng. Đám cưới này gây chú ý không bởi số tiền chi tiêu chóng mặt mà còn có cả sự góp mặt của các ngôi sao giải trí hàng đầu showbiz Việt và hải ngoại như: Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, MC Lê Anh… Ước tổng chi phí cho tiệc cưới không dưới 50 tỷ đồng(!). Trong khi nền kinh tế thế giới trên đà suy thoái khuyến khích giảm chi, tiết kiệm thì những đám cưới tiền tỷ đình đám khiến dư luận không khỏi bàn tán, xôn xao những ngày qua. Báo GDVN có cuộc trò chuyện cùng GS Ngô Đức Thịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nhìn dưới góc độ văn hóa tuyền thống dân tộc xung quanh vấn đề này.

Vì sao phải tổ chức lễ cưới linh đình
Mr Đàm và MC nổi tiếng Lê Anh cũng tham gia trong siêu đám cưới tại Hà Tĩnh  (Ảnh: VietNamNet)

Thưa GS, GS đánh giá như thế nào về những tiệc cưới đình đám khiến dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua? GS Ngô Đức Thịnh: Vấn đề tổ chức đám cưới linh đình hay vừa đủ phải nhìn nhận từ góc độ văn hóa, cốt lõi của mỗi một dân tộc. Nghĩa là việc giáo dục con người phải dựa trên nền tảng văn hóa để họ ý thức được việc nên hay không nên trong chuyện tổ chức đám cưới gây lãng phí. Việc khoe khoang, cố ý tổ chức đám cưới linh đình gây lãng phí đã đi lệch ra khỏi văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Ở phương Tây, họ giáo dục công dân bằng pháp luật - duy lý và đề cao sự hiểu biết bằng pháp luật. So sánh điều này với chúng ta thì việc giáo dục nhân cách con người cũng phải nhìn nhận ở từng tầng lớp người trong xã hội. Chẳng hạn những người giàu có “nhanh” thì người ta hay thích phô chương để mọi người biết, còn những người làm giàu bằng sức lao động thì người ta ít khoe của, bởi những người làm ra đồng tiền chân chính họ nhận thức đồng tiền đó bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng chính máu họ mới có được.  Việc tổ chức đám cưới kiểu như những “đại gia” là đã đi ngược lại giá trị thực. Tức là họ đang làm theo phong trào thấy người khác làm thì nay phải làm để sánh bằng người khác là vô cùng hoang phí, không thể chấp nhận được điều ấy.

Vì sao phải tổ chức lễ cưới linh đình
"Nếu tổ chức ra những đám cưới hoành tráng để phô chương sự giàu có thì không nên", GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ (Ảnh C.Tuân)

>>>Bấm vào đây để xem các đám cưới kỷ lục, đành đám nhất Việt Nam

>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu Không chỉ tổ chức linh đình, các gia chủ còn mời hẳn những ngôi sao nổi tiếng tham gia. Tất nhiên số tiền chi phí cho các ngôi sao không hề nhỏ, ông nghĩ như thế nào nếu số tiền lớn ấy để làm từ thiện hay đầu tư cơ sở vật chất, trường học cho trẻ em miền núi? GS Ngô Đức Thịnh: Người giàu có thì tất nhiên họ làm gì cùng được, nhưng quan trọng làm làm sao để vừa chi tiêu có văn hóa, vừa làm việc có ích cho xã hội. Tôi cũng từng đề cập đến vấn đề này nhưng cũng đã có người nói tôi tiêu tiền của tôi chứ đâu dùng tiền của người khác, như thế họ không hiểu hết bản chất của cuộc sống. Đôi khi chúng ta biết chia sẻ với người khác thì cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Cũng cần nói đến tính chân thực ở đây, lẽ ra có một đồng thì tiêu một đồng chứ nhiều người có một nhưng thích tiêu mười. Họ muốn phô trương cho xã hội biết nhưng sau đó lại kêu ca rằng đang nợ những khoản tiền khác. Vậy thì việc đó có nên làm không hay đó là cách thể hiện thiếu khoa học và khó hiểu thưa các bạn?. Vậy những người họ tổ chức đám cưới linh đình bởi họ giàu có, đủ điều kiện để tổ chức những đám cưới lớn, hoành tráng để nhiều người phải nể phục, GS đánh giá như thế nào? GS Ngô Đức Thịnh: Đành rằng thì cũng có người trong giới thượng lưu giàu có và cũng có những người đang cố thể hiện mình lắm tiền nhiều của nhưng cuối cùng chẳng có gì cả. Văn hóa ở đây đã bị hiểu sai lệch, coi thường văn hóa dân tộc. Có thể họ giàu có thật, có thể làm được điều đó nhưng theo tôi cũng không cần quá phô trương như vậy. Chạy theo phong trào, khoe khoang sự giàu có là vấn đề xã hội cần phải lên án. Có tiền thì làm gì cũng được, nhưng với xã hội như vậy giờ thì cũng cần nghĩ đến những người nghèo khó. Những đám cưới ấy chi phí hàng chục tỷ đồng tại các miền quê nghèo thì đó là điều phản cảm rồi. Bởi, đằng sau sự phồn hoa ấy, hàng ngàn người dân nghèo đang phải chạy ăn từng bữa, hạn hán, lũ lụt, mất mùa quanh năm. Hai bức tranh ấy đối lập nhau ấy khi nhìn vào đau lòng vô cùng!. Xin cảm ơn GS Ngô Đức Thịnh về cuộc trò chuyện!

