Việc làm của ngành công nghệ thông tin

Chào mừng bạn đến CareerBuilder.vn

Đăng nhập ngay để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...

Tạo Ngay

Học Công nghệ thông tin (IT) không phải chỉ để viết mã (code), học Công nghệ thông tin bạn có thể đảm nhận được nhiều vị trí khác nhau, hãy cùng tìm hiểu những cơ hội việc làm và những vị trí và mức lương mà kỹ sư công nghệ thông tin có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.

Việc làm của ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang “hot” nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin.

Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh và của nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích với IT. Học IT không chỉ là ngồi viết mã code, hãy đọc tiếp để đón chờ những cơ hội hấp dẫn trong ngành nghề này.

Việc làm của ngành công nghệ thông tin

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer:

Lập trình viên tạo ra, kiểm thử và xử lý các vấn đề của chương trình máy tính, họ cũng là người nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Hầu hết lập trình viên làm việc trong công ty lập trình thiết kế và bán phần mềm,…

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst:

Các chuyên gia tuân thủ các bước đã được mô tả trong vòng đời hệ thống. Họ lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Chuyên gia phân tích tuân thủ tất cả các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator:

Họ sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả nhất, đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống. Quản trị cơ sở dữ liệu là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager:

Nhà quản lý sẽ giám sát công việc của những lập trình viên, nhà phân tích hệ thống và các chuyên gia máy tính khác. Nhà quản lý hệ thống thông tin thường dành cho những ai đã từng làm cố vấn hoặc quản lý trước đó.

Chuyên gia mật mã – Cryptographer:

Mật mã học (cryptography) là ngành khoa học che giấu và khôi phục lại thông tin đã được che giấu hay mã hóa. Chuyên gia mật mã (cryptographer) là người thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quả trị mạng.

Có rất nhiều chuyên gia mật mã làm nhà tư vấn về mật mã, và luôn có những vị trí làm việc dành cho họ trong Chính phủ hay một số tập đoàn lớn.

Quản trị mạng – Network Administrator:

Là nhân viên quản lý các mạng LAN và WAN của công ty. Họ có trách nhiệm thiết kế, thực hiện cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng nói trên, chuẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng.

Đây là một trong số công việc được dự đoán sẽ có số lượng việc làm tăng nhanh nhất trong tương lai.

Việc làm của ngành công nghệ thông tin

Kỹ sư phần mềm – Software Engineer:

Kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ phân tích yêu cầu người dùng và tạo ra phần mềm ứng dụng. Họ thường có nhiều kinh nghiệm lập trình, tập trung vào nhiệm vụ thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên các nguyên lý toán học hay kỹ thuật. Họ ít khi tự mình viết mã cho chương trình.

Các khóa thực tập trang bị cho sinh viên một số kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một người kỹ sư phần mềm. Các ứng viên am hiểu về mạng, Internet và các ứng dụng web sẽ có lợi thế hơn.

Quản trị Web – Webmaster:

Phát triển và duy trì trang web cũng như các tài nguyên của trang web. Thông thường, công việc này bao gồm trách nhiệm sao lưu trang web công ty, cập nhật tài nguyên hoặc là xây dụng các tài nguyên mới, thiết kế và phát triển trang web, giám sát lưu lượng truy cập trên trang web và tìm biện pháp để khuyến khích người sử dụng ghé thăm trang web.

Quản trị web cũng có thể cộng tác với nhân viên marketing để tăng lưu lượng truy cập trang web và có thể tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên trang web. Những người có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm phát triển web như Adobe Illustrator và Adobe Flash thường được ưu tiên tuyển dụng. Các kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt cũng quan trọng cho vị trí này.

Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians:

Sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính, làm việc trên mọi loại thiết bị, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in. Một số kỹ thuật viên máy tính có trách nhiệm cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị máy tính sẽ trở nên phức tạp hơn, do đó, nhu cầu về công việc trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng.

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer:

Các chuyên viên chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật và văn bản khoa học hay kỹ thuật khác. Hầu hết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật làm việc cho các công ty máy tính, cơ quan Chính phủ hoặc viện nghiên cứu. Họ chuyển thông tin kỹ thuật thành những hướng dẫn hoặc bản tóm tắt dễ hiểu.

