Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên giữa các vùng có sự khác nhau

Lý thuyết dân số và gia tăng dân số Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

I. Số dân

- Năm 2019, dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người.

- Đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

II. Gia tăng dân số

* Sự biến đổi dân số

- Hiện trạng:

+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.

- Nguyên nhân:

+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.

+ Gia tăng tự nhiên cao.

- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.

- Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:

+ Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên thấp.

+ Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên cao.

- Nguyên nhân:

+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.

III. Cơ cấu dân số

* Theo tuổi

Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:

+ Tỉ lệ trẻ em (0 - 14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

* Theo giới

Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

+ Thấp ở nơi có các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Cao ở nơi có các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Sơ đồ tư duy dân số và gia tăng dân số

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Câu hỏi:Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Lời giải:

Gia tăng dân số tự nhiên

Gia tăng dân số cơ học

- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.

- Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

- Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng

Cùng Toploigiai đi tìm hiểu chi tiết về gia tăng dân số nhé

I. DÂN SỐ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI

1. Dân số thế giới

- Dân số thế giới: 6477 triệu người (2005).

- Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau (có 11 quốc gia/ 200 quốc gia với dân số trên 100 triệu người, 17 nước có số dân từ 0,01 – 0,1 triệu người).

- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

2. Tình hình phát triển dân số thế giới

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người càng rút ngắn từ 123 năm xuống 32, xuống 15 năm, 13 năm, 12 năm.

- Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.

⟹Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX do tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe...

II. GIA TĂNG DÂN SỐ

1. Gia tăng tự nhiên

a) Tỉ suất sinh thô

- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).

Tỉ suất Sinh thô = (Số trẻ em sinh ra / Tổng số dân) X 1000 = ? ‰

– Nguyên nhân: sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.

– Tỉ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn, nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm phát triển.

b) Tỉ suất tử thô

- Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị: ‰).

Tỉ suất Tử thô = (Số người chết / Tổng số dân) X 1000 = ? ‰

– Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt (tuổi thọ trung bình tăng), mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.

– Nguyên nhân: Do đặc điểm kinh tế – xã hội, chiến tranh, thiên tai,…

- Cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi)→phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe của trẻ em.

- Tỉ suất tử thô cũng liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của dân số.

c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).

Tỉ suất GTTN = (Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử) = ? % (‰ : 10)

Hinh 22.3. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới hằng năm, thời kì 2000-2005 (%)

– Có 5 nhóm:

+ Tg ≤ 0%: Nga, Đông Âu

+ Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Cadắctan, Tây Âu…

+ Tg = 1 -1,9%: Việt Nam, Ấn Độ, Bra xin, Mêhicô, Angiêri,..

+ Tg = 2-2,9%: Đa số các nước ở châu Phi, Ảrậpxêút, Pakistan, Ápganixtan,Vêlêduêla, Bôlivia,..

+ Tg ≥ 3%: Côngô, Mali, Yêmen, Mađagaxca…

d) Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Gia tăng cơ học

- Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.

- Nguyên nhân:

+ Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm.

+ Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp.

3. Gia tăng dân số

- Tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (đơn vị %).

Gia tăng DS = Gia tăng Tự nhiên + Gia tăng Cơ học = %

=> Gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng. Mặc dù gia tăng dân số bao giờ cũng gồm 2 bộ phận cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng dân số tự nhiên.

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 2: Dân số và gia tăng dân số giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên giữa các vùng có sự khác nhau

– Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta :

      + Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta tăng nhanh liên tục.

      + Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn: giai đoạn 1954 – 1960 dân số tăng rất nhanh là do có những tiến bộ về y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm; giai đoạn 1976 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng vì : dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

      + Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

      + Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước…).

      + Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

– Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

– Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Tây Bắc (2,19%)

– Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất: Đồng bằng sông Hồng (1,11%)

– Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

– Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999.

– Thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi như sau: tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam; tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian, tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

– Số dân nước ta năm là 79,7 triệu người (Năm 2002)

– Tình hình gia tăng dân số :

      + Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

      + Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960; gia đoạn 1970 – 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

      + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: ở thành thị và các khu công nghiệp , tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.

– Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

– Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

      + Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.

      + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn (nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước).

      + Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên giữa các vùng có sự khác nhau

– Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

– Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.

– Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:

Công thức tính:

Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %

– Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %

– Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

– Vẽ biểu đồ:

Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên giữa các vùng có sự khác nhau

– Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.