Bầu chọn Những gia đình tổ chức đám cưới đình đám có bao giờ nghĩ đến người nghèo?

>>>Bấm vào đây để xem các đám cưới kỷ lục, đành đám nhất Việt Nam
>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu

Cao Tuân (ghi)

(Baonghean.vn) - Đ

ám cưới ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Điều này không có gì khó hiểu, bởi đất nước ta đã bước vào cơ chế thị trường, đời sống vật chất và tinh thần đã được nâng lên đáng kể. Do đó, việc tổ chức các hoạt động văn hóa và phong tục, tập quán tất yếu cũng phải khác xưa. Từ phố về làng, bất kể xa hay gần, đám rước dâu được tiến hành bằng phương tiện ô tô và xe máy. Dù giàu sang hay khó khăn về kinh tế, cô dâu ngày nay ai cũng xúng xính trong bộ váy cưới tiền triệu, thậm chí là hàng chục triệu đồng. Ngày xưa dựng rạp cưới, mượn bàn ghế, bát đĩa là cả một mối lo, nay tất cả đều đã có dịch vụ. Ở thành phố và vùng thị trấn có các khách sạn, nhà hàng sẵn sàng nhận làm tiệc cưới trọn gói, cô dâu, chú rể, quan viên hai họ chỉ việc có mặt đúng giờ đã định. Và các loại tặng phẩm như xoong nồi, chậu, phích... giờ đây được thay bằng những chiếc phong bì mừng đôi tân hôn, vừa gọn nhẹ, lại vừa thuận tiện cho cả khách và chủ. Những thay đổi này có thể nói phù hợp với xu hướng và nhịp sống thời hiện đại, bởi nó giúp gia đình nhà trai và nhà gái đỡ phần vất vả, lo toan trong các khâu chuẩn bị, lại tiết kiệm được thời gian để đảm bảo yêu cầu công việc hàng ngày.

Vì sao phải tổ chức lễ cưới linh đình

Đám cưới luôn là ngày vui của đôi tân hôn và hai họ. (ảnh minh họa)

Sẽ chẳng có gì để bàn nếu những đổi thay trong việc tổ chức lễ cưới luôn gắn liền với những chuẩn mực trong ứng xử và giữ được nét đẹp nhân văn của một phong tục có từ ngàn đời nay. Điều đáng nói là không ít người lợi dụng vào sự thay đổi kể trên để tạo ra những "biến thái" và thực hiện động cơ vụ lợi. Chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai đầu, một đồng nghiệp tâm sự: "Mình thật sự đau đầu khi lên danh sách khách mời. Làm nghề báo mấy chục năm có biết bao nhiêu là mối quan hệ. Mời rộng rãi thì sợ thiên hạ nghĩ mình vụ lợi, không mời lại dễ bị trách". Hôm đến dự đám cưới, vị chủ hôn ghé tai nói nhỏ: "Mình quyết định chỉ mời những người thật sự thân thiết". Có lẽ do khách mời toàn là những người thân thiết như ý gia chủ nên tôi thấy không khí lễ cưới khá thân mật và đầm ấm, điều mà không mấy đám cưới thời nay có được. Sau đó mấy ngày, tôi tiếp tục dự một đám cưới với một không khí cực kỳ náo nhiệt. Tìm đến địa điểm theo giấy mời thì tại đây tổ chức tới 3 đám cưới. Việc tìm được đúng nơi tổ chức lễ cưới đã vất vả, việc chen chúc để vào cửa dự lễ cưới còn vất vả hơn. Khi cô dâu và chú rể đi từng mâm chạm cốc và cảm ơn quan khách, phía sau đã thấy lác đác một số người ra về. Có lẽ họ đến chủ yếu với mục đích "trình diện" với gia chủ hoặc còn phải "chạy sô" đến đám khác.

Đưa ra hai dẫn chứng trên để thấy rằng ngày nay đang có cuộc "chạy đua" trong việc tổ chức đám cưới. Những gia đình giàu có tổ chức đám cưới linh đình thì đã đành, nhưng cũng không ít gia đình điều kiện kinh tế khó khăn cũng cố gắng lo tổ chức một đám cưới thật lớn. Điều này bị tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố, có khi là "con gà tức nhau tiếng gáy", "hàng xóm, bạn bè làm lớn thì mình cũng không thể thua kém". Rồi quan niệm trả - đòi "nợ miệng", rằng "mình đã đi mừng đám cưới nhiều, nay phải làm lớn để đòi lại". Hệ lụy là không ít cặp vợ chồng sau khi cưới phải nai lưng làm việc để trả những món nợ trong ngày cưới. Và điều đáng lo ngại hơn là việc tổ chức đám cưới linh đình sẽ có nguy cơ đánh mất ý nghĩa và giá trị nhân văn đích thực của một lễ cưới. Có những đám cưới hàng trăm mâm cỗ, có khi khách khứa không có thời gian để nhìn mặt cô dâu, chú rể. Và cô dâu, chú rể cũng không thể biết hết mối quan hệ giữa các khách được mời với gia đình nhà trai và nhà gái. Nói chung, tâm lý của không ít khách mời là đến dự bữa cơm "cho xong việc" hoặc đi "ăn cơm giá cao". Nếu quả thật như vậy thì những đám cưới này sẽ thiếu đi không khí vui vẻ, đầm ấm và thật sự thân tình giữa chủ và khách và tạo nên sự lãng phí tiền bạc.

Việc tổ chức đám cưới ở thành phố giờ bắt đầu xuất hiện "mốt" huy động đông đảo các loại xe hơi đắt tiền tham gia lễ rước dâu làm ách tắc, náo loạn các tuyến đường. Vấn đề này nhiều người đã bàn đến mối quan hệ giữa "nước sơn" và "gỗ". Tức là nhìn nhận hiện tượng này dưới góc độ văn hóa và đạo đức. Lễ rước dâu ở vùng nông thôn ngày nay cũng thật sự tiềm ẩn những tai họa khi hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc xe máy chạy trước và sau xe dâu. Có những thanh niên điều khiển xe hò hét, lạng lách, đánh võng đe dọa sự an toàn của những người xung quanh. Trên thực tế tai nạn bắt nguồn từ những tình huống này không phải là hiếm và gây nên những cái chết thương tâm. Đó là chưa kể việc ăn uống, rượu chè 2- 3 ngày liên tục, một số thanh niên không làm chủ được mình hoặc lợi dụng để gây gổ, xô xát lẫn nhau.

Từ mấy năm nay, ngành Văn hóa đề ra chủ trương "Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang" và xem đây là một trong những nội dung của cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Tinh thần của chủ trương này là xây dựng mô hình đám cưới và đám tang đảm bảo tiết kiệm thời gian và tiền của, củng cố tình đoàn kết và phù hợp với thuần phong mỹ tục. Đồng thời, đảm bảo an toàn vệ sinh và an ninh, trật tự, tránh lãng phí. Nhưng xem ra việc tổ chức đám cưới vẫn chưa mấy người tuân thủ chủ trương nêu trên. Nói như anh Trần Đăng Phi: "Việc tổ chức đám tang nay đã rút giảm đáng kể nhưng đám cưới lại có xu hướng ngày càng "phình" ra. Ngay cả những cán bộ, công chức cũng tổ chức đám cưới linh đình, chức càng cao thì tổ chức đám cưới cho con càng lớn và ít nhiều có mục đích vụ lợi...".


Như vậy, hiện nay việc xây dựng và thực hiện mô hình đám cưới theo nếp sống văn minh xem ra vẫn là một bài toán chưa tìm được lời giải. Thiết nghĩ, vấn đề này trước hết cần sự đồng tình và gương mẫu chấp hành của đội ngũ cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân mới mong giữ được nét đẹp trong lễ cưới, một phong tục truyền thống được tổ tiên ta dày công xây đắp.

Tường Anh