Sức hút của Công nghệ thông tin chưa bao giờ giảm nhiệt vì ngành này đang là xu hướng phát triển của tương lai. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao. Dù là lĩnh vực nào đi nữa, dù là ngân hàng, hay hàng không, viễn thông, an ninh quốc phòng, tiêu dùng, giải trí… tất cả đều cần đến các ứng dụng Công nghệ thông tin. Có thể nói Công nghệ thông tin chính là hạ tầng của mọi hạ tầng. Xét tuyển ngành Công nghệ thông tin ngay tại đây.

Việc làm của ngành công nghệ thông tin

Bạn là người yêu thích và muốn theo học ngành công nghệ thông tin ở Đà Nẵng. Nhưng lại chưa biết học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì? Hay mức lương ngành công nghệ thông tin bao nhiêu? Vậy nội dung bài viết dưới đây là dành cho bạn, tham khảo ngay:

Công nghệ thông tin – Nghề nghiệp của người trí óc

Học ngành công nghệ thông tin ra làm gì là thắc mắc của khá nhiều người. Chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này nhưng trước tiên bạn hiểu về ngành công nghệ thông tin.

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng máy tính và hệ thống mạng cùng các thiết bị có liên quan. Nhằm phục vụ các công tác xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ cho các nhu cầu hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Công nghệ thông tin là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay. Cũng là nghề đòi hỏi những con người có trí óc, tinh tế, nhạy bén và sáng tạo…

Không những thế ngành công nghệ thông tin còn thuộc top các nghề có mức thu thập cao. Cũng bởi vậy mà mức lương ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam là điều được khá nhiều người quan tâm. Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này ở nội dung tiếp sau đây.

Việc làm của ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin – Nghề nghiệp của người trí óc

Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Trước tình hình thị trường công nghệ thông tin tăng trưởng ngày một lớn mạnh nhưng thực tế nguồn nhân lực ngành này lại đang thiếu hụt. Số lượng nhân lực chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường việc làm hiện nay. Chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành CNTT cực kỳ rộng lớn, chỉ cần bạn tự tin đáp ứng đủ điều kiện của ngành nghề này. Cùng với đó lương ngành công nghệ thông tin cũng thuộc top cao nhất trong các ngành nghề hiện nay.

Dưới đây là một số thông tin về ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì, tham khảo các công việc cơ bản như sau:

Lập trình viên – nghề hot của ngành

Lập trình viên là một trong những nghề cơ bản được các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi nhiều sau khi tốt nghiệp đại học. Công việc của một lập trình viên là thiết lập và xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống máy tính, mạng hoặc phần mềm. Đồng thời họ cũng là người thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa hoặc nâng cấp hệ thống đó.

Lựa chọn trở thành một lập trình viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin làm việc ở đâu? Bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lập trình thiết kế, sản xuất và bán phần mềm, các công ty cung ứng giải pháp phần mềm,…

Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì? Ngoài việc trở thành một lập trình viên bạn có thể lựa chọn trở thành chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống. Ở vị trí này, bạn sẽ là người phân tích và triển khai các hệ thống phần mềm liên quan tại nơi làm việc, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp,…

Quản trị cơ sở dữ liệu

Hiện nay, hầu hết các cơ sở dữ liệu của đa số doanh nghiệp đều được lưu trữ trên hệ thống máy tính. Điều này đòi hỏi nhân lực để quản trị cơ sở dữ liệu. Đây cũng là một ngành nghề khá thú vị mà bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp.

Kỹ sư phần mềm

Khi khoa học công nghệ phát triển, mạng internet ngày mở rộng thì nhu cầu về các kỹ sư phần mềm cũng theo đó tăng cao. Cùng với đó các doanh nghiệp cũng cần đến kỹ sư phần mềm để cập nhật, nâng cấp hệ thống của mình. Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo đuổi nghề này.

Thiết kế game video

Nếu bạn chưa biết học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì thì có thể lựa chọn công việc này. Thiết kế game video là một nghề còn mới và khá thú vị. Nền công nghiệp game bùng nổ mở ra một thị trường việc làm hấp dẫn và lợi nhuận ngành nghề này vô cùng lớn. Theo đuổi nghề này chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng hiện nay.

Việc làm của ngành công nghệ thông tin
Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Nghề quản trị mạng

Các doanh nghiệp khi tiếp cận với công nghệ mới luôn cần có nhà quản trị mạng và quản lý hệ thống một cách chính xác, an toàn và hiệu quả. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin.

Chuyên gia bảo mật

Các doanh nghiệp luôn đề cao bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu. Đặc biệt trong bối cảnh mọi nền tảng đều có thể bị đe dọa bởi các cuộc tấn công mạng. Nếu bạn có kỹ năng tốt về lĩnh vực này bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội trở thành một chuyên gia bảo mật với mức thu nhập cao.

Phát triển và thiết kế website

Thời đại 4.0 phát triển, các phương tiện truyền thông, web 2.0 sẽ thúc đẩy tạo ra nhu cầu cần thiết với các nhà phát triển, thiết kế website. Cơ hội việc làm cho những người học công nghệ thông tin ở nghề này là cực lớn. Nếu đang phân vân học ngành công nghệ thông tin ra làm gì bạn có thể lựa chọn ngành nghề này. Mức thu nhập cũng không hề thấp.

Thông tin y tế kỹ thuật

Cái tên nghe có vẻ xa lạ nhưng thật sự công việc này không hề xa lạ với đời sống con người. Thông tin y tế kỹ thuật là ngành nghề thực hiện các công việc áp dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe con người. Trở thành nhân viên kỹ thuật y tế cũng là ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

Quản lý công nghệ

Trở thành một nhà quản lý công nghệ không chỉ cần kiến thức, kỹ năng giỏi mà đòi hỏi bạn cần có nhiều kinh nghiệm. Vị trí công việc này là người quản lý, đứng đầu chịu mọi trách nhiệm cho các vấn đề liên quan đến máy tính, hệ thống, phần mềm, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Ngành nghề có tiềm năng và thu nhập cao nhưng đồng nghĩa với áp lực cũng cao. Nếu đủ khả năng bạn có thể lựa chọn công việc quản lý này.

Ngành công nghệ thông tin với nhiều cơ hội việc làm dành cho mọi người. Đi đôi với đó mức thu nhập của ngành nghề này cũng thuộc top cao. Mức lương trung bình của lập trình viên, chuyên viên hay kỹ sư công nghệ thông tin dao động từ 10-20 triệu đồng/ tháng. Các vị trí quản lý có mức lương cao hơn dao động từ 30 – 60 triệu đồng. Dự kiến trong tương lai mức thu nhập của ngành nghề này sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Cách để cải thiện mức lương từ ngay từ khi khởi điểm?

Đối với sinh viên khi mới tốt nghiệp ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương khởi điểm của ngành công nghệ thông tin ở mức tương đối thấp. Để cải thiện mức lương ngay từ khi khởi điểm bạn không có cách nào khác ngoài việc thể hiện năng lực của mình một cách xuất sắc với nhà quản lý.

Hãy vận dụng hết kiến thức, kỹ năng và khả năng của mình để làm tốt công việc hiện tại. Bên cạnh đó bạn cũng cần trau dồi và bổ sung thêm các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nâng cao hơn khả năng làm việc của mình. Đặc trưng ngành công nghệ thông tin là lĩnh vực luôn có sự thay đổi mỗi ngày, phát triển không ngừng nghỉ. Vì vậy đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này cần nhanh nhạy trong cập nhật công nghệ và thông tin liên quan. Đồng thời bắt kịp xu thế thời đại phát triển bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn nên học ngành công nghệ thông tin ở trường nào để ra trường có mức cao? Nếu bạn ở Đà Nẵng, chúng tôi gợi ý đến bạn ngôi trường Đại học Đông Á. Theo học tại đây, sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có năng lực chuyên môn chuyên sâu trong các lĩnh vực như: Công nghệ phần mềm, an ninh mạng và thiết kế đồ hoạ; có khả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện vai trò CIO trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin.

Trên đây là một số thông tin về ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn định hướng chính xác ngành nghề cho bản thân khi lựa chọn ngành học công nghệ thông tin.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: